Hybrid Learning xuất hiện rầm rộ vào khoảng thời gian dịch bệnh Covid - 19 có những diễn biến phức tạp với mục tiêu đảm bảo sự liền mạch trong công tác dạy và học ở bất kỳ trường hợp nào.
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, hình thức học Hybrid Learning đang ngày càng thể hiện rõ những thế mạnh khi tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của hệ thống giáo dục. Vậy hình thức học này là gì, trong bài viết này BingGo Leaders sẽ mang tới cho quý phụ huynh những thông tin tổng quan để trả lời câu hỏi trên.
1. Hình thức học Hybrid Learning là gì?
Nghĩa của từ Hybrid Learning trong tiếng Anh là Học lai, học kết hợp, vậy có thể hiểu là việc giáo dục đồng thời cả trực tuyến và trực tiếp. Mô hình học tập kết hợp nhìn chung là vừa có học sinh trên lớp và vừa có học sinh tham gia học online.
Loại hình giáo dục này cho phép người tham gia học lớp trực tiếp hoặc trực tuyến dù đăng ký bất kỳ khóa học nào. Để áp dụng Hybrid Learning sẽ đòi hỏi sự phát triển về kỹ thuật, công nghệ.
1.1. Tại sao nên áp dụng Hybrid Learning
- Bảo đảm chất lượng buổi học và số lượng học viên
Ngoài sự tiện lợi và an toàn mà phương pháp Hybrid Learning mang lại trong bối cảnh liên tiếp các dịch bệnh diễn ra trên toàn cầu như Covid - 19, Cúm A,... Hình thức này còn được nhiều cơ sở giáo dục áp dụng vì hỗ trợ giảm chi phí tối đa cho lớp học, hạn chế trường hợp học sinh bị cản trở địa lý.
- Đa dạng tính năng, hỗ trợ học tập
Khi tham gia các lớp học online, học sinh hoàn toàn có thể nhận được chất lượng bài giảng chất lượng như học trực tuyến Mọi lớp học dạng Hybrid Learning đều bao gồm các phần tương tự học trên lớp với những tính năng hỗ trợ học tập từ ứng dụng như tạo nhóm, giơ tay, gọi phát biểu,..
- Xem lại mọi lúc mọi nơi
Khi học trên lớp, học sinh có thể sẽ bỏ quên một số phần kiến thức, đối với Hybrid Learning điều này đã được khắc phục bằng những bản ghi (record) của mỗi buổi học.
- Dễ dàng tìm lớp học phù hợp
Hybrid Learning đồng thời giúp cho học viên tìm được lớp học phù hợp. Ở các vùng có điều kiện khó khăn về địa lý, hoàn cảnh sống sẽ rất khó tìm kiếm những lớp học thêm, học kỹ năng mềm. Tuy nhiên với hình thức học này, bất kỳ ai cũng dễ dàng tìm được khóa học phù hợp trên internet.
2. So sánh Hybrid Learning và Blended Learning
Mô hình Blended learning - Phương pháp giáo dục kiểu mới cũng có một số điểm giống với Hybrid Learning. Đều là các phương pháp sử dụng công nghệ kỹ thuật vào học tập, giảng dạy, tuy nhiên tồn tại một số đặc điểm khác nhau giữa 2 hình thức này khi đưa lên “bàn cân”. Dưới đây sẽ là bảng so sánh chi tiết:
Đặc điểm |
Hybrid Learning |
Blended Learning |
Học không đồng bộ |
Đúng |
Sai |
Học trên lớp |
Đúng |
Đúng |
Học trên nền tảng trực tuyến |
Đúng |
Đúng |
Tài liệu bổ sung có sẵn |
Đúng |
Đúng |
Điểm khác biệt lớn nhất là về sự đồng bộ khi học tập. Trong khi Hybrid Learning cho phép học viên được lựa chọn về hình thức học tập, có thể chọn học tập trung hoặc học trực tuyến thì Blended Learning lại hướng học viên về việc học tập trung hoàn toàn. Loại hình online ở Blended Learning mang tính chất bổ trợ còn Hybrid sẽ có nội dung tương tự như khi học trên lớp.
Ngoài ra, giáo viên giảng dạy theo hình thức Blended Learning cũng có thể lựa chọn quay hoặc không quay lại những bài giảng. Nó tạo nên một bất lợi lớn với những học sinh không thể tham gia lớp học. Đối với những khía cạnh còn lại, hai hình thức học tập này có sự tương đồng lớn.
3. Một số hệ thống học tập của Hybrid Learning
Vì là hình thức học phối hợp trực tuyến, Hybrid Learning có một số hệ thống để nhằm đảm bảo quá trình học tập và giảng dạy như:
- Research Management Systems (RMS): Là một hệ thống quản lý được tự động hóa quá trình nghiên cứu. Hệ thống này dành cho việc nghiên cứu của học viên, phối hợp cùng với sự hướng dẫn của giảng viên. RMS chỉ dành riêng cho nghiên cứu sinh Tiến sĩ, sau tiến sĩ (Postdoc)
- Learning Management Systems (LMS): Đây là hệ thống được áp dụng nhiều tại Việt Nam trong thời kỳ Covid - 19, hỗ trợ quản lý bài giảng, phân chia bài giảng theo từng môn.
- University Management Systems (UMS): UMS sẽ giúp quản lý được từ quá trình dạy, quá trình hoạt động tương tác (Nộp bài, hồ sơ, điểm,...)
- Work Management Systems (WMS): Khác với các hệ thống trên, đây là hệ thống dành riêng cho những ban cán sự trong lớp để có được thông tin và điều hành lớp học tốt hơn
4. Chuẩn bị gì khi học với hình thức Hybrid Learning
Đối với hình thức học mới này, học viên sẽ cần lưu ý một vài điều để chắc chắn phát huy được hết hiệu quả của phương pháp. Đầu tiên, hãy rèn luyện tính chủ động, tinh thần tự học và nâng cao trách nhiệm trong công việc. Tập làm quen với công nghệ, sử dụng thuần thục các kỹ thuật học trực tuyến.
Đồng thời hãy tổng hợp những khó khăn trong quá trình học tập online để cùng thầy cô và bạn bè giải đáp trong những buổi học tiếp theo. Ngoài ra hãy luôn cập nhiên thông báo, kiểm tra internet để đảm bảo chất lượng các buổi học.
5. Kết luận
Khái niệm về Hybrid Learning và cách để “thích nghi” với hình thức học tập này đã được BingGo Leaders làm rõ trong bài viết trên. Ngoài ra bố mẹ và các bạn học sinh có thể tìm hiểu về Chứng chỉ A level là gì mà khiến các bạn học sinh săn lùng để biết thêm một số thông tin thú vị