10 PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG QUAN SÁT DÀNH CHO BÉ CỰC ĐƠN GIẢN

Mục lục [Hiện]

Nhiều người thường nghĩ, muốn tạo ra được cái gì đó mới so với số đông còn lại, chắc chắn phải có khả năng sáng tạo phi thường. Tuy nhiên, để có được một khả năng sáng tạo tuyệt vời như vậy, đòi hỏi các bé phải có một khả năng quan sát hiệu quả.

Để có thể thành thạo được khả năng này, bé phải có đủ các tố chất như khéo léo, kiên nhẫn, tập trung,... Và dưới đây chính là 10 phương pháp cực kì đơn giản để rèn luyện các yếu tố đó.

1. Rèn luyện bằng hình ảnh trắng đen

Ở những giai đoạn từ 1 đến 2 tháng tuổi, khả năng nhận thức của bé vẫn chưa phát triển toàn diện. Tuy nhiên, bé lại có khả năng chú ý vào các hình ảnh có màu sắc đơn giản như trắng đen hoặc các sắc thái màu xám khác.

Rèn luyện bằng hình ảnh trắng đen
Rèn luyện bằng hình ảnh trắng đen

Vì vậy, sử dụng ảnh đen trắng cho trẻ giai đoạn này sẽ giúp cải thiện khả năng tập trung  của trẻ. Theo thời gian, điều này hình thành một trong những thói quen có thể giúp trẻ đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống.

Để thực hiện được điều này, bố mẹ có thể sử dụng các hình ảnh đơn giản về động vật, cây cối, hoặc một đồ vật gì đó. Đặt hình ảnh đó cách mắt bé khoảng 30cm, cho bé tập trung chú ý vào hình ảnh khoảng 15-25 giây thì chuyển hình ảnh khác.

Thực hiện phương pháp này đều đặn mỗi ngày, bé sẽ hình thành được thói quen tập trung ngay từ nhỏ. 

2. Dạy trẻ cách xác định rõ các vấn đề mà trẻ cần làm

Việc xác định rõ các vấn đề mà trẻ cần làm sẽ giúp trẻ có ý thức trong mọi tình huống. Vì chỉ khi thực sự có ý thức vào việc cần làm, bé mới có thể hoàn toàn tập trung vào việc đó. Sự tập trung sẽ giúp bé có thể quan sát được mọi khía cạnh của vấn đề.

Xác định rõ việc vẽ tranh
Xác định rõ việc vẽ tranh

Ví dụ: Khi trẻ bắt đầu vẽ tranh, hãy hỏi trẻ lý do mà trẻ làm việc đó. Sau đó, tiếp tục đặt các câu hỏi khác như vẽ về cái gì, vẽ bằng cách nào,... Càng đặt nhiều câu hỏi về các vấn đề mà trẻ sắp làm sẽ giúp trẻ xác định rõ vấn đề đó hơn.

3. Nhắc trẻ về việc ghi nhớ mọi thứ xung quanh

Biết cách sử dụng bộ nhớ của mình sẽ giúp trẻ có khả năng quan sát một cách tốt hơn. Vì khi bắt buộc phải ghi nhớ một thứ gì đó, bé sẽ phải quan sát điều đó kĩ hơn, chi tiết hơn.

Có rất nhiều cách để tăng cường khả năng ghi nhớ ở trẻ. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là sử dụng các hình ảnh thú vị và bắt trẻ ghi nhớ chúng sau một vài phút quan sát.

Bố mẹ có thể sử dụng các hình ảnh một con vật cụ thể nào đó, cho bé quan sát tầm 3 đến 5 phút. Sau đó, nhờ chúng vẽ lại hình ảnh đó càng chi tiết càng tốt. 

Khi bé đã dần quen với việc quan sát và ghi nhớ hình ảnh, bố mẹ có thể giảm thời gian quan sát để tăng độ khó cho bé.

4. Học cách viết nhật ký về những gì trẻ quan sát được

Khi trẻ bắt đầu biết viết một đoạn văn ngắn, hay một bài văn miêu tả cảnh vật xung quanh, hãy cho trẻ viết nhật ký những gì trẻ quan sát được.

Tập thói quen viết nhật ký về mọi thứ xung quanh
Tập thói quen viết nhật ký về mọi thứ xung quanh

Việc sử dụng ngôn từ để ghi nhớ lại mọi thứ sẽ tạo cho trẻ thói quen quan sát mọi thứ một cách tỉ mỉ hơn. Đồng thời, hành động này còn cải thiện khả năng học tập một cách đáng kể dành cho bé.

Lưu ý: Hãy để bé thoải mái ghi chép lại mọi thứ chúng thấy một cách tự nhiên nhất. Không cần đưa ra các tiêu chuẩn và yêu cầu trẻ tuân theo. 

5. Khơi gợi trí tò mò ở trẻ

Việc tiếp xúc với thế giới bên ngoài luôn khiến các bé cảm thấy thú vị và đầy tò mò. Nếu bố mẹ có thể hỗ trợ bé khơi gợi sự tò mò này, điều này sẽ tạo nên một thói quen giúp bé quan sát mọi thứ tốt hơn.

Để thực hiện điều này ở trẻ, bố mẹ có thể tận dụng các đồ vật, con vật xung quanh nhà, và đặt câu hỏi cho bé về chúng.

Khơi gợi sự tò mò
Khơi gợi sự tò mò

Ví dụ: Bố mẹ có thể chỉ vào một con mèo và hỏi bé: “Con này là con gì vậy ta?”. Tương tự với các con vật, đồ vật khác trong nhà, hoặc xung quanh nhà. Càng đặt nhiều câu hỏi sẽ càng khiến bé tò mò hơn về mọi thứ xung quanh.

Ngoài ra, bố mẹ hãy cho bé thoải mái trả lời các câu hỏi đó một cách tự nhiên. Vì điều này có thể kích thích khả năng sáng tạo ở bé.

6. Không ngừng giải đáp các thắc mắc của trẻ

Khi trẻ còn nhỏ, cái nhìn của chúng về thế giới bên ngoài là vô cùng mới mẻ. Chúng luôn có rất nhiều thắc mắc về mọi thứ xung quanh. Vì vậy, bố mẹ hãy luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bé mọi lúc, mọi nơi.

Luôn giải đáp thắc mắc của trẻ
Luôn giải đáp thắc mắc của trẻ

Ngoài ra, bố mẹ có thể giải đáp thắc mắc của bé, sau đó hỏi lại bé một câu hỏi liên quan. Tạo cơ hội mở ra cho bé nhiều góc nhìn mới hơn về vấn đề mà bé đang thắc mắc.

Ví dụ: Khi bé chỉ vào con voi và hỏi: “Con này là con gì vậy ba?”. Thay vì chỉ trả lời rằng đó là con voi, hãy hỏi bé: “Vậy con có biết, con voi ăn cái gì không?”. Hãy để bé đoán thử, sau đó giải đáp cho bé.

7. Cung cấp các kiến thức bổ ích cho trẻ thường xuyên

Từng kiến ​​thức mới được cập nhật  giúp trẻ tư duy quan sát tốt hơn. Trẻ có thể sử dụng kiến ​​thức này để làm cơ sở cho việc quan sát nhiều khía cạnh khác của cuộc sống.

Để thực hiện được điều này, bố mẹ có thể thường xuyên đọc sách cho bé nghe. Có rất nhiều các tài liệu hoặc sách vở về các kiến thức thú vị dành cho trẻ nhỏ. Bố mẹ có thể sử dụng các câu chuyện mà qua đó bé có thể học hỏi được một kiến thức mới.

8. Cho trẻ bắt chước lại các động tác của bố mẹ

Đây là một hoạt động khá thú vị mà bố mẹ có thể chơi cùng bé mỗi khi rảnh rỗi. Để bắt chước được các động tác của bé bố mẹ, bé phải tập trung quan sát thật kỹ.

Bố mẹ có thể thực hiện động tác đơn giản như trò tạo bóng bằng bàn tay, hay phức tạp hơn là sắp xếp các đồ vật lộn xộn một cách ngăn nắp. Sau đó, bố mẹ cho bé lặp lại hành động vừa rồi càng chi tiết càng tốt.

Cho trẻ bắt chước động tác của bố mẹ
Cho trẻ bắt chước động tác của bố mẹ

Lâu dần, bé có bắt chước được nhiều hoạt động của bố mẹ và nâng cao khả năng quan sát. Ngoài ra, bé còn có thể học theo các thói quen của bố mẹ như sắp xếp đồ đạc hay dọn dẹp nhà cửa.

9. Tận dụng khả năng quan sát qua trò chơi lắp ghép

Lắp ghép là một trò chơi kích thích khả năng sáng tạo ở trẻ, và đòi hỏi trẻ phải biết cách quan sát đâu là mảnh ghép phù hợp cho từng vị trí.

Ngày nay, bố mẹ có thể dễ dàng tìm mua cho bé một bộ mô hình lắp ghép tại bất kỳ đâu. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi các bé sẽ có mỗi khả năng nhận thức khác. Bố mẹ nên lưu ý điều này để lựa chọn sản phẩm phù hợp với bé.

Tận dụng trò chơi lắp ghép
Tận dụng trò chơi lắp ghép

Ví dụ: Đối với các bé 1 đến 3 tuổi thì bố mẹ nên cho bé chơi với các khối lắp ghép đơn giản, dễ ghép như các khối đồ chơi bằng gỗ. Còn đối với các bé từ 4 đến 7 tuổi thì bố mẹ có thể cho bé chơi với các khối lắp ghép phức tạp hơn, các mô hình với độ chi tiết cao.

10. Tạo điều kiện cho trẻ được ra ngoài nhiều hơn

Không chỉ cho bé rèn luyện khả năng này tại nhà, bố mẹ nên cho bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều hơn. Vì khi bé đã tiếp xúc quá nhiều với mọi thứ trong nhà, bé sẽ không còn thấy hứng thú với việc quan sát chúng nữa.

Tạo điều kiện cho bé ra ngoài nhiều hơn
Tạo điều kiện cho bé ra ngoài nhiều hơn

Bố mẹ có thể đưa bé đi công viên, khu vui chơi dành cho trẻ, hay bất kì nơi nào đó phù hợp đối với trẻ. Điều này sẽ tiếp tục khơi gợi nên nhiều sự tò mò ở trẻ. Trẻ sẽ muốn quan sát và học hỏi nhiều thứ hơn.

11. Lời kết

Để cải thiện khả năng quan sát, bé luyện tập các phương pháp như một thói quen thường ngày của trẻ. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều thói quen giúp trẻ có hành trang tốt hơn cho sự thành công sau này. Nếu bố mẹ có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận ngay bên dưới nhé!

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

BingGo Leaders là trung tâm tiếng Anh trẻ em thuộc hệ sinh thái giáo dục HBR Holdings với hơn 15 năm kinh nghiệm (gồm các thương hiệu: Tiếng Anh giao tiếp Langmaster, Hệ thống luyện thi IELTS LangGo, Trường Doanh nhân HBR). BingGo Leaders ra đời đã xây dựng nên môi trường giáo dục tiếng Anh hoàn toàn khác biệt, giúp trẻ phát triển toàn diện 4 kỹ năng, chinh phục điểm cao trên trường.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

( Số lượng quà tặng có hạn )

Khuyến mãi sắp kết thúc

Đăng ký ngay