Từ lâu, tivi đã trở thành một phần quen thuộc, không thể thiếu trong tuổi thơ của mỗi đứa trẻ. Nhờ sự phát triển của thời đại, mà các chương trình tivi cũng không ngừng được cải thiện.
Đối với nhiều gia đình tivi trở thành “công cụ” chăm con đắc lực của ba mẹ. Nhưng liệu rằng, thường xuyên xem các chương trình có khiến trẻ nghiện xem tivi? Hãy cùng BingGo Leaders giải quyết vấn đề này trong bài viết hôm nay.
1. Biểu hiện của việc trẻ nghiện xem tivi
Khi nói đến trẻ con và các chương trình truyền hình, gần như mọi ba mẹ đều cảm thấy lo lắng không biết liệu họ có đang dành quá nhiều thời gian cho con xem tivi hay không. Và dưới đây là một số các biểu hiện cho thấy tình trạng trẻ nghiện xem tivi:
- Không kiểm soát thời gian dùng màn hình: Một trong những biểu hiện dễ nhận thấy nhất của con là khi tới giờ tắt tivi đi ngủ hay dành thời gian làm các việc khác. Trẻ thường có xu hướng chống đối, tỏ ra thiếu hợp tác và không muốn tắt tivi. Hay ngay cả khi trẻ đang đi học hay làm bất cứ các hoạt động nào khác, con vẫn nhắc đến các chương trình hoạt hình yêu thích hay băn khoăn chương trình tiếp theo trên Youtube là gì, đây có thể là đấu hiện giúp ba mẹ nhận biết con đang nghiện màn hình
- Thiếu hứng thú với các hoạt động khác: Việc thường xuyên dành quá nhiều thời gian cho các chương trình trên màn ảnh rất dễ gây nghiện với trẻ. Điều này khiến con chỉ thích ở nhà, không muốn ra ngoài hay tiếp xúc với mọi người. Thậm chí nhiều con còn tỏ ra hờ hững với đồ chơi, sách vở hay các hoạt động vui chơi giải trí, vận động thể thao,..
2. 4 tác hại của việc trẻ nghiện xem tivi
Có đứa trẻ nào lại không mê những siêu anh hùng, những nàng công chúa xinh đẹp xuất hiện trong những thước phim hoạt hình đầy màu sắc. Thông qua màn hình nhỏ, con được đắm chìm trong thế giới tưởng tượng của riêng mình. Tuy nhiên, việc trẻ quá tập trung, thường xuyên dành quá nhiều thời gian trên màn hình nhỏ lại gây ra một số tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như:
2.1. Thiếu hụt kỹ năng sống cơ bản
Nếu dành quá nhiều thời gian để xem tivi, bé có thể đánh mất những khoảng thời gian quý báu của mình để tham gia các hoạt động khác thiết thực hơn như vui chơi với bạn bè, trò chuyện cùng người thân, tham gia các hoạt động xã hội,.. Từ đó, con dần hạn chế khả năng tương tác với mọi người xung quanh, thiếu hụt kỹ năng ngôn ngữ và xã hội.
Ba mẹ nên nhớ rằng, tivi chỉ là một công cụ giải trí, chúng không thể tương tác, tâm sự, nói chuyện với trẻ như một người bình thường. Vì thế, việc trẻ dành quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình tivi sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học hỏi, tiếp thu và hình thành cảm xúc của con thông qua việc giao tiếp.
2.2. Hủy hoại sự sáng tạo và trí tưởng tượng của con
Thêm một tác hại nữa của việc thường xuyên xem tivi đó là con không được khám phá thế giới thực và bỏ lỡ những điều tốt đẹp bên ngoài. Thậm chí, có không ít những chương trình mang tính phóng đại, cung cấp cái giới méo mó về thế giới bên ngoài khiến con có những nhận thức sai lầm về cuộc sống.
Bên cạnh đó, xem tivi quá nhiều cũng làm thay đổi cấu trúc não bộ và thúc đẩy những hành vi tiêu cực, gây ảnh hưởng đến tâm lý. Nó khiến trẻ có những suy nghĩ lệch lạc hay những hành động hung hăng, bạo lực với chính bản thân con và mọi người xung quanh.
2.3. Ảnh hưởng sức khỏe, nhất là tim mạch và thị lực
Khi xem tivi, hầu hết mọi đứa trẻ đều có thói quen nhâm nhi một thứ gì đó, đặc biệt là đồ ăn vặt, đồ uống có ga hay món ăn nhiều đường và chất béo. Vì quá mải mê vào những thước phim hấp dẫn, mà dường như con quên mất bản thân ăn quá nhiều so với nhu cầu cần thiết của cơ thể. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến con mắc bệnh béo phì và các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến tim mạch và não bộ.
Bên cạnh đó, khi xem tivi quá nhiều, mắt sẽ bị hoạt động quá tải và căng thẳng. Nếu xem liên tục trong một thời gian dài, con có nguy cơ mắc các bệnh về mắt như cận thị, nghiêm trọng hơn là “hội chứng mắt lười”. Khi gặp tình trạng này, mắt bé bị giảm thị lực hoặc mờ mà không thể điều chỉnh bằng các biện pháp như đeo kính hay đeo len.
2.4. Thành tích học tập kém
Tác hại mà ba mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy là khi trẻ xem tivi quá nhiều thì sẽ không có thời gian dành cho những hoạt động khác. Có những trường hợp vì không muốn bỏ lỡ tập phim hoạt hình mà con lựa chọn bỏ học, nói dối ba mẹ hay không làm bài tập về nhà.
Ngoài ra, trẻ nghiện xem tivi cũng khiến sinh ra hiệu ứng lười vận động, con dần mất đi khả năng tư duy, sáng tạo. Từ đó, ảnh hưởng đến thành tích và kết quả học tập của con.
Tham khảo thêm: Con lười học thì phải làm sao- 4 điều ba mẹ cần biết
3. Những điều ba mẹ cần làm khi trẻ nghiện xem tivi
Về bản chất, tivi không phải là phương tiện xấu, trái lại nó lại là công cụ giúp kết nối các thành viên trong gia đình lại gần nhau hơn. Do đó, để tránh tình trạng trẻ nghiện xem tivi, ba mẹ cũng nên áp dụng 4 biện pháp kiểm soát giảm tần suất của con như:
3.1. Lập kế hoạch giảm thời gian xem tivi
Một trong những điều đầu tiên mà ba mẹ cần lưu ý đó chính là cùng bé xây dựng kế hoạch giảm thời gian xem tivi.
Hãy bắt đầu từ việc hỏi xem những chương trình nào mà bé yêu thích, viết lại tất cả chương trình con muốn xem. Nếu tổng thời lượng lớn hơn thời gian mà ba mẹ quy định, thì con phải đưa ra sự lựa chọn. Ví dụ giữa 2 chương trình, con chỉ được chọn xem 1 thôi.
Theo đó, với trẻ trong độ tuổi từ 3 - 5 tuổi ba mẹ chỉ nên cho bé xem từ 1 đến 2 giờ mỗi ngày. Lưu ý không xem liên tục mà nên chia nhỏ thời gian trong ngày. Khi xem tivi cần đảm bảo điều kiện ánh sáng lý tưởng.
Ba mẹ cũng phải giải thích để con hiểu rằng, con không nên mải mê xem tivi mà xem nhẹ các hoạt động khác. Con cần thời gian để nói chuyện với ba mẹ, tham gia các hoạt động vui chơi cùng bạn bè, vận động thể dục thể thao,... để tăng cường sức khỏe, phát triển bản thân một cách toàn diện nhất.
3.2. Tắt tivi khi không cần thiết
Hầu hết mọi gia đình thường có thói quen bật tivi nhưng không phải để xem mà làm cho nhà có tiếng động và không quá yên tĩnh. Tuy nhiên, điều này lại vô tình gây hại cho bé, bởi lẽ, âm thanh phát ra từ tivi sẽ thu hút trẻ, khiến con cắm cúi vào xem dù cho đó có phải là chương trình mà con yêu thích hay không.
Do đó, thay vì tắt tivi, ba mẹ nên bật nhạc, radio mà chỉ có âm thanh không có hình ảnh. Ngoài ra, để đảm bảo những gì con học là từ trải nghiệm bản thân, ba mẹ cũng nên hỗ trợ trẻ trong quá trình tìm hiểu và khám phá. Ba mẹ có thể lựa chọn một số phương tiện thay thế khác như những bộ kít về khoa học, mô hình 3D, đồ chơi lắp ghép lego,...
3.3. Khuyến khích các hoạt động thể thao, vui chơi ngoài trời
Ba mẹ có thể chuẩn bị một số dụng cụ hoạt động ngoài trời như vợt cầu lông, quả bóng, xe đạp,... để tạo điều kiện giúp con vận động. Đồng thời, ba mẹ cũng có thể tham gia luyện tập cùng con hoặc cho con ghi danh vào các câu lạc bộ tùy theo mong muốn, sở thích.
Ngoài ra, ba mẹ hãy luôn dành thời gian để đưa trẻ tham quan vườn bách thú, công viên, khu vui chơi,... nhất là những nơi con chỉ nhìn thấy qua màn ảnh nhỏ. Qua đó bé sẽ cảm thấy hứng thú, vui hơn khi được trải nghiệm cũng nhiều mới mẻ.
3.4. Ba mẹ chính là tấm gương tốt cho con
Cuối cùng, dù phụ huynh có lập ra một kế hoạch thật hợp lý nhưng chính chúng ta lại phá vỡ nguyên tắc đó thì các con sẽ không thể thực hiện theo được. Vì thế nếu ba mẹ vẫn chưa thực hiện được những điều trong kế hoạch thì hãy ghi nhớ luôn luôn là tấm gương sáng cho bé nhé.
Bên cạnh đó, trong quá trình kế hoạch giúp trẻ không còn nghiện xem tivi, ba mẹ cũng nên khen thưởng khi con tuân thủ quy định hay tích cực tham gia các hoạt động tập thể, vận động thể thao,...
Ba mẹ có thể tặng con những món đồ chơi vừa mang tính giải trí lại vừa mang tính nghiên cứu như rubik, lego,.. hoặc là những buổi vui chơi gia đình để gắn kết tình yêu thương giữa các thành viên.
4. Lời kết
Như vậy, BingGo Leaders đã đồng hành cùng các bậc phụ huynh tìm ra những giải đáp cho câu hỏi trẻ nghiện xem tivi phải làm sao?. Ba mẹ có thể dựa vào tình trạng của con để quyết định xem làm thế nào để giảm thiểu tối đa thời gian xem tivi của con, cũng như khuyến khích con tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao khác.
Theo dõi ngay BingGo Leaders để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác trong việc nuôi dạy và giáo dục con cái nhé!
Tham khảo thêm: Con lười học thì phải làm sao? 4 điều ba mẹ cần biết.