DẠY TRẺ KỸ NĂNG CHÀO HỎI LỄ PHÉP: 5 ĐIỀU CHA MẸ NÀO CŨNG NÊN LÀM

Bố mẹ nào cũng mong muốn con trở thành đứa trẻ lễ phép, luôn biết chào hỏi người lớn để được tôn trọng và yêu quý. Nhưng vẫn có một số trẻ có cá tính mạnh, thích làm theo ý mình và không chào hỏi khi gặp người lạ dù bố mẹ có nhắc nhở.

Vậy phải dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép thế nào để con giao tiếp tốt trong lần đầu gặp mặt? BingGo Leaders sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Tại sao một số trẻ không chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn?

Có lúc nào bố mẹ trải qua tình huống bảo con chào người lớn nhưng bé nhất quyết không chịu chào không? Có thể ba mẹ sẽ cảm thấy xấu hổ, hoặc thậm chí khó chịu khi con không ngoan. 

Trẻ không chào hỏi lễ phép là có thể do tính nhút nhát
Trẻ không chào hỏi lễ phép là có thể do tính nhút nhát

Nhưng nếu kiên nhẫn và thấu hiểu một xíu, bé có thể sẽ không dám chào người lớn vì một số lý do sau đây:

  • lạ lẫm khi lần đầu gặp người lạ nên còn bẽn lẽn, rụt rè nấp sau bố mẹ.
  • Con đang sợ hãi: đây là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang tự bảo vệ bản thân mình. Có thể trẻ từng gặp người đó và họ khiến con cảm thấy sợ nên không muốn tiếp xúc.
  • Tính tình con hướng nội, không xởi lởi giao tiếp: bé chỉ thích không gian một mình, khó để vui vẻ hòa đồng với người lạ.
  • Có thể con đang cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, không có năng lượng…
  • Chỉ đơn giản là con không thích chào nên không nghe lời ba mẹ (đối với những trẻ quen làm theo những điều mình thích)

Có rất nhiều lý do khác nhau khiến con không muốn chào người lớn. Việc thúc ép hay la mắng không phải là cách để dạy trẻ chào hỏi lễ phép hay.  

2. 5 mẹo dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép khiến con nghe lời

Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Qua cách chào hỏi, trẻ hình thành cách ứng xử tốt, cách giao tiếp trang trọng với người khác và được mọi người yêu quý.

BingGo Leaders đã tổng hợp 5 phương pháp được rất nhiều cha mẹ áp dụng hiệu quả dưới đây:

2.1. Đừng thúc ép, hãy giải thích tầm quan trọng của chào hỏi

Phần lớn bố mẹ đều cảm thấy khó chịu, từ đó gắt gỏng với trẻ và ra lệnh cho con phải chào ngay, chẳng hạn như: “Mau chào cô chú đi con”, “Ơ sao con lại không chào?”. Cách này có thể khiến trẻ tuân thủ tạm thời, nhưng về sau con sẽ cứng đầu hơn.

Hiểu được tầm quan trọng của chào hỏi khiến con vui vẻ nghe lời
Hiểu được tầm quan trọng của chào hỏi khiến con vui vẻ nghe lời

Thay vào đó, bố mẹ hãy đợi những lúc đi ngủ, hãy trò chuyện để hiểu vì sao con lại không chào người lớn. Có thể do con sợ, hoặc cảm thấy không thích. Biết được lý do giúp cho ta áp dụng những cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép phù hợp với tính cách con hơn.

Chẳng hạn, nếu con sợ, cha mẹ sẽ cần nhiều thời gian hơn để giúp con cảm thấy tự tin và an toàn. Nếu con không thích, hãy giải thích tầm quan trọng của chào hỏi người lớn.

Thêm vào đó, việc giải thích kỹ tầm quan trọng của chào hỏi. Khi bé hiểu được việc chào hỏi của mình sẽ mang lại niềm vui cho người khác, đồng thời con cũng được yêu quý, trẻ sẽ vui vẻ làm theo.

2.2. Bố mẹ là người làm gương

Một trong những cách học hỏi nhanh nhất của trẻ là quan sát và bắt chước. Chúng sẽ coi người lớn là mẫu hình hướng tới và làm theo. 

Con sẽ nhìn tấm gương của cha mẹ để chào hỏi lễ phép
Con sẽ nhìn tấm gương của cha mẹ để chào hỏi lễ phép

Do vậy, không cần bí quyết gì cao xa, bố mẹ chỉ cần là người làm gương cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Chẳng hạn lúc đưa trẻ về thăm ông bà, bố mẹ hãy chào ông bà: “Con chào bố mẹ ạ!”. Khi gặp bất kỳ người lớn tuổi nào cũng đừng quên lời chào hỏi. 

Sự quan sát sẽ giúp trẻ hiểu được rằng thì ra gặp người lớn hơn mình thì phải chào hỏi lịch sự. Việc bố mẹ làm gương cũng giúp cho lời dạy trẻ về việc chào hỏi cũng có sức thuyết phục hơn.

2.3. Áp dụng quy tắc phần thưởng

Phần thưởng ở đây không nhất thiết phải là quà tặng. Chỉ cần một sự tán dương mỗi khi trẻ thực hiện hành vi tốt, cụ thể là chào hỏi người lớn cũng đã đủ có hiệu quả khi dạy trẻ cách chào hỏi lễ phép.

Nhận được lời khen giúp trẻ có động lực để chào hỏi lễ phép
Nhận được lời khen giúp trẻ có động lực để chào hỏi lễ phép

Ví dụ, khi thấy một người bạn cùng tuổi khác chào hỏi khi gặp người lớn, bố mẹ hãy khen ngợi bạn đó. Hoặc khi trẻ chỉ chào hỏi người lớn một cách ngượng nghịu, không rõ ràng, ba mẹ cũng nên khích lệ trẻ: “Con ngoan quá”.

Đứa trẻ nào cũng rất thích được khen để cảm thấy mình có giá trị. Khi sử dụng phần thưởng để khích lệ con, trẻ sẽ hào hứng và cố gắng thực hiện hành vi đó.

2.4. Nói “không” với gắn mác cho trẻ

Nhiều bố mẹ khi thấy con không hợp tác liền dán nhãn ngay: “Con thật hư hỏng”, “Con không ngoan” hoặc “Con không nghe lời bố mẹ sẽ không thương con nữa”

Gắn mác trẻ hư chỉ vì con không chịu chào hỏi là một sai lầm
Gắn mác trẻ hư chỉ vì con không chịu chào hỏi là một sai lầm

Một hành vi không nói lên trẻ là người như thế nào. Trẻ tiểu học đã biết tin rằng mình là người như thế nào qua cách đánh giá của người lớn. Khi đó, có thể con sẽ sợ và chào hỏi mọi người, nhưng sẽ hình thành tính tự ti, cảm thấy xấu hổ với chính mình. 

2.5. Cho con giao tiếp xã hội nhiều

Đây là bí quyết dạy trẻ cách chào hỏi lễ phép có nhiều tác động tích cực nhất, cải thiện trực tiếp tính cách nhút nhát, ngại giao tiếp với người lạ của trẻ.

Tiếp xúc với nhiều người giúp con tự tin hơn khi chào hỏi người lạ
Tiếp xúc với nhiều người giúp con tự tin hơn khi chào hỏi người lạ

Cho con tiếp xúc nhiều với mọi người, cả các bạn đồng trang lứa lẫn người lớn giúp con tự tin hơn, làm quen với đám đông, từ đó dễ dàng xởi lởi chào hỏi người lớn dù mới gặp lần đầu.

Tuy nhiên, ba mẹ cũng đừng thúc giục trẻ quá mà hãy lắng nghe ý kiến của con. Đặc biệt, trẻ nhút nhát rất cần sự đồng hành của bố mẹ để dạn dĩ hơn khi tiếp xúc với mọi người.

3. Tổng kết

Phương châm “Tiên học lễ, hậu học văn” vẫn rất quan trọng trong bối cảnh ngày nay và việc dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép là bước đệm để con hình thành nhân cách tốt. Hy vọng bài viết giúp bố mẹ tìm ra chìa khóa trong hành trình dạy con của mình.

Ngoài ra, bố mẹ nào cũng muốn trẻ tự do khám phá môi trường xung quanh nhưng vẫn luôn có những mối nguy hiểm xung quanh con. Lúc này, hãy dạy trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân ngay từ sớm bố mẹ nhé!

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)