Câu điều kiện loại 1 có thể nói là một trong những dạng cấu trúc tầm trung làm bước đệm cho ngữ pháp nâng cao.
Tuy nhiên, để có thể sử dụng được tiếng Anh như người bản xứ hoặc ăn điểm cao trong các bài thi lại không hề đơn giản. Do đo, nhất định không thể bỏ qua các dạng câu điều kiện nói chung và câu điều kiện loại 1 nói riêng được đề cập chuyên sâu trong bài viết này.
1. Ta sử dụng câu điều kiện loại 1 khi nào?
Ngữ cảnh khi sử dụng câu điều kiện loại 1 thực sự rất quen thuộc với chúng ta. Bất kể khi nào bạn cần nói về một dự định/ khả năng nào đó có thể có trong tương lai hoặc ngay trong hiện tại thì hãy nhớ đến cấu trúc loại 1 của câu điều kiện.
Dường như còn gì đó thiếu thì phải! đúng rồi đấy! chúng ta cần điều kiện được nêu ra ở mệnh đề “if” phải xảy ra trước.
Ex: If you start learning to swim now, you can be a famous swimmer in ten years. (Nếu bạn bắt đầu học bơi ngay từ giờ thì biết đâu trong mười năm nữa bạn có thể trở thành một vận động viên bơi lội nổi tiếng đấy.)
Trong ví dụ trên, rõ ràng là việc trở thành vận động viên bơi lội nổi tiếng trong mười năm là chưa chắc, nhưng chỉ cần chịu bắt tay vào học bơi ngay thời điểm này thì vẫn có khả thi (có khả năng xảy ra).
2. Công thức của câu điều kiện loại 1
2.1. Công thức cơ bản
Về cấu trúc, một câu điều kiện loại 1 hoàn chỉnh sẽ có hai mệnh đề. Động từ ở mệnh đề “If” sẽ được chia theo thì hiện tại đơn và động từ ở mệnh đề chính sẽ chia thì tương lai đơn.
Câu điều kiện loại 1 nói riêng và các dạng khác nói chung đều theo logic là mệnh đề điều kiện phải xảy ra trước. Nhưng điều này không có nghĩa là vế “if” luôn đứng đầu, vế kết quả luôn đứng sau. Chúng ta hoàn toàn có thể tuỳ ý sắp xếp, xem 2 ví dụ sau đây:
Ex1: If you drive fast in an alley, you might encounter potholes. (Nếu bạn lái xe nhanh trong con hẻm, rất có thể bạn sẽ gặp phải ổ gà.)
Ex2: You will be rewarded if your test results are good next time. (Bạn sẽ được thưởng nếu như kết quả bài kiểm tra đợt tới tốt.)
2.2. Những biến thể liên quan
Đầu tiên, nếu như quan sát một số ví dụ trong suốt phần 1, bạn sẽ nhận ra rằng ở mệnh đề chính của câu điều kiện loại 1 thì không nhất thiết phải dùng “will”. Lý do là vì kết quả ấy chỉ là có khả năng chứ không chắc chắn. Chúng ta hoàn toàn có thể linh hoạt dùng nhóm động từ khuyết thiếu để diễn đạt có chừng mực hơn.
Ex: If I don't pay my electricity bill today, the power company can cut off my house's electricity. (Nếu tôi không thanh toán tiền điện trong hôm nay thì công ty điện lực có thể sẽ cắt điện nhà tôi mất thôi.)
Bên cạnh đó, cấu trúc điều kiện phủ định với “unless” cũng là phần biến thể bạn nên biết. Rất dễ thôi, bạn chỉ cần nhớ “unless” sẽ thay thế được cho cả cụm “If not”
Ex: If you don't lie to me, I won't break up with you. (Nếu bạn không nói dối tôi thì chẳng việc gì tôi lại chia tay với bạn cả.)
=>Unless you lie to me, I won't break up with you.
2.3. Đảo ngữ câu điều kiện loại 1
Với dạng đảo ngữ câu điều kiện, bạn có thể dùng với sắc thái lịch sự hơn, nhẹ nhàng hơn. Về công thức đảo ngữ cũng khá dễ dàng, chúng ta chỉ việc đảo “Should lên trước chủ ngữ, nếu câu gốc không có thì hãy thêm vào.
Ex: If I come back early this afternoon, I will cook dinner. (Nếu chiều nay tôi về sớm thì tôi sẽ nấu bữa tối.)
=> Should I come back early this afternoon, I will cook dinner.
3. Những ngoại lệ khi sử dụng câu điều kiện này
Đầu tiên là chúng ta sẽ chia thì hiện tại đơn cho cả hai vế, giống với câu điều kiện loại 0. Thường thì khi mệnh đề điều kiện và kết quả như một thói quen, khả năng ở mệnh đề chính xảy ra cao hơn.
Ex: If Tom sees money, his eyes shine. (Cứ hễ Tom trông thấy tiền là mắt anh ấy lại sáng lên.)
Một lưu ý nhỏ là nếu có lỡ quên các trường hợp dùng thì hiện tại đơn chưa đến 5 phút, bạn hoàn toàn có thể nhanh chóng lấy lại kiến thức.
Tiếp theo, trong mệnh đề If của câu điều kiện loại 1 thì thì hiện tại tiếp diễn đôi khi sẽ được sử dụng. Thường chỉ mong muốn, trạng thái tâm lý về lâu dài hoặc diễn tả điều kiện liên quan đến hành động đang diễn ra.
Ex: If I keep cleaning, the house will be clean in 2 hours. (Nếu tôi tiếp tục dọn dẹp thì căn nhà sẽ sạch bóng sau 2 giờ.)
Trường hợp ngoại lệ tiếp theo là chia thì tương lai hoàn thành hoặc tương lai tiếp diễn ở mệnh đề kết quả (mệnh đề chính)
Ex: If she tries, she shall be sitting on the jury for next year's competition. (Nếu cố gắng thì cô ấy sẽ được ngồi vào vị trí giám khảo trong cuộc thi năm sau.)
Cuối cùng, khi muốn đưa ra đề nghị, yêu cầu cần đối phương hợp tác, bạn có thể dùng thì tương lai đơn ở mệnh đề If.
Ex: If you'll wait a bit, the police will come right away. (Nếu bạn chịu khó đợi một chút thì cảnh sát sẽ đến ngay.)
4. Bài tập thực hành
Viết lại câu điều kiện loại 1 trọn vẹn mở đầu bằng “If”:
- a) Tom/borrow/ money/ buy/ an Iphone 14.
- b) Unless/ you prepare carefully/ forget/ important document.
- c) Children/ educated about fire prevention/ a risk of fire and explosions/ happen.
- d) I/ ride/ car/ get motion sickness.
- e) Should it rain/ I/ cancel/my trip/
Đáp án:
- a) If Tom can borrow enough money, he will buy an iPhone 14 next month.
- b) If you don’t prepare carefully, you will forget important documents.
- c) If children are not educated about fire prevention, a risk of fire and explosions might happen.
- d) If I ride in a car, I will get motion sickness.
- e) If it rains, I will cancel my trip.
5. Lời kết
Quả thật là vô cùng đáng tiếc nếu câu điều kiện loại 1 không được chúng ta tận dụng để cải thiện ngữ pháp khi giao tiếp và đặc biệt là văn phong khi viết tiếng Anh.
Nhưng bạn biết không? Sẽ còn tệ hơn nữa nếu như các bài viết giới thiệu siêu hay ho về câu điều kiện loại 2, loại 3 này không được khám phá để làm cơ sở so sánh, bổ trợ giữa các dạng đấy. Cùng mở rộng thêm kiến thức ngay tại Tổng ôn nhanh, đầy đủ để phá đảo câu điều kiện trong tiếng Anh thôi nào!