Là một người học và sử dụng tiếng Việt, việc biết về các biện pháp tu từ là một điều rất quan trọng. Hôm nay, BingGo Leaders sẽ giúp cùng bạn học về một trong những biện pháp tu từ có trong tiếng Việt đó chính là điệp ngữ. Vậy điệp ngữ là gì? Vì sao cần sử dụng điệp ngữ? Hãy khám phá ngay nhé.
1. Điệp ngữ là gì?
Điệp ngữ hay còn được gọi với tên gọi khác là điệp từ, là biện pháp tu từ được sử dụng thường xuyên trong tiếng Việt. Điệp ngữ cách dùng lặp lại từ ngữ nhằm gia tăng thêm tính biểu cảm trong lời văn của người nói, người viết.
Trong tiếng Việt, có ba dạng điệp ngữ: điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ cách quãng và điệp ngữ chuyển tiếp. Mỗi dạng điệp ngữ đều mang lại những hiệu quả riêng biệt.
2. Các dạng điệp ngữ có trong tiếng Việt
2.1. Điệp ngữ nối tiếp
Đây là cách lặp đi lặp lại một từ hay cụm từ mà có sự nối tiếp với nhau.
Ví dụ: Tôi đã chờ cô ấy rất lâu, rất lâu.
2.2. Điệp ngữ cách quãng
Là dạng điệp ngữ lặp lại một từ hoặc cụm từ, trong đó không có sự liên tiếp mà thay vào đó là sự cách quãng giữa các từ, cụm từ. Dạng điệp ngữ mang đến tính đối xứng cho đoạn văn, thơ, câu văn.
Ví dụ:
“Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
(Trích Tiếng Gà Trưa, Xuân Quỳnh)
2.3. Điệp ngữ chuyển tiếp
Điệp ngữ chuyển tiếp hay còn được gọi với tên gọi khác là điệp ngữ vòng, được sử dụng thường xuyên để tu từ trong các bài thơ.
3. Tác dụng của các dạng điệp ngữ
3.1. Điệp ngữ gợi lên hình ảnh
Điệp ngữ làm tô rõ hơn hình ảnh, giúp người đọc hình dung được nội dung mà người viết đang đề cập đến trong câu văn, câu thơ.
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”
=> Các cụm từ, từ “mùa xuân”, “lộc”, “người” được điệp ngữ cách quãng nhằm gợi lên hình ảnh về cuộc sống chiến đấu, lao động của người dân.
3.2. Điệp ngữ nhằm nhấn mạnh
Điệp ngữ cũng có thể làm cho cảm xúc, hình ảnh của người viết được nhấn mạnh. Từ đó, người đọc hiểu được tình cảm mà người viết đã dành cho đoạn văn.
=> Điệp ngữ “một bếp lửa” nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa quen thuộc, thân thiết của tác giả, nhấn mạnh về những kỷ niệm cùng với “bếp lửa” bên cạnh bà.
3.3. Điệp ngữ để liệt kê
Thay vì liệt kê hàng loạt gây sự nhàm chán, việc sử dụng biện pháp điệp ngữ trong bài văn, bài thơ sẽ kích thích và giúp người đọc tác phẩm cảm thấy thú vị hơn.
=> Từ “còn” được điệp lại 4 lần trong 2 câu thơ mang tính liệt kê về những thứ có tính liên kết với nhau, làm cho vần thơ thêm phần hấp dẫn.
4. Lưu ý cần nhớ khi sử dụng điệp ngữ
Việc sử dụng biện pháp tu từ là điệp ngữ có thể đem đến rất nhiều lợi ích, giúp cho bài văn, bài thơ thể hiện được cảm xúc mà người viết muốn truyền đạt. Tuy nhiên, khi sử dụng biện pháp tu từ này, người dùng cũng cần chú ý một số điểm sau:
- Xác định rõ mục đích sử dụng: Xác định đúng mục đích sẽ giúp cho điệp ngữ phát huy được tác dụng của nó. Thay vì viết một cách không xác định, người viết hãy cân nhắc và xem xét việc sử dụng điệp ngữ ở đoạn văn này sẽ giúp mình thể hiện được nội dung gì, từ đó đoạn văn sẽ trở nên logic và mạch lạc.
- Tránh việc lạm dụng điệp ngữ: Sử dụng điệp ngữ quá nhiều không những không giúp người viết truyền tải được thông điệp mà mình muốn đề cập đến mà còn làm cho bài văn, bài thơ bị nhàm chán, lủng củng.
- Nên sử dụng kết hợp cùng với các biện pháp tu từ khác: Mỗi biện pháp tu từ đều có một ý nghĩa khác nhau nên việc kết hợp các biện pháp tu từ sẽ có thể làm cho hình ảnh, cảm xúc mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm được truyền đạt rõ nét và gây được ấn tượng cho người đọc.
5. Lời kết
Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu về đáp án của câu hỏi “Điệp ngữ là gì?” và biết thêm được những kiến thức mới mẻ và thú vị liên quan đến điệp ngữ. Bạn đọc có thể ứng dụng được biện pháp tu từ này khi viết văn, viết thơ và tạo nên những tác phẩm lôi cuốn.
Tham khảo thêm: Biện pháp tu từ là gì? 10 biện pháp tu từ “phải nhớ” trong tiếng Việt.