Chắc chắn rằng tất cả những đứa trẻ khi được trang bị đầy đủ kiến thức về kỹ năng hợp tác sẽ có tỉ lệ thành công cao hơn nhiều lần. Để lý giải cho điều này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu và đưa ra những biện pháp tối ưu để có thể phát triển kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non.
[form]
1. Kỹ năng hợp tác là gì?
Trước hết, chúng ta cần biết khái niệm kỹ năng hợp tác là gì? Hiểu một cách đơn giản thì hợp tác là hành động mà các bên tham gia cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau.
Dựa trên vốn kiến thức của bản thân, họ hết mình trong công việc hay bất cứ lĩnh vực nào của đời sống xã hội vì một mục đích chung.
Còn đối với trẻ nhỏ, kỹ năng hợp tác là sự tác động tích cực qua lại giữa trẻ và phụ huynh, thầy cô hay bạn bè của chúng. Mục đích là để hướng tới một nhiệm vụ nhất định nào đó.
2. Vai trò của việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non quan trọng như thế nào?
Jonathan Haidt đã từng nói rằng: ”Sức mạnh hùng hậu nhất được biết đến trên hành tinh này chính là sự hợp tác của con người - thứ sức mạnh của xây dựng và hủy diệt”. Thật vậy, không một ai có thể phủ nhận vai trò của sự hợp tác. Sau đây là một vài ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng hợp tác đối với trẻ mầm non:
2.1 Giúp thúc đẩy quá trình nhận thức và hình thành lối tư duy logic cho trẻ
Khi được tham gia vào một quá trình hợp tác, trẻ hoàn toàn có cơ hội chia sẻ mọi cảm xúc, suy nghĩ của bản thân với mọi người. Song song với đó, chúng cũng có thể lĩnh hội, tiếp thu có chọn lọc những kiến thức mà đối phương truyền tải. Chính vì thế, nhận thức riêng của trẻ được từng bước mở rộng và hoàn thiện.
Từ đó, nhu cầu khám phá, tìm hiểu và vượt qua những thách thức của trẻ cũng ngày càng được nâng cao. Khi đã có nhận thức sâu sắc về mọi khía cạnh, não bộ của trẻ sẽ tự động hình thành một lối tư duy logic.
Lối tư duy khoa học ấy là một thứ vũ khí đắc lực giúp trẻ bình tĩnh và tự tin hơn khi đối mặt với hoàn cảnh khó khăn. Nó còn giúp con đường gặt hái thành công của trẻ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
2.2 Giúp hình thành và rèn luyện nhân cách cho trẻ
Môi trường sống và những mối quan hệ xung quanh chiếm đến 80% trong sự hình thành nhân cách của trẻ. Khi được hoạt động trong một quá trình hợp tác với nguyên tắc bình đẳng, trẻ sẽ học được cách tôn trọng người khác. Khi được làm việc với những bạn học cùng tuổi chăm chỉ, trẻ sẽ học được cách siêng năng…
2.3 Giúp trẻ xây dựng những kỹ năng sống quan trọng và cần thiết
Thông qua các hoạt động chung, trẻ sẽ được trau dồi kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử… Trẻ biết kiềm chế cảm xúc, biết lắng nghe và thấu hiểu. Trẻ biết sống có trách nhiệm với mọi việc dù lớn hay nhỏ, và có trách nhiệm với chính hành động của mình.
3. Những cách để giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non
Xung đột với một đứa trẻ luôn luôn là cuộc xung đột mà ta thua cuộc. Bởi chúng ta không thể đánh bại hay chiến thắng một đứa trẻ để bắt nó hợp tác. Chính vì thế, sau đây là một vài cách hữu ích nhất để giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ:
3.1 Quan sát và áp dụng
Đây được đánh giá là một trong những biện pháp quan trọng nhất. Phụ huynh hoặc thầy cô bắt đầu cho trẻ bằng cách cho chúng xem những video, hoặc hình ảnh thực tế về quá trình hợp tác mà trẻ sắp tham gia. Não bộ của trẻ rất nhạy bén, chúng có thể nhận biết và ghi nhớ cả một quá trình.
Sau đó, bằng nhiều hình thức khác nhau, thầy cô tổ chức cho trẻ những buổi trải nghiệm thực tế. Hoặc tổ chức một vài cuộc thi nhỏ để tạo cơ hội để trẻ có thể áp dụng kiến thức vừa xem được vào thực tiễn đời sống.
3.2 Lắng nghe và chia sẻ với trẻ
Khi lắng nghe, chúng ta sẽ biết được trẻ đang thực sự muốn gì, cần gì và thích gì. Biết được ưu nhược điểm để từ đó giúp trẻ phát triển theo những phương pháp phù hợp nhất.
Khi chia sẻ, trẻ sẽ có cảm giác gần gũi, sẵn sàng hợp tác cùng bạn mọi việc. Thật thú vị phải không nào?
3.3 Truyền tải thông điệp qua trò chơi
Trẻ em luôn bị thu hút bởi những trò chơi thú vị và hấp dẫn. Vậy tại sao chúng ta không tận dụng điều này, để truyền tải cho trẻ những thông điệp ý nghĩa?
Hay cụ thể hơn là giúp trẻ hiểu được tinh thần và trách nhiệm cần có khi làm việc nhóm thông qua trò chơi mà không khiến trẻ bị nhàm chán. Ngược lại, việc này sẽ kích thích tinh thần ham học của trẻ.
Chúng ta nên tạo động lực cho trẻ bằng những phần thưởng qua trò chơi mà trẻ chiến thắng. Đó cũng là một trong những cách giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non tốt nhất.
4. Lời kết
Giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng và cần thiết. Cha mẹ cùng thầy cô hãy chung tay rèn luyện cho con kỹ năng này để con có thể dễ dàng thành công trong tương lai nhé!
Tham khảo thêm: 3 LƯU Ý về giáo dục thể chất cho trẻ mầm non bố mẹ cần phải biết.