Cách dạy con của người Nhật được luôn luôn rất khác biệt, nhưng nó lại hiệu quả tới mức khiến mẹ Việt phải ngả mũ thán phục và học hỏi.
Vậy làm sao để người Nhật giáo dục trẻ luôn ngoan ngoãn, lễ phép, nhưng vẫn năng động và thông minh? BingGo Leaders sẽ bật mí cho ba mẹ trong bài viết dưới đây!
1. 4 đặc điểm của trẻ em Nhật
Thông qua những thước phim, video hay diễn đàn xã hội, ba mẹ có thể nhìn thấy ở các bạn nhỏ Nhật Bản một số những đặc điểm chung như:
1.1. Trẻ luôn tự tin, dễ hòa nhập
Ở Nhật, điều đầu tiên mà ba mẹ Nhật dạy con cái đó chính là sự tự tin, không nhút nhát, phải mạnh dạn và bản lĩnh.
- Giai đoạn 0 - 1 tuổi, bé Nhật đã được ba mẹ tập thói quen sinh hoạt tự lập. Ví dụ như ăn dặm tự chủ động, chủ riêng, tự chơi một mình…
- Ở lớp mầm non, bé được học tập kết hợp vui chơi, tham gia trò chơi tập thể để tăng tính đoàn kết và khả năng hòa nhập. Trẻ luôn được dạy nói “cảm ơn” và mỉm cười, sẵn sàng chia sẻ đồ ăn, đồ chơi … Điều này giúp con dễ hòa nhập ở mọi môi trường, cư xử đúng mực và văn minh.
1.2. Bé rất lễ phép, vâng lời
Theo cách dạy con của người Nhật, ngoài giáo dục văn hóa với các môn Toán hay Ngoại Ngữ, trẻ còn được dạy dỗ về lễ nghĩa, kỹ năng sống. Bé rất lễ phép, biết nói xin chào, cảm ơn, gọi dạ bảo vâng…
1.3. Trẻ được khuyến khích thể hiện cá tính và năng lực bản thân
Trong nghệ thuật các cách dạy con của người Nhật Bản, trẻ được tự do lựa chọn môn học mình thích. Con thường được ba mẹ hỏi về buổi học ở trường, về sở thích hay ước mơ. Điều này giúp con tự lập hơn, mặt khác cũng tạo động lực, khuyến khích con thể hiện năng lực bản thân.
Thầy cô và ba mẹ luôn khuyến khích trẻ thể hiện cá tính, từ đó rèn luyện lòng dũng cảm, đồng thời kích thích sự hứng thú học hỏi và khám phá.
1.4. Ở trẻ Nhật có tính tự giác rất cao
Ngay ở giai đoạn 1 tuổi, trẻ em ở Nhật có thể tự ngồi vào bàn ăn, tự xúc và vệ sinh cá nhân. Trẻ được dạy rằng đây là việc của con, con phải tự làm chứ không cần ba mẹ giúp đỡ.
Chính vì thế, những đứa bé ở Nhật luôn có tính tự giác rất cao, không cần phải nhắc nhở hay đôn thúc.
2. 6 cách dạy con của người Nhật khiến cả thế giới ngưỡng mộ
Cùng BingGo Leaders khám phá ngay nghệ thuật 6 cách dạy con của người Nhật khiến mẹ VIệt “ngả mũ” thán phục.
2.1. Shitsuke - Phương pháp giáo dục kỷ luật
Phương pháp Shitsuke được ba mẹ Nhật áp dụng từ rất sớm. Shitsuke - Kỷ luật ở Nhật không rèn luyện bằng đòn roi hay những lời quá mắng của bố mẹ, mà bằng sự kiên nhẫn, lắng nghe con.
Khi con mắc lỗi, mẹ Nhật sẽ không trách mắng con trước mặt mọi người. Trái lại, ba mẹ sẽ tìm nơi kín đáo và giải thích, phân tích để con hiểu và tự sửa lỗi của bản thân. Qua đó, bé sẽ tự nhận thức được hành vi, cảm thấy nhận được sự tôn trọng từ bố mẹ. Dần dần sẽ đi vào kỷ luật và nề nếp một cách tự nhiên.
Ví dụ, trẻ em Nhật được dạy cách xếp hàng khi đi sang đường, mua hàng hoặc tự giác làm công việc của mình.
2.2. Không quy chụp, áp đặt con
Trong cách dạy con của người Nhật, ba mẹ rất cẩn thận trong việc sử dụng lời nói với trẻ. Ba mẹ thường không quy chụp, áp đặt con mà chú trọng hơn đến sự tôn trọng, lắng nghe và thấu hiểu.
Thay vì áp đặt con cần phải làm, ba mẹ sẽ phân tích đúng sai và đưa ra lời khuyên răn để con tự hành động.
Đối với phương pháp này, ba mẹ hãy luôn nhớ nói KHÔNG với sự áp đặt, con sẽ bị giáo dục và hình thành tư duy theo sự phủ định đó. Giống như nếu bạn mắng bé là dốt 10 lần thì đến lần thứ 11 bé sẽ cho rằng mình thật sự yếu kém…
2.3. Ba mẹ là tấm gương phản chiếu
Cách dạy con nghe lời của người Nhật luôn được áp dụng theo nguyên tắc: “Hãy làm theo cách của tôi”. Có nghĩa là, mẹ Nhật sẽ không ngay lập tức đáp ứng yêu hay yêu cầu con, thay vào đó sẽ đưa ra lời khuyên, định hướng hoặc làm mẫu.
Ba mẹ Nhật luôn cho rằng bản thân chính là tấm gương phản chiếu tốt nhất để con noi theo. Cách mà ba mẹ làm sẽ ảnh hưởng đến cách mà con trẻ làm. Từ đó bé sẽ luôn cố gắng sống đúng kỷ luật, tác phong và nề nếp theo gương ba mẹ.
2.4. Kiên nhẫn giáo dục và lặp đi lặp lại
Khác với nhiều phương pháp giáo dục, bạn có thể rất bực bội khi bé thường hỏi đi hỏi lại một câu hỏi ngô nghê. Cha mẹ Nhật không ngại giải thích nhiều lần, lặp đi lặp lại cho con họ ở cùng một vấn đề.
Theo họ, để đứa trẻ có thể thành thạo và thật sự hiểu một việc thì phải cần ít nhất là 3 tháng để dạy dỗ. Ví dụ, khi trẻ đã nhớ chữ “a,b,c” thì phải mất ít nhất 3 tháng mới có thể sử dụng chúng thành thạo.
2.5. Chỉ phạt hành vi sai, không phạt trẻ
Đối với cách dạy con của người Nhật, người mẹ luôn chú trọng đến việc phạt đúng người đúng việc. Cụ thể, ba mẹ Nhật chỉ phạt hành vi sai, không phạt trẻ. Phương pháp giáo dục này nhận được sự đồng tình từ các nhà nghiên cứu tâm lý trên thế giới.
Ở Nhật Bản, những hình thức phạt nghiêm khắc hoàn toàn không được khuyến khích. Điều quan trọng để giáo dục con nằm ở việc để con nhận thức được hành vi sai.
Ví dụ, mẹ sẽ nhắc nhở con rằng: “Hôm nay hành vi A (nêu cụ thể là hành vi nào) của con là không đúng”, thay vì chỉ trích rằng “Con không đúng”.
2.6. Cách khen con tinh tế
Ba mẹ Nhật luôn dành lời khen cho con theo hành vi cụ thể nếu con tốt. Chính điều này giúp bé dễ hình dung được đâu là việc nên làm và không nên làm. Trong những lần tiếp theo, con sẽ cố gắng làm tốt hơn để nhận được lời khen.
Thay vì khen con giỏi, con ngoan một cách chung chung. Ba mẹ Nhật thường dành lời khen tinh tế, đúng người đúng việc và cụ thể nhất. Ví dụ như “Hôm nay con giúp đỡ bạn học A rất giỏi” hay “Con đã tự gấp gọn quần áo của mình, rất ngoan”.
Tham khảo thêm: Trẻ bị ngã đập trán xuống đất: Cách xử lý đúng cho ba mẹ
3. Lời kết
Cách dạy con của người Nhật luôn hướng đến việc giáo dục văn hóa ứng xử, dạy trẻ tự tin và lễ phép, giữ thói quen kỷ luật tốt. Trẻ không cần phải học quá giỏi nhưng phải có nhân cách tốt, sống có định hướng và lý tưởng. Chỉ cần như vậy là ba mẹ đã thành công một phần trong việc nuôi dạy con.
BingGo Leaders hy vọng rằng với những chia sẻ về nghệ thuật dạy con kiểu Nhật trên đã giúp ba mẹ có thêm kiến thức bổ ích trong việc rèn luyện con trở thành đứa trẻ ngoan & hiểu chuyện!
Tham khảo thêm: Thán phục trước 5 cách dạy con của người Nhật khi bị bạn đánh.