Câu điều kiện loại 3 trong tiếng Anh là một trong 3 dạng câu điều kiện cơ bản nhất định các bé phải nắm chắc. Đây là điều kiện để các em có thể tiếp tục mở rộng kiến thức cũng như tiếp cận với những dạng ngữ pháp xịn sò, nâng cao hơn điển hình như câu điều kiện hỗn hợp loại 1 và loại 2.
Quan trọng hơn hết là câu điều kiện loại 3 rất hay được tạo bẫy trong đề thi nên đừng để bị mất điểm đáng tiếc các bạn nhỏ nhé!
1. Cách sử dụng và công thức của câu điều kiện loại 3
1.1. Ngữ cảnh thường dùng câu điều kiện loại 3
Trước khi bắt đầu tìm hiểu câu điều kiện loại 3, BingGo cùng các bé ôn lại đôi chút về câu điều kiện loại 1 và loại 2 nhé.
Trong khi câu điều kiện loại 1 chỉ khả năng có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, câu điều kiện loại 2 ngược lại, không thể xảy ra ở hiện tại, tương lai. Nếu chưa vững, các em có thể xem lại trong bài tổng ôn lấy lại kiến thức nhanh chóng tại đây.
Và ở đây, câu điều kiện loại 3 sẽ lấp chỗ trống còn lại, diễn đạt những khả năng không thể cứu vãn, hay nói cách khác là dùng để đề cập đến hành động, sự việc mà trong quá khứ đã hoàn toàn không xảy ra.
Như vậy, các bé có thể liên tưởng đến các tình huống gây tiếc nuối, khiến các em muốn quay ngược lại quá khứ để sửa.
Ex: I think if I had tried to study a few more lessons, I would have done well on the exam. (Tôi nghĩ rằng chỉ cần nếu như mà tôi cố gắng học thêm vài bài nữa thì tôi đã có thể làm tốt bài kiểm tra rồi. – thực tế trong quá khứ đã không học đủ và làm bài không thuận lợi.)
Đôi khi, câu điều kiện loại 3 còn dùng để bày tỏ sắc thái giận dỗi, trách móc, xem ví dụ sau:
Ex: If you had been careful, you wouldn't have damaged my stuff.
(Nếu bạn chịu cẩn thận hơn thì đã chẳng làm hư đồ của tớ rồi.)
1.2. Công thức thuận của câu điều kiện loại 3
Từ cách giải thích ngữ cách ở phần trên, các bé có thể tự thử rút ra công thức được chưa nào? Cùng BingGo kiểm tra đáp án ngay nhé.
Một câu điều kiện hoàn thiện thường thấy sẽ có hai phần, hay còn gọi là hai mệnh đề. Mệnh đề điều kiện chứa “If” và mệnh đề kết quả (mệnh đề chính). Các bé không nhất thiết phải theo thứ tự nêu lên điều kiện trước, kết quả sau. Có thể đổi lại, mệnh đề nào đứng trước cũng đều được.
Như vậy, trong mệnh đề chứa if của câu điều kiện loại 3, chúng ta cần chia thì quá khứ hoàn thành: S+had+V3.
Còn lại, trong mệnh đề kết quả, các bạn nhỏ nhớ công thức: Would/Wouldn’t + have + V3. Thường chúng ta cũng có thể thay would bằng could/ should
Bên cạnh công thức thuận như trên, các bé liên hệ sang dạng đảo ngữ của câu điều kiện loại 3, rất dễ dàng thôi, trong mệnh đề điều kiện, các em chỉ việc đảo “had” lên trước và giữ nguyên mệnh đề. Cụ thể: Had + S + (not) + V3, S + would/ could/ should + have + V3
Ex: If I had driven slower, I couldn't have fallen.
=> Had I driven slower, I couldn’t have fallen.
2. Biến thể của câu điều kiện loại 3
Hai ngữ cảnh tạo nên dạng biến thể này của câu điều kiện loại 3 như sau:
Đầu tiên, biến thể mệnh đề điều kiện để nhấn mạnh những hành động xảy ra liên tục trong khoảng thời gian nào đó. Khi này, các em chỉ cần giữ nguyên mệnh đề kết quả và mệnh đề chứa if sẽ biến thể, có dạng: If + S + had (not) + been + Ving
Ex: I couldn't have dislocated my leg if I hadn't been running for two hours. (Có lẽ tôi đã chẳng bị trật chân nếu như tôi không phải chạy suốt hai giờ đồng hồ.)
Tiếp theo, các em có thể dùng khi cần nhấn mạnh đến tính liên tục của kết quả cho hành động/ sự việc. Khi này sẽ cần giữ nguyên mệnh đề chứa if và mệnh đề kết quả sẽ có dạng “Would/ should/could + have + been + Ving.
Ex: If I hadn't had a stomach ache, I could have been joining the party with the whole class. (Nếu tôi không bị đau bụng thì tôi đã có thể tham dự bữa tiệc cùng với cả lớp mình rồi.)
3. Kết luận
Mách các bạn nhỏ một mẹo là nên học câu điều kiện loại 3 trong sự so sánh với các dạng khác của câu điều kiện. Hoặc hiệu quả hơn là thông qua các bài tổng ôn để nắm chắc kiến thức. BingGo đã chuẩn bị trước cho bé rồi đấy, hãy tham khảo tại đây nhé!
Tham khảo thêm: Câu điều kiện loại 0 là gì? Công thức và cách sử dụng chính xác đầy đủ.