CÚM A LÀ GÌ? DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÚM A Ở NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM

Những ngày gần đây, số ca mắc cúm A tăng đột biến ở các tỉnh, thành phố phía Bắc, trong đó có cả người lớn và trẻ em. Các bác sĩ cho biết đây là loại cúm mùa có nguy cơ trở nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Vậy cúm A là gì? Cúm A có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để phòng bệnh cho cả gia đình. 

1. Cúm A là gì?

Cúm A là một loại bệnh lây nhiễm đường hô hấp cấp tính, thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa (cúm do mùa). Bệnh cúm A xuất hiện do các chủng virus cúm A như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây nên. 

Bệnh cúm A là gì?
Bệnh cúm A là gì?

Cúm A trông có vẻ giống với các triệu chứng của cúm thường. Tuy nhiên, bệnh cúm A thường lây lan nhanh và bùng phát thành đại dịch lớn trong cộng đồng. Bệnh nhân thường nhiễm virus cúm A qua giọt bắn khi hắt hơi, nói chuyện gần nhau. 

2. Những triệu chứng của cúm A

Khi nhiễm virus cúm A, các triệu chứng thường thấy ban đầu tương tự như triệu chứng của nhiễm trùng đường hô cấp cấp tính do các tác nhân khác gây ra. Cụ thể:

  • Sốt
  • Ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng (triệu chứng thường gặp của viêm long đường hô hấp)
Cúm A có những triệu chứng đặc trưng nào?
Cúm A có những triệu chứng đặc trưng nào?

Khi trở nặng thêm, bệnh nhân mắc cúm A có thể biểu hiện thêm một số triệu chứng điển hình khác như:

  • Sốt cao 39-40 độ
  • Đau đầu
  • Viêm, đau nhức vòm họng, họng sưng đỏ.
  • Da sưng huyết
  • Cơ thể mệt mỏi toàn thân
  • Cúm A kéo dài gây tức ngực, khó chịu, ho khan
  • Biến chứng nặng có thể bị viêm phổi, suy hô hấp, khó thở

Một số triệu chứng cúm A ở trẻ em đặc biệt như mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc,... Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý một số biến chứng nghiêm trọng hơn ở trẻ như viêm phế quản, viêm phổi,... cần nhập viện để bác sĩ điều trị.

3. Nguyên nhân xuất hiện và lây lan cúm A

Bệnh cúm A lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp thông qua đường hô hấp. Ví dụ như giọt bắn khi nói chuyện, hắt hơi, sổ mũi… 

Cúm A xuất hiện do virus lây lan qua đường hô hấp

Nguồn: Duocphamotc.com
Cúm A xuất hiện do virus lây lan qua đường hô hấp
Nguồn: Duocphamotc.com

Đặc biệt, virus cúm A thường phát triển mạnh vào mùa đông, xuân. Tuy nhiên nguyên nhân khiến bệnh cúm A đang bùng phát mạnh trong mùa hè như hiện nay vẫn là một câu hỏi lớn. 

Các bác sĩ cho biết nguyên nhân lây lan có thể do người dân chủ quan, không đeo khẩu trang trong thời kỳ “dịch chồng dịch” (sốt xuất huyết, covid 19) như hiện nay.

4. Cúm A có nguy hiểm không?

Các bác sĩ cho biết, cúm A thường tiến triển lành tính ở giai đoạn ban đầu. Tuy nhiên, khi có biến chứng nặng sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh, nhất là đối với trường hợp bệnh nhân có bệnh lý nền về tim mạch và hô hấp. 

Cúm A có gây nguy hiểm nếu có biến chứng hoặc bị bệnh nền
Cúm A có gây nguy hiểm nếu có biến chứng hoặc bị bệnh nền

Cúm A gây nguy hiểm bởi một số lý do sau đây:

Thứ nhất, các chủng virus cúm A có khả năng tồn tại rất lâu, lên đến 48h trên các bề mặt (tay nắm cửa, bàn ghế, tủ…); ở lại đến 12h trên quần áo và duy trì đến 5 phút trong lòng bàn tay. Đây là điều kiện để virus lây lan rất nhanh trên diện rộng.

Thứ hai, những đối tượng có sức đề kháng thấp như trẻ em (<5 tuổi); người già (>65 tuổi) có thể gây biến chứng viêm phổi nếu nhiễm virus cúm A. Những người có bệnh mãn tính (suy tim, đái tháo đường, động mạch vành, hen phế quản…) khi nhiễm bệnh làm tăng nguy cơ bị viêm phổi.

Thứ ba, bệnh cúm A còn có khả năng gây ra viêm xoang, viêm tai giữa, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Thứ tư, khi bệnh cúm A tiến triển nặng có thể gây ra các triệu chứng sốt cao, khó thở, phù phổi do suy tim, cơ thể tím tái và tăng nguy cơ tử vong.

Cuối cùng, đối với phụ nữ đang mang thai, nhiễm bệnh cúm A có thể bị viêm phổi hoặc sẩy thai. Nếu mắc cúm A trong 3 tháng đầu rất ảnh hưởng đến thai nhi, nhất là hệ thần kinh.

5. Làm sao để phân biệt bệnh cúm A với Covid-19

Về cơ bản, cúm A và Covid-19 đều là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp và có khả năng lây lan trên diện rộng. Ta có thể nhận diện vài điểm khác biệt chính của cúm A và Covid-19 như sau:

Cúm A

Covid 19

Do virus cúm A gây nên

Do coronavirus với nhiều biến thể khác nhau gây ra, dễ lây lan hơn virus cúm A

Gây nguy hiểm nhưng các biến chứng không quá nghiêm trọng ở người bình thường

Các biến chứng có thể nghiêm trọng hơn cúm A, nhất là người có bệnh nền.

Nhiễm bệnh trong thời gian ngắn

Nhiễm bệnh trong thời gian dài.

Tuy nhiên, rất khó để phân biệt cúm A và covid-19 dựa vào triệu chứng vì các triệu chứng thường xuất hiện giống nhau. Khi nhiễm bệnh, bệnh nhân nên đến trung tâm y tế gần nhất để được xét nghiệm chính xác.

6. Cách phòng tránh và điều trị bệnh cúm A tại nhà

Khi mà số ca mắc cúm A đang không có dấu hiệu giảm sút, đặc biệt là khi không phải là mùa dễ lây lan, chúng ta cần cẩn trọng hơn để tránh bị lây nhiễm. Một số cách đề phòng bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà được bác sĩ khuyến cáo điển hình như:

6.1. Đối với người lớn

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh lây nhiễm. Cụ thể:

  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ sau khi đi ra ngoài về, đeo khẩu trang thường xuyên.
  • Hạn chế tập trung tại nơi đông người.
  • Vệ sinh nơi ở thường xuyên, nhất là các bề mặt bám để hạn chế sự lây lan của virus cúm A.
  • Duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng.
  • Khi có triệu chứng của cúm A, nhanh chóng thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho người chưa nhiễm bệnh.
Các biện pháp phòng ngừa cúm A cho người lớn
Các biện pháp phòng ngừa cúm A cho người lớn

Khi nhiễm bệnh và các triệu chứng không tiến triển quá nặng, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng một số cách sau:

  • Nghỉ ngơi thường xuyên, thực hiện các hoạt động cá nhân riêng trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhiễm bệnh. 
  • Phòng ở nên được bố trí thông thoáng.
  • Hạn chế ra ngoài, khi có việc gấp cần ra ngoài phải đeo khẩu trang đầy đủ.
  • Bổ sung thức ăn giàu dưỡng chất, nhất là thức ăn loãng, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước và bổ sung thêm trái cây.
  • Uống thuốc theo đơn chỉ định của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc.

6.2. Đối với trẻ nhỏ

Riêng trẻ nhỏ, đối tượng dễ mắc cúm A và thường kéo dài lâu ngày hơn, bố mẹ nên trang bị những kiến thức cần thiết để đề phòng bệnh cho con.

Cách tốt nhất để phòng bệnh cúm A ở trẻ nhỏ là cho trẻ tiêm phòng vắc xin cúm đầy đủ. 

Ngoài ra, bố mẹ phòng ngừa bệnh cho con bằng cách hạn chế cho trẻ ở nơi đông người, thường xuyên rửa tay trước và sau khi chăm sóc con, sử dụng khăn giấy để che lại mỗi khi trẻ ho, hắt hơi, nhảy mũi…

Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị cúm A
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị cúm A

Khi thấy con có những biểu hiện dưới đây, bố mẹ nên cho con đến bệnh viện để được chăm sóc y tế:

  • Khó thở
  • Không ăn hoặc nôn ói
  • Sốt kéo dài với nhiệt độ lên đến 39-40 độ mà không có dấu hiệu hạ nhiệt, trước khi trẻ xuất hiện các triệu chứng co giật

7. Tổng kết

Ở những người bình thường, cúm A có thể khỏi hẳn sau vài ngày, các triệu chứng ho, đau nhức chỉ kéo dài thêm sau 1-2 ngày. Việc quan trọng nhất vẫn là chăm sóc sức khỏe và thực hiện các biện pháp phòng bệnh. 

Bên cạnh đó, tên một số loại bệnh trong tiếng Anh cũng là chủ đề hữu ích mà chúng ta nên tìm hiểu. Hy vọng bài viết giúp người đọc có những thông tin cấp thiết về dịch bệnh đang diễn biến cực kỳ phức tạp này.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)