LÀM GÌ KHI TRẺ GANH TỊ VỚI EM? 5 ĐIỀU BA MẸ CẦN CHUẨN BỊ

Con đầu lòng luôn là những vật báu của ba mẹ và mọi thành viên trong nhà. Tuy nhiên, sự xuất hiện của bé thứ hai có thể làm trẻ cảm thấy ghen tị và nổi loạn vì tâm lý lo sợ bị bỏ rơi. Đây là biểu hiện của sự hụt hẫng và bối rối, trẻ cảm thấy mất an toàn trong chính ngôi nhà của mình.

Nếu ba mẹ đang không biết phải làm gì khi trẻ ganh tị với em. Hãy tham khảo ngay bài viết của BingGo Leaders để nắm rõ 5 điều cần làm cho con lúc này.

Làm gì khi trẻ ganh tị với em? 5 điều ba mẹ cần chuẩn bị
Làm gì khi trẻ ganh tị với em? 5 điều ba mẹ cần chuẩn bị

1. Nguyên nhân nảy sinh sự ganh tị với em của mình

Ba mẹ thường tỏ ra lo lắng không biết tại sao con lại ghen tỵ với chính anh/chị/em ruột của mình? Con tỏ thái độ như vậy có thể là do một trong những lý do sau:

Nguyên nhân nảy sinh sự ganh tị với em của mình
Nguyên nhân nảy sinh sự ganh tị với em của mình
  • Tâm lý lo sợ bị bỏ rơi: Là ba mẹ, việc yêu thương, nuông chiều con cái là điều hết sức bình thường và giúp gắn kết tình cảm gia đình. Tuy nhiên, nếu con được nuông chiều quá mức, thì sự xuất hiện của em bé sẽ khiến con cảm thấy mình không còn chiếm vị trí “độc tôn”. Từ đó, khiến trẻ có những hành vi hung hang tỏ thái độ gây hấn đối với em bé như đánh bé hay ít nói chuyện với em. Thậm chí, con còn tỏ ra vui thích, hả hê khi anh chị em bị phạt, thậm chí lén gây tổn thương thân thể cho anh chị em.
  • Ba mẹ quá tập trung chăm sóc cho bé nhỏ: Thông thường, bé lớn trong gia đình thường ghen tị với em của mình. Nguyên nhân chủ yếu là do con cảm thấy ba mẹ đối xử với em bé tốt hơn mình hoặc sở hữu đồ vật gì đó tốt hơn. Đôi khi việc ba mẹ nghĩ rằng con đã lớn và tập trung vào bé nhỏ sẽ khiến con cảm thấy bị tổn thương và nảy sinh tính hiếu thắng, ghen tỵ và tìm mọi cách để dành lại tình yêu thương từ ba mẹ.

2. Làm gì khi trẻ ganh tị với em? 5 điều cấp thiết ba mẹ cần hành động

Để con luôn cảm nhận được tình yêu thương từ ba mẹ và không thấy ganh tị với em của mình, ba mẹ cần phải cấp thiết làm ngay 5 điều này:

2.1. Chuẩn bị tinh thần “đón em” cho con

Để con không cảm thấy ganh tỵ trước sự ra đời của em bé, trước 3-4 tháng khi sinh. Ba mẹ hãy thẳng thắn, thành thật chia sẻ với con về sự xuất hiện của em bé trong nhà. Đây là thời điểm tốt nhất vì trẻ có thể nhận biết những sự thay đổi đến từ mẹ như bụng mẹ đủ to để chứa mộ em bé hay em bé đang đạp trong bụng mẹ.

Song song với việc thông báo, ba mẹ cũng nên hình dung cho con những sự thay đổi khi có thể xảy ra khi em bé chào đời. Ba mẹ hãy thường xuyên đặt những câu hỏi liên quan đến vé và nói cho ba mẹ biết con cảm thấy thế nào. Thường xuyên trấn an và cho con hiểu rằng không có gì ảnh hưởng đến tình yêu mà ba mẹ dành cho con.

2.2. Dành thời gian cho trẻ nhiều hơn

Làm gì khi trẻ ganh tị với em? Ba mẹ hãy cố gắng dành thời gian cho con nhiều hơn nhé.

Một đứa bé mới sinh cần nhiều sự quan tâm và chăm sóc, nhưng không có nghĩa là ba mẹ có quyền lờ đi những đứa con lớn trong nhà. Thay vào đó, con cũng cần thêm tình yêu thương, sự quan tâm để cảm thấy an toàn trong chính ngôi nhà của mình.

Ba mẹ dành thời gian cho trẻ nhiều hơn
Ba mẹ dành thời gian cho trẻ nhiều hơn

Ba mẹ hãy cố gắng dành thời gian mỗi ngày để làm việc gì đó với con. Ví dụ như, vào buổi tối, nếu bé nhỏ ngủ trước, ba mẹ hãy sử dụng thời gian sau đó để dỗ dành đứa lớn, đọc sách hay chơi cùng con. Cho bé xem bức ảnh của con ngay để con cảm nhận sự yêu thương của ba mẹ trong quá trình lớn khôn của con. Đừng làm con cảm thấy bị bỏ rơi, điều này sẽ làm nảy sinh sự ghen tị trong lòng trẻ.

2.3. Cho trẻ tham gia chăm sóc em bé

Có rất nhiều điều nhỏ bé mà con có thể giúp đỡ ba mẹ trong việc chăm sóc em nhỏ. Hãy nhờ con mang khăn tắm cho em, đẩy xe cho em đi dạo dưới sự  đồng hành của ba mẹ. Nếu con muốn bé em, ba mẹ từng từ chối vì sợ con sẽ làm tổn thương em. 

Thay vào đó, hãy hướng dẫn để bé bằng cách đặt bé ngồi vào ghế bành có gối hai bên, sau đó đặt bé nhỏ lên đùi của con. Khi con chơi với em, ba mẹ cũng hãy nhớ căng chừng cẩn thận để chắc không có sự nguy hiểm nào xảy ra với các con.

Thông qua những công việc chăm sóc nào, trẻ sẽ thấy yêu em bé hơn và giúp con vượt qua sự ghen tị với em bé của mình.

2.4. Chấp nhận thái độ ghen tỵ của con

Tất cả trẻ em đôi khi cảm thấy ghen tị với người khác, đặc biệt với em của mình. Vậy ba mẹ nên làm gì khi trẻ ganh tị với em? 

Trước tiên, hãy chấp nhận những kiểu ứng xử của trẻ. Đừng ngạc nhiên nếu con đánh hoặc ném thứ gì đó vào em.  Một đứa trẻ như vậy là không tốt, nhưng đây hoàn toàn là điều bình thường và không khó để chấp nhận.

Trước tiên, ba mẹ hãy chấp nhận những kiểu ứng xử của trẻ
Trước tiên, ba mẹ hãy chấp nhận những kiểu ứng xử của trẻ

Nếu ba mẹ thấy trẻ tỏ ra hung dữ hãy ngăn chặn từng bước một. Cách tốt nhất, ba mẹ hãy nói với con rằng “Con làm vậy là xấu. Em có đánh con đâu”. Cho trẻ thời gian suy nghĩ về hành động của mình.

Khi con ổn định tâm trạng, ba mẹ hãy khuyến khích con bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc trong lòng mình. Hãy cho bé hiểu, những cảm xúc ganh tỵ, giận dữ mà con có không có nghĩa con là một đứa trẻ hư nhưng vì những cảm giác đó mà đánh em thì chắc chắn không chấp nhận được.

Tuy nhiên, để đề phòng những tình huống tương tự có thể xảy ra, ba mẹ cũng lên để mắt đến những đứa nhỏ, cất hết những vật sắc nhọn, để phòng đứa lớn đánh đứa bé. Cố gắng không để cho trẻ lớn thấy sự đề phòng, tránh con suty nghĩ mình không được bố mẹ tin tưởng.

2.5. Dạy con cách yêu thương lẫn nhau

Đê các con luôn gắn bó, yêu thương, ba mẹ hãy tìm cơ hội để trẻ có thể “hợp tác” với nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Ba mẹ có thể bảo các con cùng nhau xếp đồ chơi vào giỏ, chuẩn bị quần áo để đi chơi. Khi con chơi cùng nhau, hãy đảm bảo trò chơi không mang tính ganh đua. Những lần chơi cùng như vậy sẽ khiến con bớt ganh tỵ và cảm giác quý mến với em sẽ tăng lên.

Ngoài những lúc bọn trẻ chơi với nhau rất ngoan nhưng vẫn đến lúc lại chí chóe suốt ngày. Vào thời điểm ấy, tách bạn nhỏ ra là biện pháp hữu ích. Hãy cố gắng để hai con tự giải quyết xung đột của mình và tự làm lành với nhau. Làm tốt những điều này, ba mẹ sẽ giảm hẳn thói ghen tị của các con đấy.

Dạy con cách yêu thương lẫn nhau
Dạy con cách yêu thương lẫn nhau

Tất nhiên, sẽ luôn có những sự cạnh tranh đặc biệt giữa anh, chị em với nhau. Nhưng theo thời gian, những cảm xúc ấy dễ dần lắng xuống. Các bé vẫn sẽ chiến đấu, nhưng cuối cùng ba mẹ sẽ thấy sự gắn kết và yêu thương của các con dành cho nhau.

Tham khảo thêm: Dạy trẻ làm quen với bạn mới nhờ 4 mẹo cực đơn giản

3. Lời kết

Với những lời khuyên trên đây, BingGo Leaders hi vọng ba mẹ có thể giải đáp những thắc mắc của mình trong việc làm gì khi trẻ ganh tị với em. Sự công bằng và tình yêu thương của ba mẹ chính là yếu tố tiên quyết giúp các con luôn cảm thấy được quan tâm và an toàn toàn trong chính ngôi nhà của mình.

Nếu ba mẹ quan tâm hay còn vấn đề thắc mắc, hãy để lại bình luận để được BingGo Leaders giải đáp ngay nhé.

Tham khảo thêm: Bạo lực ngôn từ: Hậu quả và cách hạn chế sử dụng đối với con trẻ.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)