Tính chất giao hoán của phép cộng lớp 4 là kiến thức cơ bản nhất mà bé nào cũng cần phải nắm chắc để tiếp thu những kiến thức phức tạp hơn. Bố mẹ hãy cùng trẻ ôn tập lại những kiến thức này qua bài viết của BingGo Leaders nhé.
1. Tổng hợp kiến thức về tính chất giao hoán của phép cộng lớp 4
Đặc điểm của các bé tiểu học là trẻ phải được chứng minh qua các ví dụ mới hiểu và nhớ được các tính chất, lý thuyết. Do vậy, thay vì yêu cầu bé học thuộc lòng tính chất giao hoán của phép cộng lớp 4 ngay từ lần đầu tiên, hãy giải thích cho con thấy tại sao lại như vậy bằng những ví dụ minh họa dưới đây.
1.1. Gợi mở, minh họa cho tính chất
Bước 1: Các bé hãy so sánh giá trị của các biểu thức “a+b” và “b+a” trong bảng sau:
a |
15 |
237 |
1426 |
b |
25 |
121 |
6152 |
a + b |
15 + 25=40 |
237 + 121 = 358 |
1426 + 6152 = 7578 |
b + a |
25 + 15=40 |
121 + 237 = 358 |
6152 + 1426 = 7578 |
Bước 2: Đặt câu hỏi cho các bé “Các con có thấy các biểu thức trên có điều gì đặc biệt không?”. Đúng rồi, có hai điểm chính là:
- Các số hạng của hai biểu thức “a+b” và “b+a” không thay đổi mà chỉ đổi vị trí cho nhau.
- Và kết quả của hai biểu thức này bằng nhau.
Bước 3: Cùng bé rút ra kết luận: Vậy a + b = b + a (dù có đổi chỗ các số hạng trong cùng một tổng thì tổng của chúng vẫn không thay đổi).
1.2. Phát biểu tính chất giao hoán của phép cộng lớp 4
Chỉ với 3 bước đơn giản như vậy thôi, bố mẹ đã chứng minh trực quan cho bé hiểu được bản chất về tính chất giao hoán của phép cộng lớp 4 rồi.
Tuy nhiên thì các bé lớp 4 dù đã hiểu bài nhưng sẽ rất mau quên. Vì vậy, ngay sau khi bé hiểu được bản chất của vấn đề, các bậc phụ huynh hãy khuyến khích con phát triển tính chất này bằng lời nhiều lần để khắc sâu vào trí nhớ.
Chúng ta cùng phát biểu tính chất này và học thuộc công thức nào:
Ngoài ra, tính chất giao hoán của phép cộng cũng tương tự như tính chất giao hoán của phép nhân lớp 4, nhân cơ hội này ba mẹ có thể kết hợp dạy con luôn nhé.
1.3. Một số lưu ý
Bên cạnh việc đổi chỗ vị trí của các số hạng, các em sẽ thấy có nhiều dạng bài tập lạ về tính chất giao hoán của phép cộng lớp 4. Do vậy, bố mẹ cần mở rộng thêm cho bé những 3 lưu ý sau để không bỡ ngỡ khi gặp bài tập lạ.
2. Bài tập vận dụng về tính chất giao hoán của phép cộng
Sau khi đã nắm được những kiến thức quan trọng nhất, giờ là lúc bố mẹ và bé hãy cùng thực hành áp dụng lý thuyết vào giải bài tập để ghi nhớ lâu hơn. Thay vì giải lại những bài tập trong SGK, BingGo Leaders sẽ cung cấp nhiều bài tập bên ngoài để bé có thêm tài liệu luyện tập.
Một lưu ý là những bài toán này có độ vận dụng kiến thức khá cao, bố mẹ hãy kiên nhẫn cùng con tìm ra cách giải đáp nhé.
2.1. Bài tập
Bài tập 1: Điền một số hoặc chữ cái thích hợp vào chỗ trống:
- a) 158 + 469 = …. + 158
- b) 812 + 37 = 37 + ….
- c) a + 0 = 0 + …. = ….
- d) 0 + b = b + … = …
Bài tập 2: Điền số nào vào mỗi chỗ chấm dưới đây là đúng nhất?
- a) 350 + … = 250 + …. = 700
- b) …. + 567 = 6092 + …. = 6659
- c) 4266 + 52 = .… + 4266 = 4318
Bài tập 3: So sánh giá trị của các biểu thức sau:
- a) 64758 + 345 …… 345 + 64758
- b) 1735 + 28673 …… 28673 + 1775
- c) 87564 + 365 …… 365 + 87561
- d) 7564 + 2300 …… 7564 + 23000
Bài tập 4: Mai gấp được 67 ngôi sao màu đỏ và 84 ngôi sao màu xanh. Hà gấp được 63 ngôi sao màu đỏ và 84 ngôi sao màu xanh. Hỏi Mai và Hà ai gấp được nhiều ngôi sao hơn.
2.2. Hướng dẫn giải
Bài tập 1: Trong bài tập này, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ ghi ra một công thức rất quan trọng:
a + b = b + a. Vì vậy, chỉ cần thay thế a hoặc b bằng các số hạng, ta được số cần điền.
a) a = 158, b = 469. Mà a + b = b + a, nên chỗ chấm kia thiếu b. Vậy số cần điền là 469.
Ta có: 158 + 469 = 469 + 158.
b) a = 812, b = 37. Mà a + b = b + a, nên chỗ chấm kia thiếu a. Vậy số cần điền là 812.
Ta có: 812 + 37 = 37 + 812.
c) Với câu này, trẻ cần lưu ý hai điều:
- Về tính chất giao hoán của phép cộng lớp 4: a + b = b + a.
- Số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó.
Do vậy, áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng, ta có: a + 0 = 0 + a. Vì số nào cộng với 0 cũng bằng chính nó, nên a + 0 = 0 + a = a. Các số cần điền theo thứ tự là a - a.
d) Tương tự với câu c, ta có 0 + b = b + 0 = b. Các số cần điền vào chỗ chấm theo thứ tự là 0 - b.
Bài tập 2: Ở bài tập này, bố mẹ cùng con làm theo từng bước như sau:
a)
- Bước 1: Tìm số hạng ở chỗ chấm đầu tiên bằng cách: 250 + … = 700. Gọi chỗ chấm là x, suy ra x = 700 - 250 = 350.
- Bước 2: Từ bước 1, ta có: 250 + 350 = 350 + … = 700, áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng (khi đổi chỗ các số hạng thì tổng vẫn không đổi; a + b = b + a), ta suy ra chỗ chấm cần điền là 250.
Tương tự các bước làm ở câu a, đáp án các câu sau sẽ là:
b) 6092 + 567 = 6092 + 567 = 6659
c) 4266 + 52 = 52 + 4266 = 4318
Bài tập 3: Với dạng toán này, bố mẹ hãy nhắc trẻ hai công thức quan trọng:
- Nếu b > c thì a + b > a + c
- Nếu b < c thì a + b < a + c
Áp dụng vào các câu trên, hãy giúp trẻ xác định đâu là a, b, c (a là số lặp lại; b nằm ở biểu thức bên trái; c nằm ở biểu thức bên phải), từ đó so sánh các biểu thức. Cụ thể:
- a) Câu này chỉ có a = 64758; b = 345, không có c.
Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng, ta có a + b = b + a.
Do vậy 64758 + 345 = 345 + 64758
b) Ta thấy số 28673 lặp lại, nên a = 28673; b = 1735; c = 1775.
Ta có b < c nên a + b < a + c.
Do vậy: 1735 + 28673 < 28673 + 1775.
c) Ta thấy số 365 lặp lại, nên a = 365; b = 87564; c = 87561.
Ta có b > c nên a + b > a + c.
Do vậy: 87564 + 365 > 365 + 87561.
d) Ta thấy số 7564 lặp lại, nên a = 7564; b = 2300; c = 23000.
Ta có b < c nên a + b < a + c.
Do vậy: 7564 + 2300 < 7564 + 23000.
Bài tập 4: Với dạng toán này, bố mẹ hãy dạy bé tư duy bằng cách so sánh các phép tính, áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng lớp 4 đã học ở trên.
Ta có:
- Tổng số ngôi sao bạn Mai gấp được là: 67 + 84
- Tổng số ngôi sao bạn Hà gấp được là: 63 + 84.
Vì vậy, để so sánh ai gấp nhiều sao hơn, chúng ta chỉ cần so sánh hai biểu thức: “67+84” và “63+84”.
Đến đây, bố mẹ hãy hướng dẫn con cách làm tương tự bài tập 3.
Vì 67 > 63 nên 67 + 84 > 63 + 84.
Vậy bạn Mai gấp được nhiều ngôi sao hơn bạn Hà.
3. Lời kết
Với những kiến thức lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập chi tiết ở trên, BingGo Leaders hy vọng các bé sẽ nắm vững tính chất giao hoán của phép cộng lớp 4, từ đó học tốt các dạng toán về sau.
Ngoài ra, nhiều bố mẹ cũng băn khoăn trẻ có học lực khá có nên học sách nâng cao không. Hãy tham khảo thêm những cuốn sách toán nâng cao lớp 4 phù hợp với trẻ học lực khá bố mẹ nhé.