Chỉ số EQ là một thành phần quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Khi có EQ cao, con có khả năng kiểm soát tốt cảm xúc hay sự tức giận. Có thể thấy quá trình trưởng thành của bé luôn cần tới những kỹ năng liên quan tới cảm xúc rất nhiều. Vì vậy nhiều bố mẹ luôn cố gắng tìm cách tăng chỉ số cảm xúc EQ cho con.
Trong bài viết này BingGo Leaders sẽ chỉ ra một số sai lầm của bố mẹ trong quá trình giúp con tăng chỉ số cảm xúc EQ.
1. Các cấp độ phổ biến của chỉ số cảm xúc EQ
Có 4 cấp độ thường thấy của chỉ số cảm xúc EQ ở trẻ, ở mỗi cấp độ biểu hiện và hành vi của con sẽ có đôi nét khác biệt nhau. Do đó nếu căn cứ vào hành vi hay biểu hiện, bố mẹ cũng có thể biết được con đang ở cấp độ nào.
- Cấp độ nhận biết (EQ < 84)
Ở cấp độ này bé yêu của bạn có thể nhận biết được cảm xúc của bản thân hiện tại là gì, đồng thời cũng nắm được cảm xúc của những người xung quanh mình.
- Cấp độ thấu hiểu (EQ từ 85 -115)
Đối với mức độ thấu hiểu, bé đã sở hữu cho mình khả năng nhận biết rất ổn. Ngoài ra là khả năng hiểu sâu, hiểu rộng và cặn kẽ được lý do, kết quả và hiện trạng cảm xúc của bản thân hay người khác. Bé sẽ thường tự đặt một vài câu hỏi liên quan đến cảm xúc như “Vì sao bố/mẹ lại buồn” “Tại sao mình ngoan ngoãn thì bố mẹ rất yêu thương mình”
- Cấp độ đáp lại (EQ từ 116 -130)
Khi các bạn nhỏ đã thấu hiểu và nhận biết được cảm xúc của bản thân và người khác, trẻ có thể có được khả năng miêu tả và trả lời lại những cảm xúc đó. Biểu hiện của cấp độ này là bé thông cảm và chia sẻ khi người khác hay bé có tâm tư, cảm xúc cần giải quyết
- Cấp độ làm chủ (EQ > 131)
Ở cấp độ cao nhất là cấp độ làm chủ, bé đã phải có thể kiểm soát cảm xúc của mình. Khả năng bé phát triển về mặt tự duy vô cùng cao, bé cũng rất được lòng người khác vì những hành động ứng xử vô cùng hợp lý với cộng đồng.
2. Sai lầm của bố mẹ khi giúp con tăng chỉ số EQ
Chính vì những lợi thế khi trẻ có EQ cao, nhiều bậc phụ huynh luôn cố gắng tìm cách để tăng chỉ số cảm xúc cho con. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều phương pháp trong đó có những cách làm phản khoa học, cha mẹ cần chọn lọc để áp dụng. Một số phụ huynh vẫn hay vướng vào một số sai lầm sau khi giúp con tăng EQ.
2.1. Không tìm hiểu và kiểm tra EQ của con trước
Không ít cha mẹ chưa tìm hiểu chỉ số cảm xúc ở trẻ tiết lộ điều gì về tính cách của bé yêu mà đã vội vàng tìm đủ mọi cách để tăng EQ cho con. Điều này khiến nhiều bố mẹ thậm chí nhầm lẫn giữa EQ và IQ và chọn sai phương pháp.
Khi không nắm rõ được bản chất của vấn đề khiến nhiều bố mẹ lầm tưởng và con cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu không được áp dụng đúng cách. Bố mẹ nên lưu ý và tìm hiểu trước kỹ càng, kết hợp với test EQ của con để đưa ra những hướng tăng EQ hiệu quả cho bé.
2.2. Quá thường xuyên sử dụng điện thoại
Nhiều tài liệu cho thấy những cha mẹ có trí tuệ cảm xúc từ trung bình tới cao sẽ ít khi sử dụng điện thoại quá mức trước mặt con cái của họ. Khi đó trẻ có nhiều thời gian để tương tác và kết nối cùng bố mẹ. Từ đó EQ cũng được cải thiện đáng kể. Trái lại, nhiều bạn nhỏ khi thấy ba mẹ dùng điện thoại nhiều sẽ có xu hướng học theo và luôn muốn chơi cùng chiếc điện thoại. Con thu mình lại và không quan tâm đến những cách cải thiện EQ được người thân áp dụng.
2.3. Những hướng giao tiếp khiến con tổn thương EQ
Theo một số nghiên cứu của giáo sư tâm lý đồng thời là nhà khoa học thần kinh Ethan Kross của đại học Đại học Michigan cho rằng, bạo lực ngôn ngữ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến EQ của bé.
Khu hồi hải mã (Hippocampus - là một cấu trúc quan trọng của não bộ dùng để tăng khả năng ghi nhớ), khu thể chai (Corpus callosum - đường chính kết nối giữa hai bán cầu não với nhau) và khu thùy trước trán là những khu vực của não bộ bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Chúng chịu trách nhiệm quản lý về cảm xúc, nhận thức, hay cả suy nghĩ và việc đưa ra quyết định của một con người. Do đó những đứa trẻ khi bị bạo lực ngôn từ sẽ dẫn tới tình trạng thay đổi cấu trúc của não bộ và cũng sống trong một sự cảnh giác rất cao vì thiếu an toàn. Lâu dần chúng sẽ hành động chậm chạp, thụ động và giảm IQ và EQ đồng thời.
- Hướng giao tiếp chỉ trích con cái nặng nề: Các nhà khoa học đã đưa ra kết quả khi thí nghiệm quét não bộ của 2 đứa trẻ, trong đó một đứa trẻ lớn lên trong gia đình có cha mẹ ít hoặc không sử dụng bạo lực ngôn từ và một em thường xuyên bị cha mẹ mắng chửi bằng các ngôn từ rất nặng nề. Kết quả cho thấy, thể tích não của trẻ bị phụ huynh mắng chửi nhỏ hơn so với trẻ còn lại. Điều này rõ ràng đã khiến trí tuệ cảm xúc của con hoàn toàn có nguy cơ suy giảm.
- Cha mẹ so sánh và luôn hạ thấp con: Nếu cha mẹ liên tục so sánh con và trẻ khác, hoặc không công nhận nỗ lực, thành quả của con, dùng lời nói để chê bai khiến trẻ chịu nhiều tổn thương về mặt tâm lý. Từ đó đứa trẻ tin vào những lời cha mẹ và tự nhận mình "kém cỏi". Suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp về EQ của trẻ sau này.
- Cha mẹ liên tục đổ lỗi cho con: Khi việc không hay xảy ra, thay vì bình tĩnh để tìm hiểu rõ về nguyên nhân, nhiều bố mẹ ngay lập tức đổ mọi tội lỗi lên con trẻ như "vì mày nên bố mẹ mới cãi nhau", "vì nuôi mày nên bố mẹ mới vất vả đi làm, phải tốn tiền tốn bạc",...
3. Phương pháp tăng chỉ số cảm xúc EQ cho con trẻ cực đơn giản
Bất kỳ cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có được chỉ số cảm xúc cao, tuy nhiên phải cân nhắc thật kỹ phương pháp và mục tiêu khi quyết định tăng chỉ số cảm xúc EQ cho con.
3.1. Dạy con điều chỉnh cảm xúc
Có 3 hành vi khiến cản trở việc phát triển EQ của con bao gồm: Bỏ qua các cảm xúc tiêu cực của con; có cảm giác không hài lòng khi có những cảm xúc tiêu cực; buộc tội và chấp nhận cảm xúc tiêu cực. Cha mẹ cần biết các hướng dẫn con đối diện và đánh bại cảm trạng thái tiêu cực về mặt cảm xúc thay vì để con có hành vi như trên.
Một số cách bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ xử lý các cảm xúc không tốt như:
- Đồng cảm khi con buồn bã, chia sẻ lúc con tiêu cực: Một số câu nói bố mẹ có thể dựa vào tùy trường hợp như “Mẹ biết con buồn, con có muốn bố mẹ giúp không?”, “Nếu mẹ bị vậy mẹ cũng sẽ buồn lắm, con cần mẹ giúp gì nào?”
- Tìm hiểu nguyên nhân khi con tức giận: Không nên để con tức giận và trốn tránh hay đổ lỗi cho con một cách nặng nề. Phụ huynh nên xoa dịu con bằng những câu hỏi, lời quan tâm
3.2. Nói chuyện, tâm sự với con thường xuyên
Để hiểu và khuyến khích con hơn trong việc bày tỏ, đối diện và giải quyết cảm xúc, cha mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với trẻ. Điều này giúp cho gia đình thêm gần gũi, con và bố mẹ sẽ hiểu nhau hơn.
Hãy rèn luyện con bằng cách thường xuyên nói lời cảm ơn khi trẻ làm điều gì đó cho bố mẹ và đừng quên nói lời xin lỗi chân thành nếu đã làm gì sai, thất hứa với bé yêu nhà mình.
3.3. Loại bỏ hoàn toàn cách nói chuyện tiêu cực
Không ít phụ huynh vẫn giữ suy nghĩ mình là phụ huynh thì có thể nói bất kỳ điều gì với con mà con không được phép phản đối. Thậm chí có một số bố mẹ thường xuyên bạo lực ngôn từ với con. Tôn trọng và yêu thương con mới là hướng phát triển EQ hợp lý với bất kỳ đứa trẻ nào
3.4. Lựa chọn môi trường giáo dục tốt
Khi ở độ tuổi tới trường, môi trường giáo dục chính là thứ trẻ tiếp xúc hằng ngày và hiện nay học kiến thức phải đi cùng kỹ năng xã hội. Nhiều ngôi trường cả công lập, tư nhân hay các trường hệ quốc tế hiện nay đã chú trọng hơn đến phát triển song song IQ và EQ cho các bé.
Khi được học tập ở môi trường giáo dục tốt, bé sẽ luôn được khuyến khích để tìm ra hay phát huy khả năng cá nhân của mình. Học được cách bày tỏ và kiểm soát cảm xúc khi phải liên tục tiếp xúc với những mối quan hệ xung quanh.
3.5. Phát triển EQ của con bằng cách kể chuyện
Những câu chuyện nhỏ kể trước giờ đi ngủ hay lúc rảnh rỗi cuối tuần lại chính là những thứ tạo nên các cung bậc cảm xúc đa dạng trong bản thân bé. Những tình trong các câu chuyện sẽ giúp con chủ động suy nghĩ trước một số tình huống với cảm xúc khác nhau và cách giải quyết nó.
4. Tổng kết
Tăng chỉ số cảm xúc EQ giúp bé có được sự kiểm soát về cảm xúc bản thân tốt nhất có thể, bố mẹ nên lưu ý lựa chọn tránh những sai lầm khiến cả con và bố mẹ đều tổn thương.