TỔNG ÔN NHANH, ĐẦY ĐỦ ĐỂ PHÁ ĐẢO CÂU ĐIỀU KIỆN TRONG TIẾNG ANH

Câu điều kiện luôn là phần kiến thức gây khó dễ với nhiều bạn học tiếng Anh, mất điểm nhiều cũng bởi các đề thi chuộng ra chủ điểm này. Vậy liệu bạn đã sẵn sàng ôn tập để thực chiến tất cả các dạng câu điều kiện xuất hiện trong bài kiểm tra và khẩu ngữ hàng ngày chưa? Bắt đầu ngay thôi nào!

Câu điều kiện là chủ điểm ngữ pháp vô cùng quan trọng
Câu điều kiện là chủ điểm ngữ pháp vô cùng quan trọng

1. Các dạng câu điều kiện và công thức ngắn gọn

1.1. Câu điều kiện loại 0

Câu điều kiện loại 0 rất dễ hiểu, bạn có thể nghĩ đến những lý thuyết khoa học đã được công nhận, những việc thường xuyên diễn ra như một thói quen. Ngoài ra,  nếu có sắc thái đảm bảo hay mệnh lệnh thì cũng có thể dùng câu điều kiện loại 0. Cuối cùng, bạn chỉ cần chia thì hiện tại đơn cho cả hai vế.

Ex: If you mix blue and yellow, you get green.

Ex: If your body temperature exceeds 38 degrees, you have a fever.

Nếu như bạn tra cứu “zero conditional sentences” thì sẽ bỏ túi được kha khá những mệnh đề if hay ho hơn nữa đấy. Hoặc nhanh chóng hơn, bạn có thể xem ngay bài viết riêng về câu điều kiện loại 0.

"Hiển nhiên" là từ khóa quan trọng của câu điều kiện loại 0

1.2. Câu điều kiện loại 1

Diễn đạt điều kiện đưa ra ở mệnh đề If nếu thành sự thật thì vế còn lại cũng hoàn toàn có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

Ex: If it stops raining, I'll go with you. (Nếu trời tạnh mưa thì tôi sẽ đi với bạn.) Vế điều kiện sẽ chia ở thì hiện tại đơn, vế kết quả sẽ ở thì tương lai đơn. 

Có một lưu ý nhỏ là, thay vì luôn dùng “will+V-bare” ở mệnh đề chính thì bạn nên biết thêm cách dùng“might+V-bare” vì sẽ diễn đạt được khả năng xảy ra chưa hoàn toàn chắc chắn, chỉ là “nếu…thì”. 

Ex: If you get good marks in the next exam, I might take you to the park.

Câu điều kiện loại 1 không cần chia động từ phức tạp, đều là thì
Câu điều kiện loại 1 không cần chia động từ phức tạp, đều là thì "đơn"

1.3. Câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 2 dùng để nói đến điều kiện không có thật ở hiện tại, thậm chí là luôn không đúng ví dụ như “Nếu tôi là bạn, thì tôi sẽ…”. Do đó, kết quả ở mệnh đề chính cũng không tài nào xảy ra được.

Ex: If I could speak English right now, I'd be working at a multinational company.

Với loại câu điều kiện này thì mệnh đề if sẽ chia thì quá khứ đơn, mệnh đề chính sẽ là “would + V-bare”

Tuy ngắn gọn là thế nhưng vẫn có bẫy trong đề thi rơi vào câu điều kiện loại 2, để tự tin hơn với phần này, bạn có thể xem qua bài viết đó.

1.4. Câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện loại 3 nói đến một điều kiện không có thật ở quá khứ, kết quả cũng là không có thật. Mẹo cho bạn là có thể liên tưởng đến ngữ cảnh “ai đó hối tiếc và phải nói giá như, nhưng tất cả đã quá muộn”. 

Với câu điều kiện loại 3 thì mệnh đề If ở thì quá khứ hoàn thành, mệnh đề chính sẽ là “would/might/could have + V3”

Ex: If I hadn't been drunk last night, I could have driven home by myself last night.

Câu điều kiện loại 3 cũng không quá dễ bạn nhanh chóng hiểu bản chất, nhưng chắc chắn sau khi khám phá thêm vài mẹo trong bài viết đó thì chẳng còn gì là khó.

1.5. Câu điều kiện hỗn hợp loại 1, hỗn hợp loại 2

Nhiều dạng câu điều kiện phức tạp hơn để diễn đạt đúng ý, bạn cần phải nắm chắc
Nhiều dạng câu điều kiện phức tạp hơn để diễn đạt đúng ý, bạn cần phải nắm chắc

Nếu như ở dạng câu hỗn hợp loại 1 là hiện tại bị chi phối bởi một điều kiện trong quá khứ thì ở dạng câu hỗn hợp loại 2, quá khứ bị chi phối bởi một điều kiện không có thật ở quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

Ex: If I had studied English hard, I wouldn't have gotten this low score now. (Câu hỗn hợp loại 1)

Ex: If I didn’t love Tom, I would have married him. (Câu hỗn hợp loại 2)

2. So sánh các dạng câu điều kiện dễ nhầm lẫn và dạng đảo ngữ

2.1. Phần so sánh

So sánh câu điều kiện loại 3 và hỗn hợp loại 1, chúng đều có mệnh đề if là giả thiết không có thật ở quá khứ. Nhưng trong khi kết quả trong mệnh đề chính của câu điều kiện loại 3 cũng không có thật ở quá khứ thì kết quả của dạng hỗn hợp loại 1 lại không có thật ở hiện tại:

Ex: If I had driven carefully last night, I wouldn't have fallen into a pothole on the road. (Câu điều kiện loại 3, cả vế điều kiện và vế kết quả đều không có thật trong quá khứ)

So sánh câu điều kiện hỗn hợp loại 1 và hỗn hợp loại 2. Câu điều kiện hỗn hợp loại 2 có mệnh đề điều kiện If vô lý, không có thật ở hiện tại, kết quả ở mệnh đề chính là không có thật ở quá khứ (khác với câu điều kiện hỗn hợp loại 1 là không có thật ở hiện tại)

Ex: If Tom wasn't allergic to seafood, I would have eaten it all at the party. (Câu điều kiện hỗn hợp loại 2, việc Tom bị dị ứng đã là bẩm sinh, không thay đổi được, nói “nếu Tom không bị dị ứng với hải sản” rõ ràng là luôn vô lý, vế kết quả “ăn hết hải sản ở bữa tiệc đã qua” cũng không có thật ở quá khứ.)

Cần đặt câu hỏi về sự khác nhau để hiểu bản chất và đừng nản mà bỏ qua phần khó
Cần đặt câu hỏi về sự khác nhau để hiểu bản chất và đừng nản mà bỏ qua phần khó

2.2. Dạng đảo ngữ của câu điều kiện

Không ít bạn cho rằng những gì liên quan đến “đảo ngữ” thì thuộc dạng nâng cao và bỏ qua. Tuy nhiên, sẽ rất thiệt thòi nếu như chúng ta đã bỏ công sức ra học tất tần tật các dạng câu điều kiện từ loại 0 đến loại hỗn hợp mà lại chẳng biết gì về dạng đảo ngữ của nó. 

Loại 1: Đưa should lên trước chủ ngữ

Ex: If Tom buys me a bag, I'll buy him a wallet => Should Tom buy me a bag, I’ll buy him a wallet.

loại 2: Đưa To Be lên trước, nếu là động từ thường thì vẫn có To Be đứng đầu nhưng mượn thêm “to” trước động từ thường

Ex: If I had enough money, I would buy a dream house => Were I to have enough money,…

Loại 3: Đưa trợ động từ lên trước chủ ngữ

Ex: If I had prepared carefully, I wouldn't have forgotten my card. => Had I prepared carefully,…

Trên đây chủ yếu giúp bạn tiếp cận phần đảo ngữ câu điều kiện qua ví dụ, để hiểu rõ hơn, bài viết đó sẽ giúp bạn.

3. Lời kết

Nếu như có một dạng câu điều kiện nào đó khiến bạn vẫn cảm thấy chưa nắm chắc thì đừng quá lo lắng hay vội vàng hoàn thành bài ôn tập. Suy cho cùng mục đích chúng ta cần đạt không chỉ là ôn lại kiến thức mà còn là phát hiện những lỗ hổng và học kĩ hơn vào phần đó. 

Ví dụ, nếu bạn thấy phân vân về câu điều kiện loại 3 thì có thể dành thêm thời gian để xem kỹ lại tất tần tật kiến thức này trong bài viết riêng.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)