Chỉ số EQ hay chỉ số cảm xúc là một cụm từ đã khá quen thuộc ở Việt Nam, nhiều người sử dụng nó để phân tích về mặt tâm lý học, xã hội học hành vi,...Những thông số này cũng sẽ đưa đến một vài thông tin về con của mình mà bố mẹ có thể sẽ muốn biết.
Trong bài viết này, BingGo Leaders sẽ đưa đến cho bố mẹ một vài thông tin tổng quan về chỉ số cảm xúc ở trẻ và một số ý nghĩa nổi bật của những chỉ số này với cuộc sống của con.
1. Chỉ số EQ là gì?
Chỉ số EQ là viết tắt của Emotional Quotient được phiên dịch ra tiếng Việt là khả năng kiểm soát, nhận diện suy nghĩ và cảm xúc. Nhiều người biết tới bằng nghĩa ngắn gọn hơn là chỉ số cảm xúc.
Đối với những cô, cậu bé có khả năng kiểm soát kiểm xúc của bản thân tốt thường dễ dàng giao tiếp và kết nối với mọi người. Tuy nhiên những năm trước, chỉ số EQ thường không được quan tâm nhiều bằng IQ bởi một số quan niệm sai lầm.
Nhiều người đến hiện tại vẫn bị nhầm lẫn giữa EQ (chỉ số cảm xúc) và IQ (chỉ số trí tuệ) dẫn đến những sự so sánh sai lệch và phân tích thiếu hợp lý.
Để so sánh ngắn gọn có thể hiểu IQ là viết tắt của Intelligence Quotient, dịch ra tiếng Việt là một chỉ số về trí thông minh của não bộ con người. Khi nói ai đó có IQ cao thì đồng nghĩa với việc người đó có được một sự tư duy nhanh nhạy.
Trong khi EQ chính xác là khả năng về mặt cảm xúc của bản thân và người xung quanh. Theo các báo cáo khoa học thì khi con người có EQ họ sẽ có được khả năng chịu áp lực và bình tĩnh trước mọi tình huống, đây cũng là người giàu tình cảm.
2. Chỉ số EQ tiết lộ điều gì về tính cách trẻ
Ba mẹ có thể phán đoán tính cách của con thông qua chỉ số EQ. Tuy nhiên các bậc phụ huynh vẫn nên quan sát và tìm đến các phương pháp khoa học khác để đánh giá toàn diện vấn đề này.
2.1. Chỉ số EQ dưới 85
Chỉ số cảm xúc ở mức bình thường của mỗi người sẽ rơi vào khoảng từ 85 tới 115, đây là khoảng phổ biến nhất thế giới, nó chiếm tới 68% dân số. Vậy với những bạn nhỏ có EQ thấp hơn mức này sẽ có những biểu hiện khác khác biệt như:
-
Dễ cáu giận - có hành động la hét
Ở trẻ nhỏ nếu chỉ số cảm xúc của bé thấp sẽ thường khó kiểm soát những những biểu hiện về cảm xúc của mình, hành vi của bé sẽ bộc phát theo ý muốn chủ quan của bản thân và không quan tâm tới bất kỳ ai xung quanh.
Chính vì lý do này nên khi trẻ thường xuyên ăn vạ, cáu giận hay thậm chí là la hét lúc không hài lòng có thể là lúc trẻ đang rơi vào trạng thái mất kiểm soát cảm xúc.
-
Ích kỷ quá mức
Đây là một biểu hiện khá dễ bắt gặp ở các bạn nhỏ có EQ thấp. Khi bé thể hiện sự ích kỷ, các con sẽ gặp khó khăn với việc nhận diện và thông cảm cho cảm xúc của đối phương, Những hành vi và lời nói của trẻ dễ gây tổn thương cho người đối diện và trẻ luôn cho bản thân mình là nhất
-
Phản ứng gay gắt với những lời phê bình
Chúng ta đều biết rằng trẻ em rất thích những lời khen dành tặng cho chúng thế nhưng khi bị phê bình nếu trẻ có những hành động, phản ứng lại quá gay gắt với lời phê bình cũng chính là một biểu hiện của EQ thấp.
2.2. Chỉ số EQ cao từ 85 đến trên 131
Một số chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học đã chỉ ra các đặc điểm thường gặp ở đứa trẻ có EQ từ mức trung bình tới cao như:
-
Biết an ủi mọi người xung quanh
Bé yêu biết chia sẻ, đồng cảm với những người xung quanh là đặc điểm phổ biến của việc có EQ cao. Các con biết khi nào người khác cần được an ủi và có thể suy nghĩ vấn đề từ góc độ của người khác. Thông thường trẻ sẽ dễ kết bạn và giao lưu với người khác.
Những đứa trẻ có khả năng chia sẻ, có lòng trắc ẩn, và sở hữu khả năng giải quyết xung đột, biết cách tiếp thu ý kiến và chấp nhận thay đổi hợp lý là những dự báo cho sự thành công trong cuộc sống của bé.
Nếu bé con của bạn thương cảm cho chú con bọ bị thương, bé có xu hướng muốn dỗ dành những bạn nhỏ đang khóc, có thể con bạn sở hữu một chỉ số cảm xúc khá cao.
-
Có khả năng giữ bình tĩnh tốt
Ngay cả nhiều người lớn đôi khi cũng gặp khó khăn trong việc xoa dịu bản thân mình lúc rơi vào căng thẳng, bực tức. Nếu bạn nhỏ có chỉ số cảm xúc cao sẽ biết điều chỉnh cảm xúc của mình theo những cách đơn giản như hít thở sâu,... khi bị kích động thay vì la hét, tức giận.
Nói một cách khác thì trẻ EQ cao thường ít khi có phản ứng cáu giận hay la hét hơn bạn cùng lứa tuổi. Các bé hoàn toàn có thể nhận biết những cảm xúc hợp lý của bản thân và biết được cách cư xử đúng đắn
-
Biết cách lắng nghe
Khi có những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống, người ta cần được giải tỏa và cách tốt nhất là một người ở cạnh để lắng nghe. Trẻ biết lắng nghe và sẻ chia tạo cho người khác sự tôn trọng và vô cùng ấm áp khi ở cạnh.
Nhà tâm lý học giáo dục Michele Borba cho biết khi trẻ đọc được cảm xúc của người khác, bé thường bày tỏ cảm xúc của mình, đồng cẩm với câu chuyện của họ. Thậm chí, bạn nhỏ sẽ sẵn sàng lắng nghe ai đó tâm sự và giúp họ giải tỏa cảm xúc của mình.
-
Trẻ có thể thích nghi nhanh với các thay đổi
Không ít bạn nhỏ sẽ hoảng loạn nếu có sự thay đổi hay nhiều những điều không đúng dự định. Khi bạn nhỏ nhà bạn cảm thấy dễ thích ứng với những thay đổi và hoàn toàn có thể kiểm soát được những điều lệch với dự định, đó chính là dấu hiệu cho thấy bé sở hữu chỉ số EQ cao.
-
Biết cách sử dụng ngôn ngữ của mình để bày tỏ cảm xúc
Những bạn nhỏ thường có chỉ số cảm xúc cao thường sẽ giỏi trong việc nhận biết và thổ lộ cảm xúc của mình qua ngôn ngữ lời nói. Nghiên cứu khoa học chỉ ra bé sẽ làm chủ bản thân vì hiểu được cảm xúc của bản thân và cách bày tỏ hợp lý.
Nếu trẻ có chỉ số cảm xúc cao có môi trường giáo dục tốt thì khả năng nhận thức cũng sẽ tốt hơn nhiều trẻ cùng lứa tuổi khác.
4. Tổng kết
Chỉ số EQ của trẻ nói nên rất nhiều nét tính cách hay thậm chí là hành động thường ngày của trẻ. Chỉ số này không rèn luyện qua sách vở trường lớp được nhưng hoàn toàn có thể thông qua thay đổi thói quen hoạt động sống. Phụ huynh hãy tìm hiểu để có thể giúp con mình rèn luyện tăng chỉ số này nếu cần thiết.