Bơi lội là một trong những kỹ năng thiết yếu đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của con trẻ ở hiện tại và ngay cả trong tương lai. Vậy nên cho trẻ học bơi lúc mấy tuổi là tốt nhất? Nên lưu ý điều gì khi cho học học bơi? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này của BingGo Leaders nhé.
1. Nên cho trẻ học bơi lúc mấy tuổi?
Học bơi ở trẻ em là một trong những kỹ năng quan trọng được các chuyên gia khuyến khích thực hiện. Trong đó, trẻ ở độ tuổi sơ sinh có thể học bơi từ lúc 4 tháng tuổi thông qua các khóa học ngắn hạn.
Trẻ được tiếp xúc với nước và cách để điều chỉnh hơi và di chuyển dưới nước vì ở độ tuổi này trẻ có thể phát triển kỹ năng bơi nhanh chóng. Các bạn trẻ dưới 1 tuổi khi được học bơi sẽ có thể thuần thục các kỹ năng bơi và có khả năng bơi lội phát triển hơn so với các độ tuổi khác.
Phụ huynh hãy cho con học càng sớm thì càng dễ có hiệu quả. Nếu phụ huynh đã bỏ lỡ giai đoạn vàng này thì vẫn có thể cho con học bơi ở các độ tuổi khác. Lý do bởi ở mỗi độ tuổi thì bơi lội đều sẽ đem đến nhiều lợi ích khác nhau cho trẻ.
2. Vì sao nên cho trẻ học bơi sớm?
2.1. Bảo vệ trẻ khỏi đuối nước
Đuối nước là một trong số loại tai nạn diễn ra thường xuyên với tỷ lệ rất cao, trong đó nạn nhân phổ biến thường là trẻ em. Khi còn nhỏ, trẻ sẽ thường thích thú được khám phá khi gặp nước. Nhưng phần đông các bạn nhỏ đều không biết bơi nên khi gặp nơi nước sâu hoặc nước dâng sẽ làm cho trẻ không biết cách xử lý và dễ bị đuối nước.
Vì vậy, trang bị cho trẻ kỹ năng bơi sẽ giúp trẻ có thể bảo vệ được bản thân mình trước những tình huống nguy cấp.
2.2. Giúp tăng chiều cao của trẻ
Bơi là bộ môn đóng góp rất lớn cho việc phát triển chiều cao của trẻ. Khi bơi, các cơ và xương trong cơ thể được thư giãn hoàn toàn, trẻ được vận động và kích thích xương phát triển nhanh và cứng cáp hơn.
2.3. Giúp trẻ giảm và tránh bị béo phì
Khả năng dẫn nhiệt của nước lớn gấp 24 lần trong không khí và nhiệt độ sẽ thấp hơn nhiệt độ trong không khí. Do đó nên khi bơi, cơ thể của trẻ sẽ hạ nhiệt và các chất béo trong cơ thể được đốt cháy nhanh chóng hơn.
Trong quá trình bơi, cả cơ thể được vận động liên tục giúp tăng tính dẻo dai ở trẻ và làm tan đi những phần mỡ thừa, giúp cơ thể trẻ săn chắc.
2.4. Giúp kích thích sự phát triển của trí não
Dựa trên các nghiên cứu cho thấy, việc vận động trong quá trình bơi sẽ giúp cho trí óc và cơ thể của trẻ được kết nối. Từ đó phát triển về trí não cũng như trí thông minh của trẻ.
Ngoài ra, bơi lội sẽ có tác tác động kích thích đến các giác quan của trẻ nhỏ. Nhờ vậy, luyện tập bộ môn này thường xuyên cũng giúp trẻ cải thiện về mặt cảm xúc, giảm đi các căng thẳng mà trẻ gặp phải.
2.5. Cải thiện sức khỏe tim mạch cho trẻ
Bơi lội giúp tim và phổi của trẻ phát triển khỏe mạnh. Trẻ học được cách hít thở đều đặn và thường xuyên, đôi lúc cũng có thể kiểm soát được lực hít thở của mình. Vì vậy, tim mạch sẽ có thể tiếp nhận các hơi thở đều đặn giúp các mạch máu trong cơ thể trẻ lưu thông tốt hơn.
2.6. Giúp cho trẻ có được sức bền
Bơi lội là môn thể thao được luyện tập dưới sự kết hợp của các nhóm cơ một cách thường xuyên. Điều này có nghĩa là khi bơi, các cơ sẽ được vận động và rèn luyện khả năng chịu đựng tốt với sức bền cao hơn. Bơi lội cũng xây dựng cho trẻ có sức khỏe mạnh và tạo nền tảng về mặt thể lực cho các môn thể thao khác.
2.7. Bơi lội giúp trẻ xây dựng sự tự tin
Trong quá trình bơi lội, con sẽ được tiếp xúc với nhiều bạn, thầy cô, người hướng dẫn giúp cho con mở rộng được mối quan hệ cũng như kỹ năng giao tiếp của mình.
Đặc biệt hơn, bơi lội còn giúp cho trẻ mắc bệnh tự kỷ cải thiện được tình trạng của mình, được bước ra vùng an toàn, tiếp xúc với môi trường bên ngoài và dần dần chiến thắng bản thân mình.
3. 6 điều bố mẹ lưu ý khi cho con học bơi
3.1. Tạo cho con tâm lý tích cực về nước
Một số bạn nhỏ sẽ vô cùng thích thú khi nghịch nước, nhưng có một số bạn thì hoàn toàn ngược lại và hoàn toàn lo sợ khi đối diện với nước.
Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ hãy tạo cho con một tâm lý thoải mái. Hãy cho con được chơi đùa và đừng đe dọa những câu như không được chạm nước khiến cho tâm lý sợ hãi khắc sâu vào tâm lý trẻ.
3.2. Tìm hiểu kỹ về cách để cho con học bơi
Đối với trẻ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi còn nhỏ, việc tìm hiểu về những thông tin, kỹ năng cần thiết khi học bơi là một việc làm vô cùng quan trọng. Chỉ cần một hành động hay hướng dẫn sai thì cũng có thể khiến cho cơ thể trẻ chịu tổn thương hoặc để lại những ảnh hưởng về mặt tâm lý cho trẻ.
3.3. Cho trẻ khám sức khỏe trước khi học bơi
Một số bạn nhỏ sẽ có thể mắc các loại bệnh liên quan đến đường hô hấp hoặc các loại bệnh bẩm sinh làm cơ thể trẻ suy nhược và không phù hợp với bơi lội.
Vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ khám sức khỏe trước khi cho con học bơi cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ liệu con có thể tham gia vào bộ môn này hay không.
3.4. Không nên cho trẻ bơi trong thời gian dài
Mỗi buổi học bơi chỉ nên kéo dài trong khoảng 30-40 phút và cần có sự nghỉ ngơi đối với trẻ đã phát triển. Đối với trẻ sơ sinh thì chỉ trong khoảng từ 10-20 phút để trẻ có thể làm quen. Vận động và ở dưới nước trong thời gian dài sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh hoặc cơ thể bị ảnh hưởng.
3.5. Nên chọn các bể bơi đáp ứng đủ các yêu cầu cơ bản
Chọn bể bơi và kiểm tra chất lượng nguồn nước rất quan trọng. Bố mẹ sẽ đảm bảo được con không bị mắc các loại bệnh do lây nhiễm từ bể bơi,...
Bên cạnh đó, các bể bơi cũng cần có nhân viên cứu hộ hay giáo viên có kỹ năng tốt để có thể rèn luyện cách bơi lội, đảm bảo môi trường an toàn và phù hợp.
3.6. Luôn cho trẻ vận động làm ấm cơ thể trước khi bơi
Vì nước thường có nhiệt độ thấp hơn so với môi trường bên ngoài nên việc làm ấm cơ thể sẽ giúp trẻ tránh bị “choáng” và bị cảm,...
Vận động cũng giúp cơ thể dần làm quen với việc di chuyển trong nước. Các cơ được giãn và làm cho quá trình bơi lội của trẻ được diễn ra hiệu quả hơn.
4. Lời kết
Phụ huynh ắt hẳn đã tìm ra được đáp án cho câu hỏi nên cho trẻ học bơi lúc mấy tuổi. Hãy nắm bắt thời điểm vàng và trang bị cho con kỹ năng tuyệt vời này nhé.
Tham khảo thêm: Ba mẹ nên biết: Dạy trẻ kỹ năng phòng tránh đuối nước.