Có một điểm chung của nhiều bạn khi học đến ngữ pháp câu điều kiện đó là bỏ qua ngay dạng câu điều kiện loại 0. Hoặc dù biết nhưng coi là thứ yếu và chỉ tập trung vào loại 1,2,3, chính vì bắt được tâm lý này mà các đề kiểm tra rất chuộng đưa vào bẫy, nếu chỉ nắm sơ sài thì sẽ dễ dàng bị mất điểm.
Vậy thì chỉ 10 phút thôi, qua bài chuyên sâu kiến thức về câu điều kiện loại 0 được thiết kế siêu hiệu quả này thì bạn sẽ chẳng còn phải lo gì nữa. Để tối ưu hơn, bạn cũng có thể kết hợp thêm phần tổng quan ngắn gọn, có so sánh về câu điều kiện tại.
1. Câu điều kiện loại 0 là gì?
Câu điều kiện loại 0 có một mẹo nhớ rất hay, nằm ngay ở cách gọi tên của nó “loại 0” nghĩa là cứ hễ điều kiện xảy ra thì kết quả xảy ra và điều này luôn luôn đúng. Lập tức, hãy liên tưởng ngay đến các định luật khoa học vì chúng không thể sai được.
Ex: If you heat water to 100 degrees, it boils. (Nếu bạn đun sôi nước đến 100 độ thì nó sẽ sôi lên)
Ex: If the fire catches the oxygen, it burns far more rapidly. (Nếu như lửa bắt được oxi thì nó sẽ cháy lan ra dữ dội hơn.)
Vậy thì trước hết, bạn hãy ghi nhớ “hiển nhiên” chính là từ khoá của câu điều kiện loại 0, nhưng nếu dừng lại ở đây thì hẳn là chúng ta vẫn rất dễ bị lúng túng. Do đó, hãy tiếp tục khám phá các ngữ cảnh thường xảy ra trong đời sống mà câu điều kiện loại 0 được ưu tiên sử dụng ở phần 3 bạn nhé.
2. Công thức của câu điều kiện loại 0
Có thể khẳng định rằng câu điều kiện loại 0 hoàn toàn chẳng có gì làm khó được bạn về phần công thức.
Chỉ cần nắm vững thì hiện tại đơn thì bạn đã có thể tự tin hơn nửa để đặt câu điều kiện loại 0 rồi đấy. Cụ thể, bạn chỉ việc chia thì hiện tại đơn cho cả mệnh đề If và mệnh đề chính, xem ví dụ sau:
Ex: If I stand for too long, my legs definitely get tired. (Nếu tôi đứng quá lâu thì chân chắc chắn bị mỏi.)
Đôi khi ở mệnh đề chính người ta còn có thể dùng “when” hoặc “whenever” thay cho “if” để sự hiển nhiên, thói quen được nhấn mạnh hơn.
Ex: Whenever I have money, I buy books again. (Cứ hễ khi nào có tiền thì tôi lại mua sách.)
3. Cấu trúc này được sử dụng trong hoàn cảnh nào?
Nếu như chỉ dựa vào hai chữ “luôn đúng” và cho rằng câu điều kiện loại 0 chỉ dùng để nói đến các khái niệm, định luật thì sẽ rất thiếu sót. Vì còn có những ngữ cảnh rất thường dùng để diễn đạt trong đời sống thường ngày, cụ thể ngay sau đây.
Đầu tiên, bạn có thể dùng câu điều kiện loại 0 để nói đến thói quen của bản thân, đặc biệt là các phản ứng cơ thể hay trạng thái tâm lý.
Ex: If I eat fish, I'm allergic. (Nếu tôi ăn cá thì tôi liền bị dị ứng.)
Tiếp theo, câu điều kiện loại 0 cũng thường được dùng khi đề cập đến những nguyên tắc công việc, quy định giờ giấc hay lời đề nghị nào đó. Trong trường hợp này thì ở mệnh đề chính thường là lược đi chủ ngữ (trùng với chủ ngữ ở mệnh đề If.
Ex: If you want to meet Tom, come during office hours. (Nếu muốn gặp Tom thì hãy đến vào giờ hành chính)
Ngoài ra, khi có mong muốn nhờ vả, hỏi han thì bạn cũng hãy cứ tự tin dùng dạng câu điều kiện loại 0. Bạn có thể để ý dùng thêm “please” trước mệnh đề chính để diễn đạt lịch sự hơn.
Ex: If you come back home soon, please buy me a cup of coffee. (Nếu như bạn quay về sớm thì vui lòng mua cho mình một cốc cà phê nhé!)
Ex: If you've lived here, tell me where the best restaurant is. (Hãy nói cho tôi biết quán ăn ngon nhất nếu bạn đã từng sống ở đây).
4. Bài tập thực hành
- Make an appointment/ doctor/ get tired.
- You/ sad/ call me.
- cook/ sugar/ black.
- I/ Walk/Rain/ sick.
- You/ know/ how to use/ show me.
Đáp án:
- I make an appointment with my doctor if I get tired.
- If you're sad, just call me.
- If you cook sugar, it turns black.
- If I walk in the rain, I get sick.
- If you already know how to use this camera, please show me.
5. Lời kết
Câu điều kiện loại 0 quả thật là không có gì khó bạn nhỉ? Vậy thì chẳng việc gì phải ngần ngại bỏ qua cách đáng tiếc.
Tương tự, với câu điều kiện hỗn hợp nhiều người cũng cho rằng có nhiều cản trở, nếu bạn đây cũng vậy thì hãy thử tham khảo qua bài viết siêu chất này. Đảm bảo sẽ giúp bạn nhanh chóng có cái nhìn khác trong việc học ngữ pháp nâng cao đấy.