Đỗ Nhật Nam được biết đến là cái tên được nhiều phụ huynh quan tâm khi con là nhà dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam. Từ khi lên 7, con đã là tác giả của một tựa sách và dịch thuật. Bí kíp để mẹ Đỗ Nhật Nam dạy con tiếng Anh ngay từ nhỏ là gì? Cùng BingGo Leaders tìm hiểu nhé!
I, Đỗ Nhật Nam và những thành tựu
Từ những năm 2010, khán giả truyền hình trên cả nước đã khá ấn tượng với hình ảnh cậu bé nhỏ đáng yêu của chương trình “Chúc bé ngủ ngon". Cậu bé đó là Đỗ Nhật Nam, tuy chỉ mới 7 tuổi nhưng em đã tham gia các chương trình truyền hình và được mọi người yêu mến.
Khi đó cậu bé Đỗ Nhật Nam mới chỉ gây ấn tượng bởi lối nói chuyện tự nhiên, khả năng thể hiện trước ống kính tự tin của em trên sóng truyền hình. Cho đến khi khán giả biết được em chính là dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam thì đa phần công chúng không khỏi ngỡ ngàng.
Làm thế nào để một bạn nhỏ 7-8 tuổi có thể đạt 940/990 điểm TOEIC và là dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam? Cách học tiếng Anh của bé có gì đặc biệt và cụ thể như thế nào trong khi con đều có bố mẹ là người Việt?
Nhiều người cho rằng Nhật Nam là ‘thần đồng' nhưng tuy nhiên mẹ của em, chị Phan Hồ Điệp khẳng định em cũng như bao bạn nhỏ bình thường khác chỉ có điều con được tiếp xúc với tiếng Anh đúng phương pháp ngay từ nhỏ.
Điều quan trọng để Nhật Nam yêu thích và đam mê môn tiếng Anh từ nhỏ phần lớn là sự định hướng và dạy dỗ của chính bố mẹ. Không ai hết, bố mẹ chính là người thầy đầu tiên của em.
II, Mẹ Đỗ Nhật Nam dạy con như thế nào?
Từ câu chuyện của Đỗ Nhật Nam, nhiều bà mẹ cũng có mong muốn học hỏi kinh nghiệm dạy con và chị Phan Hồ Điệp (mẹ Nam) đã nhiều lần chia sẻ về những quy tắc dạy con thành công từ nhỏ.
Những chia sẻ của chị Điệp nhận được sự đồng cảm và ngưỡng mộ từ rất nhiều bà mẹ. Đối với chị, không có phương pháp nào cao siêu cả. Các bé có thể nói tiếng Anh tốt với những lưu ý đơn giản dưới đây:
1, Học Tiếng Anh nhưng phải nói sõi Tiếng Việt
Rất nhiều bà mẹ quá lạm dụng việc học tiếng Anh, cho con học tại các trường song ngữ/quốc tế ngay từ sớm nhưng không có thời gian dành cho con. Điều đó dẫn tới việc mặc dù con nói được tiếng Anh nhưng không thể giao tiếp tốt với tiếng Việt.
Đây là hiện tượng hết sức nghiêm trọng bởi con đang sống trong môi trường tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ và gia đình con đều là người Việt. Mặc dù con giao tiếp được với tiếng Anh song con sẽ thiếu đi sợi dây gắn kết văn hoá với cội nguồn.
Theo mẹ Đỗ Nhật Nam, tình trạng con bị rối loạn ngôn ngữ có thể do gia đình cho bé xem các thiết bị điện tử nhiều. Người lớn nói tiếng Anh lẫn tiếng Việt cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé bị rối loạn ngôn ngữ.
Chị Phan Hồ Điệp chia sẻ thêm rằng dù dạy bé ngôn ngữ nào thì người lớn cũng cần yêu cầu bé nói đúng 1 ngôn ngữ đó. Ví dụ khi đang thực hành tiếng Anh, bé sẽ cố gắng chỉ nói tiếng Anh. Trong cuộc sống thường nhật, cả nhà nói tiếng Việt thì bé sẽ không nói tiếng Anh và cố gắng học thêm các từ vựng trong tiếng Việt.
Bằng việc áp dụng cách này, Nhật Nam vừa có thể nói tiếng Anh và vốn tiếng Việt của em vẫn rất phong phú. Điều đó thể hiện ở việc con nói chuyện, làm MC bằng tiếng Việt rất tự nhiên và trôi chảy. Ngay cả người lớn cũng rất khó huống chi là một bạn nhỏ. Điều đó chứng tỏ Nam có vốn từ vựng tiếng Việt rất phong phú.
2, Học Tiếng Anh cần thường xuyên
So với các môn học khác, ngoại ngữ là môn học rất dễ quên, chỉ cần không rèn luyện và không tạo thành thói quen, con sẽ quên ngay. Vì vậy để con học tiếng Anh hiệu quả, bố mẹ cần chú ý tới tần suất học thường xuyên. Việc học tiếng Anh của con nên được sắp xếp vào một khung giờ cố định trong ngày và được thực hiện mỗi ngày.
Ở khung giờ quy định, bố mẹ có thể đăng ký cho bé tham gia các lớp tiếng Anh tại trung tâm hoặc học Online ngay tại nhà. Số lượng buổi học tuỳ vào khả năng của bố mẹ, lịch học của con và trung tâm. Trong những ngày không có giờ học, bố mẹ có thể cùng bé ôn tập hoặc tạo ra các hoạt động bằng Tiếng Anh.
Các hoạt động đó bao gồm: nghe nhạc Tiếng Anh, đọc truyện bằng tiếng Anh, chơi trò chơi bằng Tiếng Anh. Đều đặn các ngày như vậy, con sẽ mặc định học tiếng Anh là một hoạt động hàng ngày con cần làm và là cơ hội để con rèn luyện tiếng Anh hàng ngày.
3, Dựa vào sở thích của con để tạo ra chủ đề học
Học tập tiếng Anh đối với bé nên xuất phát từ những thứ con thích. Khi được trải nghiệm thứ mình thích, bé sẽ học tập chủ động và tích cực hơn. Nếu con yêu thích búp bê, hãy cho bé học tiếng Anh với các chủ đề xoay quanh búp bê. Bé thích ô tô, hãy biến những giờ học tiếng Anh trở thành giờ khám phá và tìm hiểu về ô tô.
Đối với Nhật Nam, em là một cậu bé yêu thích nấu ăn và các dụng cụ nhà bếp. Do vậy, mẹ Đỗ Nhật Nam đã nhiều lần chia sẻ rằng nơi em yêu thích nhất để học tiếng Anh đó chính là trong nhà bếp.
Còn nếu các bé thích đọc sách, vẽ tranh hay chơi game,... thì những hoạt động đó cũng có thể trở thành chủ đề để các con học tiếng Anh. Các con có thể học trong phòng đọc, học trong phòng chơi Game và thậm chí học từ truyện tranh trước khi đi ngủ.
Bố mẹ không nên giới hạn việc học của con là phải ngồi vào bàn học và mở sách vở. Từ những sở thích đơn thuần hàng ngày mới chính là địa điểm lý tưởng để học tiếng Anh.
Học theo sở thích của con giúp việc tiếp thu của bé trở nên hiệu quả, dễ dàng hơn. Từ những chủ đề về sở thích, bé tìm ra được những thú vui và niềm đam mê mới của con.
4, Phụ thuộc vào ý chí của con
Bố mẹ là người tạo điều kiện và hướng con theo những phương pháp học đúng ngay từ nhỏ. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả đến đâu thì điều đó cũng phụ thuộc vào ý chí và sở thích của con.
Nếu con có khả năng học mà không yêu thích môn học này, bố mẹ cũng không nên bắt ép con. Sự bắt ép vô tình khiến con cảm thấy khó chịu và đem lại những cảm xúc tiêu cực. Do vậy dù ba mẹ có đầu tư cỡ nào cho con nhưng bản thân con không muốn thì cũng khổ thể bắt ép.
Bố mẹ hãy tôn trọng quyết định của con và giúp con trải nghiệm thêm thật nhiều lĩnh vực. Khi có đủ trải nghiệm, con sẽ cảm nhận được tầm quan trọng của các môn học, trong đó có tiếng Anh.
Phụ huynh Việt Nam thường có thói quen so sánh con với người khác. Khi thấy một bạn nhỏ nào đó giỏi tiếng Anh, bố mẹ lại đem câu chuyện đó ra để kể và vô tình hiến con không vui. Con cũng có thể trở nên ghét môn tiếng Anh.
Dựa vào kinh nghiệm chia sẻ bí quyết dạy con tiếng Anh của mình, chị Phan Hồ Điệp luôn khuyến khích phụ huynh tạo ra môi trường ngôn ngữ đủ tốt để con phát triển không riêng tiếng Anh mà có thể là ngôn ngữ khác.
Thông tin khóa học
Mời ba mẹ tham khảo thêm các khóa học nổi bật của BingGo Leaders như:
- Khóa học Kindergarten cho các bé mầm non
- Khóa học Starters cho bé từ 6-7 tuổi
- Khóa học Movers cho bé từ 8-9 tuổi
- Khóa học Flyers cho bé từ 10-13 tuổi
>>> Ba mẹ có thể đăng ký test trình độ online miễn phí cho bé để đánh giá trình độ tiếng Anh lựa chọn phương pháp học phù hợp nhất với trẻ ngay bây giờ!
LỜI KẾT
Để nuôi dạy một bạn nhỏ trưởng thành, mẹ Đỗ Nhật Nam cũng đã có kế hoạch và tư duy thai giáo ngay từ khi con nằm trong bụng mẹ. Nuôi con là một hành trình vất vả và hành trình học tiếng Anh của con cũng vậy. Với 03 lời khuyên trên, mong rằng các bố mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm để cùng con học tiếng Anh mỗi ngày.