ĐỘNG LỰC HỌC TIẾNG ANH CHO TRẺ EM NÊN ĐƯỢC DUY TRÌ SAO CHO HIỆU QUẢ

Động lực học tiếng Anh cho trẻ là một điều đặc biệt quan trọng khi học ngoại ngữ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bố mẹ vẫn chưa nắm rõ được cách giúp trẻ duy trì được động lực chinh phục môn học này. Hãy cùng với BingGo Leaders tìm hiểu một số mẹo giúp duy trì động lực học hàng ngày cho các bạn nhỏ nhé!

Tạo động lực cho bé hàng ngày

Tạo động lực cho bé hàng ngày

1. Làm gương cho trẻ 

Nhiều người thường nói, trẻ em chính là tấm gương phản chiếu hình ảnh của ba mẹ. Vì thế, nếu các bạn nhỏ nhìn thấy bố mẹ đang xem phim, nghe nhạc hoặc luyện nói tiếng Anh với nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các bé sẽ được truyền cảm hứng, động lực học tiếng Anh rất lớn cho chính mình.

Vì thế, nếu có thể, các bố mẹ hãy chủ động đồng hành, tích cực giúp đỡ việc học tiếng Anh của con em mình. Bên cạnh đó, việc truyền động lực học tiếng Anh cho trẻ thông q ua những lời khen, sự khuyến khích chắc chắn sẽ giúp tăng đáng kể sự tự tin cho bé để bé chủ động hơn nữa trong việc học tiếng Anh của riêng mình. 

2. Tạo môi trường vui vẻ, thoải mái 

Tạo môi trường vui vẻ

Tạo môi trường vui vẻ

Môi trường học tập thoải mái luôn rất quan trọng với người học tiếng Anh, nhất là với các bạn nhỏ. Ở độ tuổi này, các bé thường mong muốn một môi trường học như chơi. Chính vì thế, các bậc phụ huynh không nên ép buộc con rằng tiếng Anh là một môn học bắt buộc.

Thay vì thế, hãy tạo thói quen cho con rằng, tiếng Anh là một ngôn ngữ dùng để giao tiếp hàng ngày. Chính bởi lý do là ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày nên bố mẹ có thể thấy, các thầy cô giáo khi dạy tiếng Anh thường sẽ đưa ra nhiều trò chơi vui vẻ nhưng vẫn truyền tải được nhiều bài học, kiến thức bổ ích không chỉ về tiếng Anh mà còn là về cuộc sống cho các bạn nhỏ. 

3. Để ý nhiều đến tính cách của con 

Để ý đến tính cách của con nhiều hơn

Để ý đến tính cách của con nhiều hơn

Chìa khóa để tạo động lực học tiếng Anh cho trẻ thành công đó là các bố mẹ hãy để ý nhiều hơn tới tích cách, sở thích, cá tính của con em. Những đứa trẻ có tính cách khác nhau sẽ thường bị thu hút bởi nhiều phương pháp học tiếng Anh khác nhau.

Ví dụ: nếu con là người năng động, thích các chủ đề có liên quan nhiều đến hành động, bố mẹ có thể lồng ghép thêm nhiều trò chơi vận động hơn nhằm giúp con em mình có được những giờ phút thoải mái, học mà như chơi. Điều này sẽ giúp tạo thêm nhiều hứng thú hơn nữa cho các bé. 

4. Tôn trọng các sự lựa chọn của con 

Tôn trọng lựa chọn của con

Tôn trọng lựa chọn của con

Nhằm tạo động lực học tiếng Anh cho trẻ một cách tối đa, các bậc phụ huynh nên tôn trọng sự lựa chọn của các bé một cách tối đa. Đừng ép buộc các bé phải học những kỹ năng nào trước, kỹ năng nào sau mà hãy để trẻ lựa chọn những kỹ năng mà bé cảm thấy yêu thích.

Ví dụ: Nếu bé muốn cải thiện thêm về khả năng nói của bản thân, các bố mẹ có thể dẫn các bé tới với những trung tâm tiếng Anh, câu lạc bộ Anh ngữ dành cho trẻ em. Hoặc thậm chí có thể tự mình tạo ra những khung giờ English Time dành cho bé.

Với khung giờ English time này, bố mẹ cùng các con sẽ chỉ giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh nhằm nâng cao phản xạ cho riêng mình. Đây chắc chắn sẽ là động lực học tập rất lớn cho các bạn nhỏ nếu muốn phát triển ngoại ngữ ngay từ những năm đầu đời. 

>>>  TOP 15 BÀI HÁT TIẾNG ANH DỄ HÁT CHO TRẺ EM HỌC SIÊU HIỆU QUẢ

5. Cho bé tiếp xúc sớm với giọng nước ngoài 

Cho bé tiếp xúc với giọng nước ngoài sớm
Cho bé tiếp xúc với giọng nước ngoài sớm

Nếu muốn bé hình thành được tư duy, cách phát âm giống với người bản địa, các bậc phụ huynh nên cho bé tiếp xúc sớm với giọng nước ngoài thông qua những sân chơi bắt buộc phải dùng 100% bằng tiếng Anh.

Nếu có thể, hãy chọn các trung tâm tiếng Anh lâu năm với đội ngũ giáo viên là người bản xứ. Điều này sẽ giúp bé có thêm rất nhiều kinh nghiệm phản xạ cũng như thẩm thấu được ngữ điệu của những người đến từ các quốc gia nói tiếng Anh một cách nhanh nhất. 

6. Đưa ra ngữ cảnh thực tế 

Đưa ngữ cảnh giao tiếp thực tế

Đưa ngữ cảnh giao tiếp thực tế

Các bé thường rất thích sử dụng trí tưởng tượng của bản thân để hóa thân thành một vai trò nào đó trong xã hội. Chính vì vậy, bố mẹ hãy đưa ra một số tình huống giao tiếp thực tế đơn giản để có thể cho bé đóng vai như: tại nhà hàng, tại cửa hàng mua sắm...

Bố mẹ hãy cho con 1 vai như khách hàng, bố mẹ đóng vai còn lại và thay phiên nhau. Điều này sẽ giúp các bạn nhỏ mở rộng được vốn từ và sẽ quen dần với cách diễn đạt trong tiếng Anh giao tiếp. 

Ngoài việc thực hành giao tiếp thông qua các bối cảnh thực tế, bố mẹ cũng nên tạo ra thêm nhiều đạo cụ hỗ trợ để gia tăng sự thực tế của lần nhập vai như: thực đơn nhà hàng, hóa đơn…… Khi bố mẹ nhiệt tình đóng vai, động lực học tiếng Anh cho trẻ chắc chắn sẽ gia tăng nhiều hơn. 

7. Cho bé nghỉ ngơi đúng lúc 

Nghỉ ngơi đúng lúc

Nghỉ ngơi đúng lúc

Có thể một thời gian đầu tiên, bé sẽ có cảm hứng học rất cao và có thể học trong nhiều giờ liền. Tuy nhiên, các bé cần có thời gian nghỉ ngơi cho riêng mình để tránh cảm thấy mệt mỏi. 

Bố mẹ nên giúp con thiết kế được một thời khóa biểu phù hợp. Nếu như các bé cảm thấy mệt mỏi, không tập trung thì bố mẹ nên yêu cầu con tạm nghỉ để có thể phục hồi được về tinh thần.

Chỉ cần đảm bảo một tinh thần thoải mái, các bé sẽ có được thêm nhiều năng lượng hơn nữa để có thể tiếp tục với hành trình chinh phục ngoại ngữ của mình. Học tiếng Anh thường xuyên là điều rất tốt.

Tuy nhiên, nhiều quá thì lại không hay nên các bé hãy biết cách tự cân bằng cho chính mình. Nếu như cảm thấy quá căng thẳng thì có thể dừng lại một chút cũng không sao cả. 

>>>  TOP 4 trò chơi tiếng Anh cho trẻ mầm non - Bé nào cũng hứng thú

8. Khuyến khích bé chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè 

Khuyến khích bé chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè

Khuyến khích bé chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè

Để tạo được động lực học tiếng Anh cho trẻ, việc để bé chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ của mình với bạn bè, anh chị em là điều rất tốt. Đặc biệt là với các bé đang trong độ tuổi đi học tiểu học. Việc bố mẹ đặt bé vào bối cảnh của một người thầy giáo, cô giáo tí hon để giúp đỡ những người khác trong việc học ngoại ngữ chắc chắn sẽ giúp bé có trách nhiệm hơn trong việc học tập.

Thay vì ngại ngùng, bỡ ngỡ, việc chia sẻ kiến thức; kinh nghiệm với bạn bè sẽ giúp bé tự tin rằng mình thực sự có thể học được và giúp đỡ những người khác có thể tiến bộ được như mình. Đây sẽ là động lực học tiếng Anh cho trẻ rất to lớn mà bố mẹ không cần phải tác động gì quá nhiều. 

ĐĂNG KÝ NGAY:

9. Lời kết

Tạo động lực học tiếng Anh cho trẻ là điều đặc biệt quan trọng trong những năm tháng đầu tiên tiếp cận với ngoại ngữ mới này. Hy vọng bài viết trên sẽ là một số mẹo nhỏ để các bố mẹ có thể đồng hành cùng con em trong hành trình đầy gian nan này.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)