SO SÁNH CON NHÀ NGƯỜI TA VỚI CON MÌNH - 5 TÁC HẠI CỰC KỲ NGHIÊM TRỌNG

So sánh con nhà người ta với com mình liệu có phải điều nên làm? Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG. Vậy tại sao bố mẹ lại hay áp dụng hành động đó? Nó dẫn đến tác hại như thế nào? Tất cả sẽ được BingGo Leaders chia sẻ duy nhất trong bài viết này.

So sánh con nhà người ta với con mình và tác hại không tưởng
So sánh con nhà người ta với con mình và tác hại không tưởng

1. Lý do nào khiến ba mẹ hay so sánh con nhà người ta với con mình?

Chắc chắn rằng chính chúng ta trong quá khứ cũng đã từng ít nhất một lần bị phụ huynh đặt lên bàn cân để so sánh với con nhà người ta. Nói là so sánh nhưng đa phần ở đây là sự thua thiệt toàn diện của bản thân. Nhưng lý do gì khiến bố mẹ đưa ra những lời nói đó?

1.1. Muốn con tiến bộ, học hỏi

Lý do lớn nhất chính là muốn con nhìn vào những trường hợp thành công để học hỏi. “Con nhà người ta” theo nghĩa mở rộng có thể là bạn cùng lớp, bạn hàng xóm hoặc chính anh chị em trong nhà.

Ba mẹ muốn con học hỏi và tiến bộ hơn
Ba mẹ muốn con học hỏi và tiến bộ hơn

Nhiều người nghĩ “quả cân” ở đây chỉ có thành tích học tập. Tuy nhiên, ba mẹ đang sử dụng rất nhiều quy chuẩn để so sánh. Đó có thể là thành tích học tập, chữ viết, sự lễ phép, năng động và có thể là cả ngoại hình,...

Và ba mẹ nghĩ rằng con sẽ cảm thấy hổ thẹn, lấy tấm gương sáng chói ấy để làm động lực phát triển.

1.2. Tâm lý sợ thua kém người khác

Đây là tâm lý chung của rất nhiều bậc phụ huynh nhưng không ai trực tiếp công thừa nhận điều ấy.

Khi gặp một bạn nhỏ khác học giỏi hơn, lễ phép hơn, hoạt bát hơn,... ba mẹ sẽ ngay lập tức nghĩ về con mình. Lúc ấy những suy nghĩ tiêu cực bắt đầu hiện lên. Tại sao con họ lại được giỏi như vậy? Tại sao tôi cũng tạo điều kiện giống hệt mà con của tôi lại chẳng bằng con người ta? Họ mà biết con tôi kém như này chắc sẽ chê cười tôi mất?

Ba mẹ bức xúc khi đưa ra những lời so sánh
Ba mẹ bức xúc khi đưa ra những lời so sánh

Một khi sự bực tức và tâm lý sợ thua thiệt đã lên đến đỉnh điểm, cha mẹ sẽ trút hết điều ấy bằng những lời so sánh con nhà người ta với con mình. Không may thay, đối tượng đầu tiên phải chịu đựng những câu phán xét tiêu cực ấy lại chính là những bạn nhỏ.

2. So sánh con nhà người ta và 5 tác hại cực kỳ nghiêm trọng

So sánh con nhà người ta với con mình chắc chắn sẽ để lại những hệ lụy mà chúng ta không thể lường trước. Dưới đây là 5 tác hại cực kỳ nghiêm trọng có thể xảy ra khi con bất đắc dĩ phải đón nhận những câu nói ấy.

2.1. Gây áp lực đè nặng lên con

Cứ tưởng việc so sánh sẽ giúp con tiến bộ, ngờ đâu đó lại là “quả cân” đè nặng trong suy nghĩ của các bạn nhỏ. Vì so sánh, con phải cố gắng để chạy theo người khác, làm giống y hệt những gì người khác đang làm.

Con cảm thấy áp lực khi bị so sánh
Con cảm thấy áp lực khi bị so sánh

Điều đó khiến con dù con nhỏ tuổi nhưng luôn cảm thấy cực kỳ áp lực, lúc nào cũng sợ cha mẹ chê trách.

2.2. Con thiếu tự tin vào bản thân

Khi bị mang ra so sánh, nhiều bé sẽ cho rằng mình tại sao lại quá kém cỏi như vậy. Từ đó sinh ra tâm lý thiếu tự tin vào bản thân, sợ thay đổi, sợ thua thiệt.

Chính nỗi lòng ấy sẽ hạn chế khả năng phát triển nhiều điểm mạnh khác. Lý do bởi con không còn tin rằng mình làm được, không dám khẳng định bản thân, không dám giơ tay phát biểu trên lớp và con rất nhiều thứ không dám nữa.

2.3. Trẻ ngại không dám giao tiếp

Trẻ không dám giao tiếp vì nghĩ bản thân kém cỏi
Trẻ không dám giao tiếp vì nghĩ bản thân kém cỏi

Khi suốt ngày là nhân vật thua thiệt trong các cuộc so sánh, rõ ràng con nghĩ rằng xung quanh mình ai ai cũng đều tài giỏi và mình chính là người kém nhất. Bởi vậy, con tự tin không muốn giao tiếp bởi chúng sợ bị chê cười trong mắt bạn bè hay người lớn.

2.4. Bộc lộ sự đố kỵ

Có đứa trẻ nào mà không tồn tại sự đố kỵ. Chỉ khác ở chỗ là sự đố kỵ ấy được biểu hiện rõ ra bên ngoài hay nằm tiềm ẩn ở sâu bên trong mà thôi.

Sau khi bị so sánh con nhà người ta, không ngoại trừ khả năng con sẽ hình thành tâm lý ganh ghét đố kỵ. Con nghĩ rằng “Mình cũng cố gắng, phấn đấu như vậy rồi mà bố mẹ và mọi người vẫn đánh giá cao bạn ý. Bạn ý được khen còn mình thì bị chê trách. Không công bằng, mình rất ghét bạn ý.”

Sự đố kỵ khi con thấy rằng không công bằng
Sự đố kỵ khi con thấy rằng không công bằng

Sự đố kỵ có thể xảy ra mối bất hòa, xa cách giữa những người bạn, hàng xóm hay chính anh chị em trong gia đình.

2.5. Tạo khoảng cách giữa con và bố mẹ

Nỗi lo này nếu nó thực sự xảy ra thì sẽ vô cùng đáng sợ. Bé suy nghĩ và cho rằng do bố mẹ không quý mình, ghét mình nên mới suốt ngày chê và mang mình ra so sánh như vậy.

Con không còn muốn tâm sự hay nói chuyện cùng ba mẹ
Con không còn muốn tâm sự hay nói chuyện cùng ba mẹ

Tâm lý ấy chắc chắn khiến khoảng cách giữa con và bố mẹ mỗi lúc một xa hơn. Con không còn muốn trò chuyện, tâm sự cùng mẹ, thờ ơ với sự quan tâm, chăm sóc của người thân.

3. Lời kết

Việc so sánh con nhà người ta với con mình có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng mà bố mẹ không hề nghĩ đến. Do đó, hãy ngừng ngay những câu nói so sánh, cố gắng dành thời gian quan tâm và động viên con nhiều hơn. Đừng quên nói với con rằng “cố lên, ba mẹ tin con sẽ làm được”.

Bên cạnh đó, ba mẹ có thể dành thời gian tìm đọc những nội dung hữu ích trong việc giáo dục trẻ như cách người Mỹ rèn luyện trẻ hay cách dạy con của người Nhật.

BingGo Leaders chúc ba mẹ thành công trong việc nuôi dạy lên những bạn nhỏ thành công.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)