NÂNG CAO TRÍ TUỆ CHO BÉ BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC SCAFFOLDING

Quá trình học ngoại ngữ của bé luôn cần sự đồng hành từ thầy cô và cha mẹ. Qua đó giúp bé nắm vững nền tảng cơ bản và định hình kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu xa hơn như đạt IELTS 9.0, điểm thi tiếng Anh 9+,… Phương pháp Scaffolding được đánh giá là một giải pháp hữu ích trong việc hỗ trợ đúng lúc, đáp ứng nhu cầu, giải quyết khó khăn trong học tập tiếng Anh cho bé. 

Hiện nay, phương pháp Scaffolding được nhiều giáo viên sử dụng như một công cụ hỗ trợ giảng dạy tiếng Anh tại lớp học. Cha mẹ cũng có thể vận dụng phương pháp này vào việc dạy con hoàn thiện kỹ năng tiếng Anh mỗi ngày. Để hiểu rõ hơn về các đặc điểm của phương pháp Scaffolding, hãy cùng BingGo tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Scaffolding - Phương pháp giáo dục nâng cao trí tuệ
Scaffolding - Phương pháp giáo dục nâng cao trí tuệ

1. Tổng quan về phương pháp giáo dục Scaffolding

Ở mỗi cấp bậc giáo dục, cha mẹ và thầy cô luôn phải đổi mới các phương pháp giảng dạy phù hợp, kích thích được niềm đam mê học tiếng Anh của bé. Đối với phương pháp giáo dục Scaffolding có thể hỗ trợ bé học tập tốt nhất. 

1.1. Phương pháp giáo dục Scaffolding là gì?

Theo nhà tâm lý học Lev Vygotsky, phương pháp Scaffolding nên được người lớn áp dụng cho trẻ ngay từ sớm. Quá trình học tập theo cách “giàn giáo” này được mô phỏng giống như việc xây một căn nhà, đầu tiên là dựng nền móng rồi hoàn thiện từ từ. Người lớn giúp đỡ bé hoàn thành các nhiệm vụ mà bé không thể tự làm được, sau những lần hỗ trợ sẽ tăng khả năng ghi nhớ và học tiếng Anh dễ dàng hơn. 

Khi áp dụng phương pháp này thầy cô có nhiệm vụ chia nhỏ nội dung kiến thức hành các phần nhỏ hơn. Giáo viên đóng vai trò là người gợi mở và làm mẫu cho các bé nắm chắc kiến thức của phần đó. Mục tiêu khi áp dụng phương pháp này là bé có thể tự giải quyết các bài tập mà không cần sự trợ giúp quá nhiều từ thầy cô. Ngoài ra, đây cũng là một công cụ đánh giá năng lực, bởi các bé có năng lực ở các lĩnh vực khác nhau cho nên bé có thể chứng minh được khả năng đa dạng của bản thân. 

Hỗ trợ bé học tập là một quá trình dài của người lớn
Hỗ trợ bé học tập là một quá trình dài của người lớn

Phương pháp Scaffolding không chỉ áp dụng trong quá trình học tiếng Anh, bất cứ lĩnh vực nào cũng có thể trở thành công cụ hỗ trợ học tập và làm việc. 

1.2. Lợi ích của phương pháp Scaffolding

Phương pháp này được áp dụng phù hợp cho mọi đối tượng, đặc biệt trong quá trình học tập ngoại ngữ của bé. Vygotsky chỉ ra 3 lợi ích chính của Scaffolding mang lại. 

  • Giúp bé học tập và tiếp nhận từ các kiến thức đã biết cho đến các kiến thức chưa biết, thông qua làm việc nhóm và xác định được ZPD (vùng phát triển lân cận). 
Bé tiếp nhận kiến thức từ các lĩnh vực khác nhau
Bé tiếp nhận kiến thức từ các lĩnh vực khác nhau
  • Sự hỗ trợ của thầy cô và cha mẹ là bước đệm và bước đà vững chắc cho sự vươn lên của bé. Từ đó có thể chinh phục được mục tiêu một cách thuận lợi và nhanh chóng. 
  • Là phương pháp phù hợp vào việc áp dụng ôn luyện trong các kỳ thi lớn như IELTS,  kỳ thi Cambridge ở các trình độ Starters, Movers, Flyers,... Bởi khi có sự hỗ trợ của thầy cô và cha mẹ sẽ là nguồn động lực giúp bé tiến bộ lên từng ngày.  

2. 5 đặc điểm cần biết về phương pháp Scaffolding 

Đây là một phương pháp học tập dựa trên quá trình mắc lỗi và cải thiện. Điều này giúp bé có thể nắm chắc được kiến thức nền tảng và nâng cao trình độ tiếng Anh nhanh chóng hơn. Các đặc điểm trong phương pháp Scaffolding được chia thành 5 phần, Bingo Leaders sẽ tổng hợp dưới đây: 

2.1. Sự đồng cảm 

Để bé có thể nắm được kiến thức dựa trên những sai lầm là cả một quá trình rèn luyện và học hỏi. Hành trình này bé cần sự giúp đỡ rất nhiều từ gia đình cũng như thầy cô. Hãy thể hiện sự đồng cảm với những sai lầm trước đây và quan tâm đến cảm xúc của bé, thúc đẩy tinh thần giúp bé học tiếng Anh tốt hơn sau những lần vấp ngã. Khi đó bé nhận biết rằng dù không hoàn thành tốt nhiệm vụ thì cha mẹ, thầy cô vẫn luôn ở bên cạnh để hỗ trợ những lúc cần thiết. 

Sự đồng cảm từ người lớn còn giúp bé lấy lại tinh thần, bé cảm thấy không bị bỏ rơi và điều giúp bé bớt lo lắng mỗi khi học tiếng Anh. Tuyệt đối không gây áp lực khi bé không học tốt bằng những bạn khác, hãy khích lệ và cho bé cảm giác tự nhiên nhất. 

2.2. Sự công nhận 

Đôi khi bé có thể đạt được thành công một cách nhanh chóng. Lúc này, việc người lớn công nhận thành tích và sự cố gắng của bé là một nhiệm vụ cơ bản và cần thiết. Vygotsky cho rằng khích lệ và công nhận những thành tích mà bé đạt được là một cách hỗ trợ bé thành công hơn trong tương lai. Điều này giúp bé vững vàng sau những sai lầm trước đây, thúc đẩy sự tự tin và tiếp tục chinh phục tiếng Anh của bé. 

Bé hiểu giá trị của bản thân khi được công nhận
Bé hiểu giá trị của bản thân khi được công nhận

Sự công nhận của cha mẹ có ích hơn khi bé đang khó khăn với việc làm quen kỹ năng mới trong tiếng Anh, lúc này ghi nhận nỗ lực và cố gắng của bé là một cách cha mẹ tiếp sức kịp thời cho bé. Khi nhận thấy giá trị của bản thân, bé có khả năng học tập linh hoạt và đạt tiến độ cao nhất. Do đó, cha mẹ cần lưu ý rằng hãy dành những điều tốt đẹp nhất cho bé bởi sự thành công hay thất bại của bé phụ thuộc rất nhiều vào cách hành xử của cha mẹ. 

2.3. Sự can thiệp 

Can thiệp đúng lúc là một cách người lớn giúp bé thoát khỏi những trở ngại trên con đường chinh phục tiếng Anh. Chẳng hạn trong lớp học bé thường ngại ngùng không dám nói tiếng Anh, vậy thì thầy cô có vai trò tìm kiếm và kết nối bé tham gia các hoạt động tạo sự tự tin cho bé. Qua hành động can thiệp của người lớn, giúp trẻ có thể giữ bình tĩnh đối mặt với thử thách, những thất bại. 

Đồng hành cùng bé vượt qua trở ngại
Đồng hành cùng bé vượt qua trở ngại

Ông Vygotsky cho hay cha mẹ cần đóng vai trò hỗ trợ, cộng tác khi bé gặp khó khăn, cùng nhau giải quyết vấn đề chứ không hoàn toàn làm việc thay cho bé. Khi cha mẹ can thiệp kịp thời sẽ mang lại điều tích cực giải tỏa tâm lý cho bé. Mọi em bé đều thích bắt chước các hành động của cha mẹ, do đó cha mẹ sống tích cực thì hiển nhiên bé cũng sẽ học theo. 

2.4. Lập kế hoạch

Một bản kế hoạch phù hợp có thể đạt được thành công nhanh chóng và tránh được những sai lầm của bé. Việc cùng nhau lập kế hoạch, sắp xếp lịch trình cụ thể mỗi ngày được coi là một công cụ giúp trẻ phát huy tính sáng tạo và khả năng làm việc độc lập. Thực hiện theo thời khóa biểu thường gây khó khăn trong thời gian đầu, tuy nhiên khi đã thích nghi lại vô cùng hữu ích, bé giảm bớt lo lắng.

Các thói quen hằng ngày đem lại sự hữu ích rất lớn cho quá trình học tập tiếng Anh, thực hiện các hoạt động dựa trên kế hoạch đã lập sẵn, bé tạo sự chủ động mà không cần cha mẹ nhắc nhở.  Vì vậy, hãy thiết lập một bản kế hoạch hoàn chỉnh, chi tiết cho bé nhé!

2.5. Khuyến khích 

Khi trải qua sự thất bại về điểm số dẫn đến mất tự tin, bé rất cần những lời động viên, cổ vũ của người lớn. Lúc này, cha mẹ phải thể hiện sự cảm thông, khuyến khích bé vực dậy tinh thần, không để bé hoài nghi về khả năng của bản thân. Từ những hành động nhỏ, cha mẹ đã giúp bé vượt qua được sự thất bại, trở thành người độc lập và sáng tạo hơn. 

3. Áp dụng phương pháp Scaffolding vào học tiếng Anh 

Việc áp dụng phương pháp Scaffolding chỉ thật sự hiệu quả nếu cha mẹ, thầy cô thật sự biết cách thực hiện đúng. BingGo sẽ cung cấp một số cách thức để sử dụng phương pháp này trong việc giảng dạy và hỗ trợ bé học tiếng Anh hiệu quả. 

3.1. Nắm được ZPD của bé

Đầu tiên cần phải nắm được ZPD (vùng phát triển lân cận) để biết được trình độ hiện tại của bé. Trước khi bước vào áp dụng Scaffolding, hãy đưa ra những câu đố, thảo luận của một chủ đề bằng tiếng Anh, từ đó các thầy cô có thể biết được kiến thức của mỗi bé. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ giỏi về một lĩnh vực, không phải bé nào cũng có ZPD giống nhau, vì vậy cần phải liên tục thay đổi chủ đề dạy học. Nếu một lớp học có nhiều ZPD khác nhau thì việc làm việc nhóm của các bé càng thú vị, học hỏi được kiến thức từ nhau nhiều hơn. 

3.2. Tích cực làm việc nhóm

Làm việc nhóm thúc đẩy sự sáng tạo và khả năng tư duy
Làm việc nhóm thúc đẩy sự sáng tạo và khả năng tư duy

Chúng ta đều thấy được tầm quan trọng của làm việc nhóm, trong phương pháp Scaffolding các bé dễ dàng hỗ trợ và học hỏi lẫn nhau khi làm cùng một chủ đề. Việc làm bài tập nhóm không chỉ áp dụng cho môn tiếng Anh, mà tất cả các lĩnh vực các bé đều phải thông thạo kỹ năng này. Thầy cô cần phân nhóm có trình độ giỏi, khá lẫn nhau để các bé học hỏi được nhiều hơn từ các bạn. Hãy liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng sự đóng góp ý kiến của các thành viên, khuyến khích các bé cùng thảo luận, tránh để một vài cá nhân làm hết các công việc. 

3.3. Không trợ giúp bé quá nhiều

Một nhược điểm khác mà ông Vygotsky đưa ra là đừng cung cấp quá nhiều sự trợ giúp, nên để các bé tự làm và rút kinh nghiệm. Điều này khiến bé thụ động, luôn trông chờ và ỷ lại không chủ động làm mọi việc. Phương pháp giáo dục Scaffolding luôn khuyến khích các bé làm trước, cha mẹ hãy ở bên cạnh chia sẻ những câu chuyện, gợi mở những việc cần làm tiếp theo cho bé. Hãy liên tục đặt các câu hỏi để bé mở rộng kiến thức, giúp bé sáng tạo và tư duy nhiều hơn. Khuyến khích bé tự tìm kiếm cách giải quyết bài tập, thay vì cha mẹ trực tiếp làm cho bé. 

4. Kết luận 

Để phát triển tư duy và khả năng ghi nhớ tốt trong tất cả các môn học, cha mẹ hãy áp dụng phương pháp Scaffolding để bé học tốt hơn mỗi ngày nhé. Ngoài ra, có thể tìm hiểu TẤT TẦN TẬT VỀ PHONICS - PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH CỰC CHẤT LƯỢNG để tham khảo phương pháp học tập khác cho bé. 

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)