Dạy con bằng quát mắng, bằng đòn roi làm con sợ hãi chứ không giúp con nhận ra lỗi lầm. Thậm chí phát sinh thái độ chống đối, nói dối và đối phó ở trẻ và kết quả là ba mẹ đang đi sai hướng.
Tuy nhiên, đôi khi ba mẹ không kiềm chế được cảm xúc, nóng giận dẫn đến hành vi mắng, thậm chí là lỡ đánh con. Vậy làm gì khi lỡ đánh con? Cùng BingGo Leaders tìm hiểu thêm về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Ba mẹ nên làm gì khi lỡ đánh con? “Lợi bất cập hại” đến từ đòn roi
Rất nhiều nghiên cứu mới đây đã chỉ ra những tác động tiêu cực của phương pháp giáo dục con bằng đòn roi, trách mắng. Không những gây tổn thương về mặt thể chất, mà đòn roi còn là nguyên nhân chính khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý kéo dài.
Vậy tác hại đến từ phương pháp giáo dục đòn ròi là gì? Dưới đây là một số những tác hại dễ dàng nhận thấy như:
- Đòn roi khiến con bị đau về mặt thể chất.
- Trẻ có thể bị tổn thương về mặt cảm xúc. Gây tác động tiêu cực đến tâm lý lâu dài.
- Hình thành thói quen xấu ở trẻ. Nếu không có đòn ròi, trẻ trở nên vô cùng khó bảo và ương bướng.
- Trẻ sẽ luôn sợ hãi, rụt rè và không dám bày tỏ quan điểm, tâm sự với cha mẹ.
- Ảnh hưởng đến hòa khí gia đình, nhất là tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
- Trẻ nhỏ thường dễ bắt chước lại những gì người lớn làm. Điều đó khiến trẻ cảm thấy bạo lực có thể giải quyết được mọi vấn đề. Bé sẽ thích dùng bạo lực, không hiểu lý lẽ và không có sự chia sẻ, cảm thông.
2. Ba mẹ nên làm gì khi lỡ đánh con?
Để trả lời cho câu hỏi làm gì khi lỡ đánh con? Sau đây, BingGo Leaders sẽ giới thiệu đến bạn một số phương pháp để xoa dịu tổn thương, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến trẻ:
2.1. Hãy xin lỗi con thật chân thành
Sau khi lỡ mắng và đánh con, cha mẹ nên thẳng thắn thừa nhận thái độ, hành vi không đúng và không phù hợp của mình. Cách tốt nhất là hãy nói lời xin lỗi với trẻ.
Xin lỗi chân thành tức là phải cho trẻ hiểu rằng, cha mẹ không nên đánh hay mắng con. Đây là cách xoa dịu tổn thương tốt nhất, bé sẽ không cảm thấy việc bạo lực là đúng và học theo.
Nếu sáng bạn có lỡ đánh đòn con, quát mắng to tiếng, thì tối hãy xin lỗi con rằng: "Ba/mẹ nóng quá, ba mẹ không nên quát mắng và đánh con. Ba/mẹ xin lỗi con nhé!".
2.2. Ôm con
Ba mẹ phải làm gì khi lỡ đánh con? Ôm là cách tốt nhất để mẹ có thể kết nối lại tình cảm, điều này tạo cho bé cảm giác được yêu thương. Những năng lượng tiêu cực nảy sinh trong quá trình đánh/ mắng trẻ cũng được loại bỏ. Tại sao?
Khoa học đã chỉ ra, cử chỉ thân mật sẽ sản sinh ra một loại hormone gọi là Oxytocin, giúp tạo cảm giác an toàn và thúc đẩy niềm tin.
Khi hai be mẹ cùng con ôm ấp, vỗ về và thơm, hôn con, con cảm thấy yên tâm về tình yêu của mẹ. Từ đó, những tâm lý ấm ức, buồn, khóc…sẽ nhẹ nhàng được xoa dịu.
2.3. Lắng nghe, tâm sự và giảng giải cho con
Không phải tự nhiên con ương bướng, không nghe lời và có những hành vi không đúng. Bất kỳ điều gì cũng có nguyên nhân, mẹ cần lắng nghe cảm xúc, tâm sự và nhẹ nhàng giảng giải cho con.
Khi nghe bé nói, mẹ tuyệt đối không được chen vào, giải thích hay bác bỏ ý kiến của con. Thay vào đó hãy lắng nghe, đồng cảm để con tự nhận ra lỗi lầm nhé.
3. Phương pháp giáo dục con: Nói KHÔNG với đòn ròi
Trước đây, dạy con bằng đòn roi được tạm chấp nhận và mang lại chút hiệu quả với những đứa trẻ bướng bỉnh. Tuy nhiên gần đây, AAP (Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ) đã khẳng định biện pháp dùng đòn roi để giáo dục hoàn toàn vô tác dụng và mang đến những hậu quả khôn lường.
Thay vào đó, có một số cách dạy con ngoan ngoãn rất nhẹ nhàng mà lại hiệu quả. Các phương pháp này giúp bé phát triển về mặt tâm lý, tạo nên tiền đề tốt cho cuộc sống sau này.
3.1. Hãy nói con NÊN, đừng nói KHÔNG NÊN
Rất nhiều ba mẹ thường dạy con bằng cách đưa ra những yêu cầu KHÔNG NÊN. Ví dụ như:
- Con đừng ăn… đó!
- Con đừng chơi ở đây!
- Con đừng sang đường!....
Việc ba mẹ yêu cầu con KHÔNG NÊN - LÀM GÌ ĐÓ khiến trẻ phải xử lý gấp thông tin, điều này khiến bé có sự lựa chọn nghe lời hoặc không. Trong khi nếu đưa một lời khuyên, bé sẽ chỉ tập trung vào việc LÀM GÌ ĐÓ như lời bố mẹ nói.
Thay vì nói “Con đừng chơi ở đây”, ba mẹ có thể nói “Con sang chỗ A,B,C chơi nhé”. Bé chắc chắn sẽ nghe lời ba mẹ, sang đúng chỗ được chỉ để chơi. Việc lặp đi lặp lại NÊN - KHÔNG NÊN sẽ giúp con hình thức thói quen biết nghe lời, phân biệt đúng - sai.
3.2. Kiên nhẫn quan sát và định hướng trẻ
Rất nhiều ba mẹ không làm chủ được cảm xúc, khi yêu cầu con làm một việc gì đó nhưng chưa được hồi đáp ngay sẽ nóng giận và quát mắng. Phương pháp giải quyết tích cực ở trường hợp này là hãy quan sát. Ba mẹ phải thật kiên nhẫn và đưa ra gợi ý để định hướng nếu con không làm theo.
Thay vì nói “Con cất ngay đồ chơi cho mẹ” thì hãy dẫn dắt “Đồ chơi của con bị rơi trên sàn kia, phải làm sao bây giờ nhỉ?”
Mấu chốt ở đây là cha mẹ đừng yêu cầu cầu trẻ làm gì mà hãy đưa ra câu hỏi, gợi ý để định hướng và giúp bé không có cảm giác bị ép buộc.
3.3. Đặt ra khen thưởng và phạt rõ ràng
Ngoài cách giáo dục bằng lời khuyên hay định hướng, việc đặt ra quy tắc THƯỞNG và PHẠT sẽ giúp con đi vào khuôn khổ.
Mỗi khi con làm tốt làm đúng, bạn đừng tiếc dành lời khen, món quà thưởng nhưng cũng phải phạt nặng, phạt đúng khi bé làm sai. Như vậy, bé sẽ có động lực và ý thức để nghe lời ba mẹ, dễ bảo hơn.
4. Lời kết
Chắc chắn, với những chia sẻ trên, ba mẹ đã biết nên làm gì khi lỡ đánh con rồi đúng không nào? Phương pháp giáo dục trẻ không đòn roi không phải đơn giản, đòi hỏi cha mẹ phải thật sự kiên nhẫn.
Việc dạy con là một hành trình rất dài, hãy chăm lo cho bé đúng cách để con được phát triển tốt nhất.
Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi BingGo Leaders, rất hân hạnh được đồng hành cùng bạn trên con đường giáo và nuôi dạy trẻ lớn khôn!