Có bao nhiêu dấu câu trong tiếng Việt? Cách dùng các dấu câu trong tiếng Việt như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây để có được đáp án! Bài viết được BingGo Leaders biên soạn không chỉ giúp bạn đọc cập nhật kiến thức về dấu câu mà còn được luyện tập thực hành ngay lập tức. Đừng bỏ lỡ nhé.
1. Các dấu câu trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt bao gồm có 10 dấu câu chính:
- Dấu chấm
- Dấu hai chấm
- Dấu phẩy
- Dấu hỏi
- Dấu chấm than
- Dấu ba chấm
- Dấu ngoặc đơn
- Dấu ngoặc kép
- Dấu gạch ngang
- Dấu chấm phẩy
2. Cách dùng và ví dụ của các dấu câu trong tiếng Việt
2.1. Dấu chấm - ký hiệu “.”
Dấu chấm được dùng ở cuối, đặc biệt là câu kể và câu tường thuật nhằm mục đích kết thúc 1 câu.
Ví dụ: Mình rất thích học tiếng Việt cùng cô giáo.
2.2. Dấu hai chấm - ký hiệu“:”
Dấu hai chấm thường dùng trong câu mang tính báo hiệu, tường thuật lời nói của nhân vật hoặc được dùng để liệt kê.
Ví dụ: Bà bảo:
Các cháu ăn kẹo đi.
2.3. Dấu phẩy - ký hiệu “,”
Dấu phẩy được dùng để ngăn cách giữa các từ cùng chỉ về đặc điểm, cùng chỉ về sự vật, cùng chỉ về hoạt động trạng thái trong câu. Dấu phẩy cũng được dùng để cắt ngắn giữa các ý trong một câu.
Ví dụ: Em có rất nhiều đồ chơi như: búp bê, bóng, máy bay, xe ô tô…
Ngoài ra, dấu phẩy còn được dùng để ngăn cách thành phần phụ (nằm ở đầu câu) trả lời cho câu hỏi Vì sao?Khi nào?Ở đâu….
Ví dụ: Vào mùa thu, lá cây bắt đầu rơi.
2.4. Dấu hỏi - ký hiệu “?”
Dấu chấm hỏi được đặt ở cuối câu hỏi, mang tính nghi vấn.
Ví dụ:
2.5. Dấu chấm than - ký hiệu “!”
Dấu chấm than được sử dụng ở trong câu nhằm biểu thị cảm xúc, sự cảm thán của người viết. Bên cạnh đó, dấu chấm than được sử dụng trong câu cầu khiến.
Ví dụ: Ôi! Cậu ấy có chiếc xe đẹp quá!
2.6. Dấu ba chấm - ký hiệu “...”
Dấu ba chấm có thể sử dụng ở đầu câu, ở giữa câu, hay ở cuối câu để biểu thị rằng người viết chưa thể hiện hết ý của mình.
Ví dụ: Hôm qua, em đã cùng mẹ đi mua: vở, bút, sách, tẩy,...
2.7. Dấu ngoặc đơn - ký hiệu “()”
Dấu ngoặc đơn được dùng để đánh dấu phần chú thích, giải thích, thuyết minh thêm, bổ sung.
Ví dụ: Minh (bạn học cũ của Lan) vừa mới chuyển đến trường của mình.
2.8. Dấu ngoặc kép - ký hiệu “ ”
Dấu ngoặc kép được dùng với mục đích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc một người nào đó. Ngoài ra, các từ cũng được đặt trong dấu ngoặc kép khi người viết muốn nhấn mạnh hoặc nói nghĩa trái ngược từ đó.
Ví dụ:
2.9. Dấu gạch ngang - ký hiệu “-”
Dấu gạch ngang được dùng để liệt kê các ý hoặc đặt trước những câu hội thoại.
Ví dụ: Tôi mong muốn được nhận những món đồ sau:
- Túi xách
- Laptop
- Vali
2.10. Dấu chấm phẩy - ký hiệu “;”
Là dấu được đặt ở giữa các vế câu, các bộ phận mang tính đẳng lập với nhau. Dấu chấm phẩy dùng để ngắt quãng các ý trong câu với nhau.
Ví dụ:
3. Vì sao cần dùng các dấu câu trong tiếng Việt?
Mỗi dấu câu đều có một ý nghĩa và cách dùng riêng giúp cho người dùng tiếng Việt có thể diễn đạt được các ý tưởng của mình một cách mạch lạc, dễ hiểu. Không những vậy, dấu câu còn làm tăng tính biểu đạt cảm xúc trong tiếng Việt, làm cho tiếng Việt không bị nhàm chán.
Việc sử dụng dấu câu có thể quyết định đến ý nghĩa của cả câu văn đó. Vì vậy người dùng cần phải phân loại được các dạng dấu câu, cũng như biết cách dùng dấu câu đúng trong từng trường hợp.
4. Bài tập về các dấu câu trong tiếng Việt
Bài tập 1: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống sau:
- Hôm nay gia đình Nam đã đi du lịch _
- Dừng ngay hành động đó đi _
- Tôi đã đọc những tựa sách như: Người đi trong gió, Đắc nhân tâm, ___
- Cậu là người đã gian lận trong kỳ thi đúng không _
- Mẹ tôi cần mua táo _ mận và nho.
- Bác Hồ đã nói rằng _ “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
- Cô ấy 9 tuổi _ Cô ấy thích nghe nhạc.
- Tôi sẽ mang bó hoa _ tôi đã mua ngày hôm qua _ để tặng cho mẹ.
- Bạn có thể nói lớn hơn được không _
Bài tập 2: Viết 5 câu có sử dụng các dấu câu sau: “?”, “.”, “,” , “!” , “:”
Đáp án:
Đáp án bài tập 1:
- Dấu chấm “.”
- Dấu chấm than “!”
- Dấu ba chấm “...”
- Dấu chấm hỏi “?”
- Dấu phẩy “,”
- Dấu hai chấm “:”
- Dấu chấm “.”
- Dấu ngoặc đơn “()”
- Dấu chấm hỏi “?”
Đáp án bài tập 2:
(Đáp án mẫu tham khảo)
- Cậu đang đến đây ư?
- Tôi đã mong chờ khoảnh khắc này rất lâu.
- Cô giáo đã tặng tôi tẩy, bút và cặp sách.
- Hôm nay trời đẹp quá!
- Một số vật dụng trong nhà có thể kể đến như: tủ lạnh, máy giặt, điều hòa,...
5. Lời kết
Các dấu câu trong tiếng Việt là một điểm ngữ pháp nhỏ mà người học tiếng Việt cần nắm để có thể sử dụng đúng và phù hợp trong từng tình huống khác nhau. Hãy luyện tập thường xuyên để có thể sử dụng được các dấu câu trong tiếng Việt một cách chuẩn nhất nhé!
Tham khảo thêm: Phân biệt biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ dễ dàng, dễ hiểu.