[ÔN TẬP] phép nhân hóa tiếng Việt lớp 3 - Dễ học, dễ hiểu

Bài phép nhân hóa tiếng việt lớp 3 là một bài học trong nội dung luyện từ và câu nhằm cập nhật kiến thức cho học sinh và cải thiện kỹ năng tiếng Việt của người học.

Vậy phép nhân hóa là gì? Tác dụng của phép nhân hóa và cách để giải các bài tập về phép nhân hóa lớp 3? Hãy cùng BingGo Leaders tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Phép nhân hóa tiếng Việt lớp 3 là gì?

Phép nhân hóa hay biện phép tu từ nhân hóa là việc dùng các từ ngữ sử dụng miêu tả con người để gọi tên, miêu tả đồ vật, con vật hay sự vật nào đó. Từ đó khiến cho các sự vật, hiện tượng đó trở nên sinh động, hấp dẫn và gần gũi hơn.

Khái niệm nhân hóa
Khái niệm nhân hóa

Phép nhân hóa tiếng Việt lớp 3 có 3 hình thức cơ bản:

  • Hình thức 1: Gọi các sự vật bằng những từ ngữ để gọi con người.

Các sự vật như đồ vật, con vật hay cây cối không chỉ được gọi một cách thông thường, mà được gọi giống như con người.

Ví dụ: Bác sư tử trống trông thật dũng mãnh.

  • Hình thức 2: Miêu tả các sự vật bằng những từ ngữ dùng để miêu tả con người.

Đối với miêu tả sự vật, hiện tượng có thể thông qua phép nhân hóa để miêu tả dưới dạng hành động, ngoại hình, tính cách, tâm trạng.có thể tả dưới nhiều dạng như hành động, tâm trạng, ngoại hình, tính cách….

Ví dụ: Chú sóc đang ngồi học bài trên cành cây.

  • Hình thức 3: Xưng hô với sự vật, hiện tượng thân mật như với con người.

Ví dụ: Kìa chú cá nhỏ, ta đã đợi cậu suốt ngày hôm nay.

Ở chương trình học lớp 3, khái niệm về phép nhân hóa khá đơn giản để người học có thể dễ dàng tiếp thu. Nên về cơ bản, các bạn chỉ cần nắm nội dung này là đã có thể làm được bài.

2. Tác dụng của phép nhân hóa tiếng Việt lớp 3

Phép nhân hóa không những làm cho các cây cối, đồ vật, sự vật, con vật trở nên sinh động hơn mà còn giúp bài thơ, bài văn của các nghệ sĩ trở nên hấp dẫn hơn. 

Bên cạnh đó, phép nhân hóa tiếng Việt lớp 3 còn giúp cho mối quan hệ giữa con người và sự vật trở nên mật thiết, gần gũi như bạn bè.Thông qua nhân hóa, những tình cảm và suy nghĩ của con người với các loài vật, sự vật hay thiên nhiên được thể hiện một cách rõ ràng.

3. Giải các bài tập về phép nhân hóa lớp 3

3.1. Câu 1 (sgk tiếng Việt tập 2, trang 9)

Đọc 2 khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:

Mặt trời gác núi

Bóng tối lan dần

Anh Đóm chuyên cần

Lên đèn đi gác

Theo làn gió mát

Đóm đi rất êm

Đi suốt một đêm

Lo cho người ngủ

a) Con Đom Đóm được gọi bằng gì?

b) Tính nết và hoạt động của anh Đom Đóm được miêu tả bằng các từ ngữ nào?

Đom đóm phát sáng
Đom đóm phát sáng

Phương pháp giải câu 1:

a) Dựa vào hình thức 1 của phép nhân hóa tiếng Việt lớp 3 (Gọi các sự vật bằng những từ ngữ để gọi con người).

b) Dựa vào hình thức 2 của phép nhân hóa tiếng Việt lớp 3 (Miêu tả các sự vật bằng những từ ngữ dùng để miêu tả con người.)

Lời giải câu 1:

a) Con Đom Đóm được gọi bằng “Anh”.

b) Tính nết và hoạt động của anh Đom Đóm được miêu tả bằng những từ ngữ sau : chuyên cần, lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt một đêm, lo cho người ngủ.

3.2. Câu 2 (sgk tiếng Việt tập 2, trang 9)

Trong bài thơ Anh Đom Đóm, các con vật nào được gọi và tả như người (nhân hoá)?

Phương pháp giải câu 2: Đọc bài Anh Đom Đóm, so sánh câu với các hình thức của phép nhân hóa để tìm ra được các con vật được gọi và tả như người.

Lời giải câu 2:

Trong bài thơ Anh Đom Đóm, các con vật được gọi và tả như người đó là:

  • Chú chim Khuyên : nằm mê ú ớ
  • Chị Cò Bợ : Ru hỡi ru hời! Hỡi bé tôi ơi…
  • Thím Vạc : lặng lẽ mò tôm
  • Anh Đóm : quay vòng
  • Gà : gáy sáng đằng đông, tắt ngọn đèn lồng.

3.3. Câu 3 (sgk tiếng Việt tập 2, trang 9)

Em hãy tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "khi nào?" và gạch dưới các bộ phận đó.

Dựa vào từ để đặt câu hỏi
Dựa vào từ để đặt câu hỏi

a) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.

b) Tối mai anh Đom Đóm lại đi gác.

c) Chúng em học bài Anh Đom Đóm trong học kì I.

Phương pháp giải câu 3: “Khi nào” nhằm chỉ thời gian nên em hãy tìm cụm từ chỉ thời gian trong câu.

Lời giải:

a) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.

b) Tối mai anh Đom Đóm lại đi gác.

c) Chúng em học bài Anh Đom Đóm trong học kì I.

3.4. Câu 4 (sgk tiếng Việt tập 2, trang 9)

Em hãy trả lời các câu hỏi:

a) Lớp em bắt đầu học kì II khi nào?

b) Khi nào học kì II kết thúc?

c) Tháng mấy các em nghỉ hè?

Phương pháp giải câu 4: Em đọc kĩ rồi các câu hỏi sau đó trả lời.

Lời giải :

a) Lớp em đã bắt đầu học kì II vào giữa tháng giêng.

b) Vào khoảng cuối tháng 5 thì học kì hai sẽ kết thúc.

c) Vào đầu tháng 6, chúng em sẽ được nghỉ hè.

Lưu ý: Đối với các câu hỏi này, em có thể tham khảo đáp án trên hoặc dựa trên tình trạng thực tế ở trường để trả lời.

4. Bài tập bổ sung cho phép nhân hóa tiếng Việt lớp 3

Ngoài những bài tập của phép nhân hóa tiếng Việt lớp 3, người học có thể thực hành một số bài tập dưới đây để trở nên thành thạo hơn.

Bài 1: Nêu các sự vật hiện tượng được sử dụng hình thức của phép nhân hóa tiếng Việt lớp 3 trong đoạn thơ sau:

Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi 

Mà lá tươi xanh mãi đến giờ 

Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi 

Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua.

Bài 2: Đặt câu có sử dụng phép nhân hóa lớp 3 (5 câu).

5. Lời giải bài tập bổ sung

Bài 1: Phép nhân hóa được sử dụng

Cách xưng hô với sự vật, hiện tượng thân mật như với con người : Dừa ơi dừa, Người.

Bài tập bổ sung
Bài tập bổ sung

Miêu tả các sự vật, hiện tượng bằng những từ ngữ dùng để miêu tả con người: dừa - bao nhiêu tuổi, gió ngàn - gọi.

Bài 2: 

  1. Hai chú chim đang trò chuyện với nhau trên cành cây.
  2. Mưa khóc trôi cả đất đai.
  3. Bác trâu chăm sóc ruộng lúa mỗi ngày.
  4. Chó và mèo đang đánh nhau để giành miếng ăn.
  5. Ông mặt trời tỏa sáng khắp cả khu rừng.

6. Lời kết

Phép nhân hóa tiếng Việt lớp 3 là một nội dung khá đơn giản và dễ hiểu cho các bạn nhỏ. Hãy kiên trì luyện tập và sử dụng phép nhân hóa lớp 3 vào việc đặt câu và viết văn, viết thơ để làm cho nội dung trở nên hấp dẫn và thú vị hơn.

Bạn đọc hãy theo dõi thêm những bài viết khác của BingGo Leaders để khám phá theo nhiều thông tin hữu ích nhé.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn soạn bài "Sự tích chú Cuội cung trăng" lớp 3.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?