“Ăn trộm” là một trong những tật xấu của con và xuất hiện ở hầu hết mọi độ tuổi. Hành động này của con trẻ khiến người lớn phải đau đầu vì không thể tìm được cách giải quyết.
Vậy nên làm sao khi con ăn trộm tiền? Hãy để BingGo Leaders giúp phụ huynh giải quyết vấn đề này. Hãy theo dõi và ứng dụng những cách làm sau với con nhé.
1. Vì sao con thường ăn trộm tiền?
Có rất nhiều khiến một bạn nhỏ ăn trộm tiền của bố mẹ. Trong đó lý do nổi bật là khi con cảm thấy mình muốn mua thức ăn, đồ chơi, đồ vật yêu thích mà mình không có được hoặc bạn bè có mà mình không có. Nên khi nhìn thấy tiền của phụ huynh thì con có thể lấy đi để mua đồ mà mình thích vì nghĩ hành động đó không sai.
Vì trẻ con thường hành động bằng cảm xúc hơn là lý trí nên khi được thỏa mãn bởi hành vi ăn trộm tiền, con sẽ dễ tiếp diễn và thực hiện hành vi này.
Bên cạnh đó, con cũng có thể thực hiện ăn trộm tiền vì bị tác động bởi tính xấu từ những người thân, bạn bè xung quanh dẫn đến hành vi ăn trộm tiền. Dù có cuộc sống đầy đủ hay thiếu thốn, hầu hết đứa trẻ nào cũng có thể trở thành một “người ăn trộm” để đáp ứng được những mong muốn ngoài lề của mình.
2. Làm sao khi con ăn trộm tiền?
Dựa trên những lý do chính có thể làm cho con có thể ăn trộm tiền của người khác, phụ huynh có thể hiểu hơn về con và chọn một trong những cách giải quyết của BingGo Leaders đề xuất:
2.1. Dạy con chia sẻ những sở thích, suy nghĩ của mình
Hành động ăn trộm tiền của con thường xuất phát từ những suy nghĩ, mong muốn mà con không dám bộc lộ với bố mẹ vì sợ hoặc ngại ngùng. Vì vậy, phụ huynh cần cùng con chia sẻ các sở thích, những điều con muốn làm, những thứ con muốn mua như: con muốn mua bánh, muốn mua áo như bạn,.. để con bày tỏ được thứ mình mong muốn.
Từ đó, bố mẹ có thể lựa chọn đáp ứng nguyện vọng của con hoặc giải thích để con hiểu vì sao bố mẹ không thể đáp ứng được. Điều này sẽ giúp con hiểu được tình huống của mình và thẳng thắng hơn trong hành động, tránh việc ăn trộm tiền để đáp ứng nhu cầu của mình.
2.2. Làm hình mẫu cho con
Để tránh hoặc ngăn chặn việc con ăn trộm tiền của bố mẹ, người lớn có thể bắt đầu làm hình mẫu cho con qua các ví dụ trong đời sống hàng ngày. Ví dụ trong trường hợp bố muốn lấy tiền của mẹ thì cần xin phép và ngược lại để con có thể hiểu rằng khi sử dụng tiền của người khác thì cần có sự cho phép.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cho học cách sử dụng hoặc xin tiền của người lớn thông qua bài học là các video mẫu, hình ảnh kết hợp với dạy để con có nhận thức đúng đắn khi có mong muốn sử dụng tiền của người lớn.
2.3. Tránh việc đánh đập và dọa nạt
Một số phụ huynh nghĩ rằng việc đánh đập hay dọa nạt sẽ làm cho con trẻ cảm thấy sợ và không tiếp diễn hành động ăn trộm đó nữa. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi đứa trẻ đều có cá tính riêng của mình nên khi đã có tính xấu là ăn trộm tiền thì sẽ không dễ bị “khuất phục” dưới các trận đòn roi của bố mẹ. Vì vậy, trẻ còn có khả năng cao tiếp diễn hành động ăn trộm thêm nhiều lần khác vì đã dần quen với sự dọa nạt của bố mẹ.
Nếu như bị đe dọa như sẽ nói chuyện con ăn trộm với bạn bè, ông bà, người quen,... thì cũng sẽ không có tác dụng với con. Thay vào đó, con sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng tâm lý và mất niềm tin về cuộc sống, cảm thấy mình không còn giá trị và bị coi thường bởi mọi người xung quanh.
2.4. Cho con hiểu được các hậu quả sẽ gặp phải khi ăn trộm tiền
Một trong những giải pháp cho câu hỏi “Làm sao khi con ăn trộm tiền?” là cho con nhận thức được những hậu quả mà người ăn trộm tiền của người khác sẽ phải gặp.
Bố mẹ có thể cho con biết rằng con sẽ bị kiểm điểm tại nhà, tại trường nếu như ăn trộm tiền.
Khi giải thích cho con về những hậu quả, bố mẹ nên dùng giọng nói đủ cứng rắn để con hiểu rằng bố mẹ không đùa giỡn. Nhưng bên cạnh đó cũng không nên đe dọa trẻ quá nhiều sẽ khiến những lời răn đe về hậu quả phản tác dụng, khiến trẻ tiếp tục thực hiện ăn trộm tiền.
2.5. Nghiêm túc trò chuyện với con khi con ăn trộm tiền
Trong những lần đầu tiên khi con ăn trộm tiền và bị phát hiện, bố mẹ cần có cuộc trò chuyện thẳng thắn và nghiêm túc với con thay vì cho qua hay chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng.
Việc ăn trộm tiền một phần sẽ thể hiện tính tham lam trong con người. Dù đã tham lam và đạt được lợi ích nhưng con người luôn được khao khát được thêm nhiều thứ hơn, vì vậy hành động này vẫn sẽ tiếp diễn.
Trẻ con cũng như vậy, khi đã có được 1 lần mà không bị nhắc nhở hay phát hiện thì sẽ thường có thêm những lần tiếp theo. Vì vậy, việc bố mẹ cần làm là trò chuyện và cho con biết là không được thực hiện hành động ăn trộm tiền nữa.
2.6. Cho con học cách trả lại những gì đã lấy
Để trẻ nhận thức được bài học khi ăn trộm tiền của người khác, bố mẹ cũng có thể cho trẻ học cách để trả lại những gì mình đã lấy. Ví dụ, nếu như con lấy trộm tiền để mua đồ chơi, bố mẹ có thể yêu cầu con làm những việc như dọn dẹp nhà cửa hay phụ giúp trong một khoảng thời gian đủ dài.
Điều này sẽ giúp con hiểu được để có tiền cần phải có sự lao động hoặc được phép, không phải là lấy đi một cách trái phép.
2.7. Để tiền xa tầm mắt của con
Thấy tiền ở trước mắt sẽ khiến cho trẻ dễ nổi lòng tham và muốn lấy đi. Vì vậy, để ngăn chặn hành động này thì người lớn, bố mẹ cần để tiền cách xa tầm mắt của con. Đây là một hành động cần có sự nhất quán giữa các thành viên trong gia đình.
Nếu như trong một khoảng thời gian không có tiếp xúc gần với tiền hay nhìn thấy tiền một cách dễ dàng, tính ăn trộm tiền của con cũng có thể giảm bớt đi. Sau đó, bố mẹ có thể tiến hành kết hợp giáo dục con về việc đúng sai của hành động ăn trộm tiền. Từ đó để con nhận thức rõ hơn và xóa sổ hoàn toàn mối lo ngại không biết phải làm sao khi con ăn trộm tiền.
3. Lời kết
Để có thể giải quyết được vấn đề làm sao khi con ăn trộm tiền sẽ là một quá trình cần có sự nỗ lực và đồng hành từ bố mẹ. Phụ huynh hãy cố gắng kiên trì để có thể giúp con trở thành một đứa trẻ tốt trong tương lai nhé!
Tham khảo thêm: Trẻ hay nghịch có thông minh không - Làm sao để biết?