CON LƯỜI HỌC THÌ PHẢI LÀM SAO? 4 ĐIỀU BA MẸ CẦN BIẾT

Tình trạng lười học trong con trẻ hiện nay diễn ra rất phổ biến, điều này khiến cho quý phụ huynh phải “đau đầu”. Vậy con lười học thì phải làm sao? Nên dùng cách nào để giúp con chăm học? Phụ huynh hãy theo dõi ngay nội dung của BingGo Leaders để tìm ra đáp án cho câu hỏi này nhé.

1. Nguyên nhân khiến con lười học

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lười học ở trẻ em. Tuy nhiên, dưới đây là 6 tác nhân chính mà bố mẹ cần phải nhìn nhận lại.

1.1. Môi trường và phương pháp học tập nhàm chán

Đây là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho con dễ trở nên lười học. Mọi việc học tập chỉ xoay quanh một căn phòng, ngồi một chỗ, và “thu nạp” những lý thuyết khó hiểu. Sau đó học thuộc lòng và tham gia vào các kỳ thi một cách thụ động.

Cách thức học tập quá nhàm chán
Cách thức học tập quá nhàm chán

Việc lặp đi lặp lại phương pháp học nhàm chán này không những không giúp trẻ tiếp thu được kiến thức mà còn làm trẻ mất đi hứng thú với môn học. Trẻ sẽ có xu hướng học gượng ép, học vẹt để qua môn thay vì nỗ lực tập trung vào bài học.

1.2. Được nuông chiều quá mức

Nếu một đứa trẻ nhận được hỗ trợ quá mức từ người thân, nó sẽ mất đi tính tự lập trong học tập. Ví dụ trong trường con gặp phải những bài toán khó, thay vì cố gắng suy nghĩ, tìm tòi ra đáp án thì lại suy nghĩ đến việc hỏi bố mẹ về cách giải. 

Trong tường hợp bố mẹ đưa ra gợi ý và hướng dẫn cơ bản về cách giải cho con thì con vẫn có thể tự học. Nhưng nếu bố mẹ và người thân giải bài tập đó hoàn toàn, để con không động não, không cần suy nghĩ thì con sẽ có xu hướng ỷ lại từ đó trở nên lười nhác trong học tập.

1.3. Nhận được những lời chê bai, chỉ trích từ mọi người

Trong chặng đường học tập của tất cả mọi người đều trải qua giai đoạn thăng trầm, có điểm thấp, hay không hiểu bài là một điều bình thường. Tuy nhiên, một số bố mẹ không cảm thấy hài lòng với điều này và bắt đầu chê bai, chì chiết về năng lực của trẻ khi trẻ mắc lỗi.

Điều này khiến cho trẻ mất đi động lực, cảm thấy chán nản, mệt mỏi và không cảm nhận được ý nghĩa của việc học. Từ đó, trẻ có thể buông xuôi việc học của chính mình và trở nên lười học.

1.4. Bị tác động bởi các nhân tố bên ngoài

Hiện nay, trẻ ngày càng được tiếp xúc càng nhiều với các loại phương tiện, thiết bị giải trí như điện thoại, TV, laptop,... Việc sử dụng những phương tiện giải trí này dần khiến cho trẻ thờ ơ, ít quan tâm và tập trung với các vấn đề bên ngoài đời sống. 

Trên thực tế, học tập là một việc làm nhàm chán hơn so với việc sử dụng các phương tiện giải trí. Trẻ thường sẽ có thiên hướng hứng thú hơn với những trò chơi, video,... và bỏ mặc việc học tập, và lười học.

1.5. Không có thói quen học tập

Một số đứa trẻ thường không được xây dựng thói quen và làm quen với việc học tập hàng ngày. Thay vào đó là dành thời gian hơn cho những hoạt động khác. Vì vậy, khi bị bắt ép hay yêu cầu ngồi bàn học thì trẻ sẽ không cảm thấy quen thuộc và chỉ cảm thấy nhàm chán. 

Con không có thói quen phải ngồi vào bàn học
Con không có thói quen phải ngồi vào bàn học

Việc không có thói quen học tập cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của con ở lớp học. Tình trạng diễn ra lâu dài sẽ làm cho con không bắt kịp được với bạn bè xung quanh, không thể hiểu bài và làm bài tập nhanh chóng như bạn, từ đó mất đi động lực học tập.

1.6. Môn học không phải là lĩnh vực mà con hứng thú

Mỗi đứa trẻ sẽ có một khả năng đặc biệt khác nhau. Có những bạn nhỏ sẽ giỏi về toán học nhưng cũng có những bạn nhỏ sẽ giỏi và hứng thú về ngôn ngữ,... Nên trong trường hợp con phải học những môn học mà không phải là sở thích của mình thì sẽ có tâm lý lười nhác, không tập trung, chú ý.

2. Con lười học thì phải làm sao? 4 điều ba mẹ cần làm

Tình trạng lười học nếu diễn ra lâu dài và thường xuyên sẽ khiến cho khả năng học tập, tìm hiểu và tư duy của con bị giảm sút. BingGo Leaders sẽ đề xuất cho quý phụ huynh một số giải pháp để giải quyết triệt để tình trạng con lười học.

2.1. Kích thích sự hứng thú cho con với môn học

Thay vì để con tiếp cận với những môn học một cách khô khan, lý thuyết thì bố mẹ có thể cho con tiếp cận với môn học bằng những cách mô tả, diễn đạt thú vị và vui nhộn hơn.

Kích thích khả năng tự học ở trẻ
Kích thích khả năng tự học ở trẻ

Những bài học nên chuyển thành những ví dụ gắn liền với đời thường để trẻ cảm thấy rằng nó không quá khó hiểu. Sau khi đã có hứng thú với môn học, bố mẹ có thể để con chủ động tìm tòi, học hỏi và tìm ra lời giải. Điều quan trọng là cần để bộ não con được vận động nhiều nhất có thể, tạo nên khả năng tự học, tư duy.

2.2. Loại bỏ những nhân tố ảnh hưởng đến tự tập trung của con

Để giải quyết tình trạng con lười học thì phụ huynh có thể cho con tránh xa những hoạt động giải trí trong thời gian dài. Thay vào đó cần xây dựng cho con thói quen với việc học tập. Không cho phép con sử dụng điện thoại hay TV trong suốt quá trình tham gia vào việc học tập.

Tuy nhiên, cũng không nên bắt ép con phải học quá nhiều, chỉ vừa đủ trong một thời gian ngắn để tạo thành thói quen học tập của con. Sau đó, con có thể tự mình ngồi vào bàn học để luyện tập.

Tham khảo thêm: Bật mí 7 cách rèn tính tập trung cho trẻ trong học tập

2.3. Khuyến khích, động viên con học tập

Thay cho những lời chỉ trích thì bố mẹ nên dùng các lời nói mang tính động viên và khuyến khích để con có động lực học tập. Có thể dùng các câu như: “Mẹ tin con có thể giải được bài tập này!”, “Bố tin con sẽ tìm ra đáp án của câu hỏi này” giúp trẻ cảm thấy được mình có năng lực, chủ động tham gia vào việc học.

Khuyến khích con học tập tích cực
Khuyến khích con học tập tích cực

Phụ huynh không nên so sánh con với bạn học, chê bai hay đánh giá con mà nên tạo một môi trường học tập lành mạnh. Môi trường tốt thì con mới có thể tự tin cải thiện khả năng học tập của mình. 

2.4. Tạo mục tiêu để con tham gia vào việc học tập

Phụ huynh có thể đặt ra cho con những mục tiêu học tập ngắn hạn hay dài hạn cùng với những quà tặng, giải thưởng để khuyến khích con học tập. Những mục tiêu phải phù hợp với năng lực của con, không đè nặng áp lực sẽ dễ làm cho con cảm thấy bị khủng hoảng và mệt mỏi. 

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng có thể tạo động lực thông qua việc trò chuyện với con. Hãy chia sẻ về những câu chuyện, cùng con vừa học vừa chơi, tạo nên sự hứng thú cho con trẻ.

3. Lời kết

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm ra những giải đáp cho câu hỏi “Con lười học thì phải làm sao?”. Phụ huynh có thể dựa vào từng tình trạng của con để quyết định nên sử dụng phương pháp nào để giúp con trở nên chăm học và hứng thú với học tập hơn.

Theo dõi BingGo Leaders để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về nuôi dạy và giáo dục con nhé.

Tham khảo thêm: Giúp con x5 hiệu quả học tập với các mẫu sơ đồ tư duy đơn giản dễ làm.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)