HỌC CÁCH ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI ĐỂ DẠY CON TỰ LẬP TỪ NHỞ

Làm thế nào để trẻ tự lập từ nhỏ là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Để trả lời cho câu hỏi này, phần lớn bậc phụ huynh đều tìm đến những phương pháp nuôi dạy con nổi tiếng trên thế giới. Nổi bật trong số đó phải kể đến Montessori với những ưu điểm vượt trội để dạy con độc lập từ nhỏ. Nếu ba mẹ cũng đang quan tâm chủ đề này thì đừng bỏ qua những thông tin quan trọng về phương pháp Montessori dưới đây nhé!

1. Bố mẹ có nên dạy con tự lập từ sớm?

Việc con bắt đầu tự lập trong một số hoạt động hàng ngày có thể coi là cột mốc quan trọng đánh dấu quá trình phát triển về tư duy và thể chất của trẻ. 

Hầu hết các bậc phụ huynh đều mong muốn con có thể chủ động trong sinh hoạt cá nhân như tự mặc quần áo, vệ sinh cá nhân, soạn sách vở đi học… Mặt khác, nhiều cha mẹ cho rằng con còn nhỏ và chưa cần phải tự lập nên thường làm giúp mọi việc. Một số phụ huynh khác lại mất kiên nhẫn nên can thiệp vào các sinh hoạt cá nhân mà trẻ có thể tự làm. 

Điều này vô tình dẫn đến việc con trở nên lười biếng, có xu hướng ỷ lại và dựa dẫm vào cha mẹ. Khi bé lớn lên, việc dạy các kỹ năng tự lập, giải quyết vấn đề... gặp nhiều khó khăn hơn. Bởi trẻ đã hình thành thói quen không tốt trong một thời gian dài sẽ khó thay đổi.

Những đứa trẻ tự lập sớm có xu hướng thành công và hạnh phúc hơn khi trưởng thành. (Nguồn ảnh: Internet)
Những đứa trẻ tự lập sớm có xu hướng thành công và hạnh phúc hơn khi trưởng thành. (Nguồn ảnh: Internet)

Nhiều chuyên gia giáo dục đã chỉ ra rằng việc tự lập từ nhỏ sẽ giúp con bản lĩnh và tự chủ cuộc sống của mình. Đây là tiền đề giúp các bạn nhỏ trở nên thành công và hạnh phúc hơn khi trưởng thành. Kỹ năng này không phải tự nhiên sẵn có, mà cần được rèn luyện thường xuyên, kiên trì ngay từ nhỏ. 

Có nhiều cách để cha mẹ nuôi dạy con tự lập. Trong đó Montessori là phương pháp giáo dục hàng đầu được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn để khai phá các tiềm năng, nuôi dạy con tự lập từ sớm.

2. Phương pháp Montessori giúp con tự lập ngay từ nhỏ

Montessori là phương pháp giáo dục được áp dụng phổ biến ở nhiều trường học trên thế giới. Cùng BingGo Leaders tìm hiểu kỹ hơn chủ đề này qua những thông tin dưới đây.

2.1. Thông tin tổng quan 

Phương pháp Montessori cho trẻ mầm non được sáng lập bởi Tiến sĩ người Ý Maria Montessori - chuyên gia trong các lĩnh vực triết học, nhân văn học và giáo dục học. Đây là phương pháp giáo dục rèn luyện con trẻ qua môi trường học tập hiện đại, gần gũi kết hợp với giáo cụ trực quan. 

>> Ba mẹ xem thêm: Cách chọn đồ chơi montessori - học mà chơi, chơi mà học cùng bé yêu

Montessori là phương pháp ưu việt, được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng trong giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non. (Nguồn ảnh: Internet)
Montessori là phương pháp ưu việt, được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng trong giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non. (Nguồn ảnh: Internet)

Phương pháp này được nhiều ba mẹ lựa chọn bởi luôn tôn trọng cá tính riêng của trẻ. Đặc biệt, kiến thức được truyền tải theo cách tự nhiên nhất qua giáo cụ chuyên biệt giúp khơi gợi cảm hứng học tập của bé.

Hơn hết, ngoài việc rèn trẻ chủ động trong các hoạt động, phương pháp Montessori còn tập trung giúp bé phát triển:

  • Giác quan: kích thích con phát triển đầy đủ 5 giác quan; 
  • Ngôn ngữ - giúp con biết biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ thông qua lời nói và giao tiếp; 
  • Toán học: giúp con làm quen, nhận diện mặt số và các phép toán đơn giản; 
  • Kiến thức đời sống, xã hội: giúp con có nhận thức cơ bản với các sự vật, sự việc xung quanh mình. 

2.2. Montessori rèn trẻ tự lập như thế nào?

Chương trình học được thiết kế với các bài giảng giúp trẻ phát triển toàn diện kỹ năng mềm, kỹ năng sống và tư duy. Cụ thể:

  • Bài học rèn luyện sự tự giác và tính kỷ luật: Montessori giúp trẻ hình thành và xây dựng những thói quen tốt trong cuộc sống hằng ngày. Các câu hỏi như vì sao phải vệ sinh cá nhân, làm thế nào để tự mặc quần áo…được lồng ghép khéo léo trong từng câu hát và bài nhạc ở mỗi giờ học. Điều này sẽ giúp bé hiểu và chủ động trong mọi công việc. Đồng thời rèn luyện tính kỷ luật, ngăn nắp và gọn gàng.
Montessori giáo dục con trở nên tự lập hơn. (Nguồn ảnh: Internet)
Montessori giáo dục con trở nên tự lập hơn. (Nguồn ảnh: Internet)
  • Bài học về Toán học và Khoa học tự nhiên: Với phương pháp Montessori, con được tìm hiểu kiến thức Toán học và Khoa học tự nhiên thông qua các giáo cụ gần gũi như hạt cườm, hạt lấp lánh, bảng tính gỗ, gậy gỗ... Trong mọi hoạt động, trẻ sẽ chủ động khám phá và đưa ra những quy luật, khái niệm dưới sự hỗ trợ của thầy cô và ba mẹ. Điều này thêm rèn luyện tính tự lập ở trẻ.
  • Hoạt động kích thích tư duy sáng tạo: Bố mẹ và thầy cô là người hướng dẫn, hỗ trợ con tìm hiểu, cũng như giải quyết vấn đề mà không can thiệp vào quyết định của con. Điều này tạo điều kiện để bạn nhỏ được khám phá thế giới xung quanh theo cách riêng của mình.

3. Ứng dụng Montessori đơn giản tại nhà

    3.1. Những nguyên tắc cốt lõi

    Để giáo dục con theo phương pháp Montessori tại nhà đạt hiệu quả, ba mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc cốt lõi sau đây:

    • Tôn trọng con: Nguyên tắc cốt lõi nhất của Montessori là tôn trọng quyền chủ động và đưa ra quyết định của bé. Cha mẹ không nên áp đặt suy nghĩ hay định kiến lên các hành động của con. Nguyên tắc này cũng góp phần giúp bé biết cách lắng nghe, tôn trọng mọi người và phát triển tư duy một cách độc lập.
    • Để con độc lập: Cha mẹ cần để con tự làm những việc trong khả năng của bản thân. Điều này giúp bé có cơ hội trải nghiệm nhiều hơn cũng như phát triển toàn diện các kỹ năng mềm.
    • Môi trường chuẩn Montessori: Ba mẹ nên chuẩn bị giáo cụ đồng hành cùng con theo phương pháp Montessori như bộ thẻ số và hạt chấm đỏ, các khối hình học và thẻ gỗ,... Đồ dùng học tập cần được sắp xếp gọn gàng và có vị trí riêng để lưu lại. 
    Môi trường chuẩn Montessori. (Nguồn ảnh: Internet)
    Môi trường chuẩn Montessori. (Nguồn ảnh: Internet)
    • Dạy con giao tiếp: Cha mẹ cần tập cho bé thói quen giao tiếp từ nhỏ, ví dụ như: Lễ phép khi nói chuyện với người lớn, không chen ngang khi người khác đang nói chuyện… Ngược lại, cha mẹ cũng cần là người làm “gương” - lắng nghe và kiên nhẫn giải quyết những câu hỏi, thắc mắc của bé. Đồng thời các bậc phụ huynh cũng luôn phải cẩn trọng những lời nói, hành động của mình khi ở cùng con.
    • Luôn đồng hành cùng con: Dù áp dụng Montessori hay bất kỳ phương pháp giáo dục nào, cha mẹ đều cần phải có sự nhẫn nại và yêu thương con. Hãy luôn khích lệ khi con đạt được những thành tựu mới dù nhỏ hay lớn. Điều này sẽ giúp con có tâm lý thoải mái, suy nghĩ tích cực hơn trong hành trình lớn khôn.

    3.2. Cách ứng dụng phương pháp Montessori đơn giản tại nhà

    Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc trưng riêng về nhận thức và tâm sinh lý. Vì vậy, cha mẹ cần dựa theo độ tuổi của con để áp dụng phương pháp Montessori sao cho phù hợp.

    Trẻ sơ sinh

    Ngay từ nhỏ, cha mẹ đã có thể ứng dụng theo phương pháp Montessori để nuôi dưỡng và kích thích sự phát triển của trẻ. Theo đó, cha mẹ cần đảm bảo các điều kiện khi dạy con như sau:

    • Môi trường: Sau khi chào đời, ba mẹ cần tạo không gian ăn, ngủ và chơi yên tĩnh cho con. Điều này giúp bé dễ dàng thích nghi với môi trường mới. Đặc biệt phòng nên có cửa sổ thông thoáng và có ánh sáng tự nhiên nhẹ nhàng. Ba mẹ nên để con được vận động thoải mái trong môi trường được sắp xếp. 
    • Giáo cụ: Cha mẹ nên chọn cho con những món đồ chơi được làm từ vật liệu tự nhiên như gỗ,.. với màu sắc hài hòa, ngộ nghĩnh. Các đồ chơi cần có kích cỡ vừa phải, không có những góc nhọn.
    Ngay từ nhỏ, cha mẹ đã có thể ứng dụng theo phương pháp Montessori để nuôi dưỡng và kích thích sự phát triển của trẻ. (Nguồn ảnh: Internet)
    Ngay từ nhỏ, cha mẹ đã có thể ứng dụng theo phương pháp Montessori để nuôi dưỡng và kích thích sự phát triển của trẻ. (Nguồn ảnh: Internet)
    • Giao tiếp: Điểm đặc biệt của trẻ sơ sinh là dù chưa biết nói nhưng con rất tập trung quan sát thái độ của ba mẹ. Vậy nên các bậc phụ huynh hãy luôn giữ thái độ tích cực, kiên trì hỏi chuyện con mỗi ngày để tăng cường kết nối, cũng như tạo tiền đề cho khả năng nghe và nói của con sau này.
    • Phương pháp: Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh sẽ phát triển tư duy tốt hơn nếu con được kích thích đầy đủ giác quan trong giai đoạn trước 1 tuổi. Theo đó ba mẹ có thể: Cho con nghe nhạc khoảng 20 phút/ngày với âm lượng vừa phải; cho con được tiếp xúc với đa dạng các mùi hương, hương vị từ các món ăn khác nhau (sau khi đến thời kỳ ăn dặm)… 

    Trẻ 1-2 tuổi

    Ở giai đoạn này, bé có thể vận động nhiều hơn. Vậy nên ba mẹ cần làm những điều sau để áp dụng phương pháp Montessori tại nhà cho con:

    • Môi trường: Khi bé đã biết đi và chạy nhảy, bố mẹ hãy tạo cho con môi trường thoải mái, an toàn để có thể phát triển khả năng vận động. Đó có thể là các khu vực vui chơi trong nhà, có trải thảm để con không bị trơn khi chạy nhảy. Hoặc ba mẹ có thể cho con trải nghiệm không gian ngoài trời để con tự do vận động, tiếp xúc với thiên nhiên.
    • Giáo cụ: Đồ chơi của con nên được làm từ những vật liệu tự nhiên; màu sắc kích thích thị giác; thiết kế thân thiện, phù hợp với trẻ. Các món đồ có thể phức tạp hơn giai đoạn sơ sinh để phát triển các kỹ năng mới cho bé.
    Các đồ chơi của phương pháp Montessori được thiết kế giúp trẻ phát triển tư duy toàn diện. (Nguồn ảnh: Internet)
    Các đồ chơi của phương pháp Montessori được thiết kế giúp trẻ phát triển tư duy toàn diện. (Nguồn ảnh: Internet)
    • Giao tiếp: Cha mẹ nên giảm tần suất của việc dùng ti giả để con có điều kiện phát triển vòm họm và thanh quản, từ đó tạo tiền đề cho việc tập nói. Trong giai đoạn này, dù chưa phát triển nhiều khả năng nói nhưng ba mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với bé yêu để con có thể bắt chước theo.
    • Phương pháp: Hãy để con tự trải nghiệm, quan sát và tìm tòi, làm bất cứ điều gì con thích, ngoại trừ những hoạt động nguy hiểm. Mọi điều con làm như lăn lộn trên sàn…  đều giúp phát triển trí não, tư duy và tăng tính tò mò, động lực để con khám phá thế giới.

    Trẻ 2-3 tuổi

    Ở giai đoạn này, ba mẹ có thể bắt đầu rèn luyện cho con tính tự lập nhiều hơn. Thực hiện theo phương pháp Montessori, các bậc phụ huynh hãy lưu ý những yếu tố sau:

    • Môi trường: Ở độ tuổi này, ba mẹ có thể sắp xếp các đồ vật trong tầm với để con tự giác làm các việc như: Cất đồ chơi vào giỏ, Cất sách lên giá đựng đồ…
    • Giáo cụ: Bố mẹ nên chuẩn bị cho trẻ những cuốn sách Montessori có nội dung phù hợp và hình ảnh tươi sáng, sau đó cùng con đọc sách. Ngoài ra phụ huynh có thể cho con chơi các trò như: Phân biệt màu sắc, ghép hình vào ô trống…
    • Giao tiếp: Thời điểm này, con bắt đầu phát triển kỹ năng giao tiếp và vốn từ vựng. Chính vì vậy bố mẹ cần thường xuyên trò chuyện với trẻ đồng thời luyện phát âm đúng cho con.
    • Phương pháp: Ba mẹ cần cho con tự thực hiện một số hoạt động đơn giản như: Tự xúc ăn, lựa chọn quần áo, xếp gọn đồ của mình sau khi sử dụng… Lưu ý là các bậc phụ huynh có thể đứng bên cạnh theo dõi và có thể hướng dẫn nếu bé chưa biết cách làm.

    Trẻ 3-6 tuổi

    Trong giai đoạn này, ba mẹ cần chú ý:

    • Môi trường: Góc học tập, vui chơi có thể thiết kế theo sở thích của trẻ. Ví dụ: Con có thể tự sắp xếp lại các đồ vật mình muốn, trang trí lại bằng những hình dán mình thích…
    • Giáo cụ: Có thể lựa chọn những loại đồ chơi dựa theo sở thích của trẻ. Ví dụ: bộ trống đồ chơi, các loại đàn trẻ em nếu con thích âm nhạc; kính lúp, bảng gỗ học toán nếu con thích học toán hay các môn khoa học - tự nhiên…
    • Giao tiếp: 3 - 6 tuổi là thời điểm “vàng” để con phát triển ngôn ngữ. Bố mẹ nên kết hợp sử dụng những tấm thẻ (flashcards) có số, chữ cái, các từ ngữ đơn giản để con nhận biết. Đặc biệt, trong giai đoạn này, bé sẽ muốn khám phá thêm nhiều điều mới. Chính vì vậy các con có xu hướng đặt ra nhiều câu hỏi cho ba mẹ. Do đó hãy kiên nhẫn giải thích và trả lời con. Đặc biệt phụ huynh cần chú ý ngôn từ và hành vi của mình khi có trẻ bên cạnh, vì đây là lúc trẻ thường hay bắt chước người lớn.
    • Phương pháp: Ba mẹ nên tham khảo các các trò chơi vận động kết hợp rèn luyện trí não hoặc cần đến sự phối hợp của nhiều bộ phận cơ thể, ví dụ như: Tập tô màu, nhảy theo điệu nhạc, đếm số… Các bậc phụ huynh hãy quan sát để nhận ra những điểm mạnh và thiên hướng phát triển của các bạn nhỏ, từ đó có những định hướng cho sự phát triển của con nhé!

      Trên đây, BingGo Leaders đã nêu những lợi ích khi cha mẹ dạy con tự lập sớm, khái niệm cơ bản của phương pháp Montessori. Đồng thời chỉ dẫn chi tiết cách ứng dụng phương pháp này tại nhà để các bậc phụ huynh có thể dạy con tự lập và phát triển toàn diện. Chúc ba mẹ thành công!

      Khoá học tại BingGo Leaders

      BingGo Leaders có gì?

      KHÓA HỌC KINDERGARTEN

      (3 - 5 tuổi)

      • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
      • Giáo trình: Cambridge
      • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
      • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
      • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

      XEM CHI TIẾT

      KHÓA HỌC STARTERS

      (6 - 7 tuổi)

      • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
      • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
      • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
      • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
      • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

      XEM CHI TIẾT

      KHÓA HỌC MOVERS

      (8 - 9 tuổi)

      • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
      • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
      • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
      • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
      • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

      XEM CHI TIẾT

      KHÓA HỌC FLYERS

      (10 - 13 tuổi)

      • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
      • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
      • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
      • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
      • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

      XEM CHI TIẾT

      NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

      (Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)