3 LƯU Ý VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẦM NON BỐ MẸ CẦN PHẢI BIẾT

Ở độ tuổi trẻ mầm non, mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh là con chóng lớn, khỏe mạnh và tiếp thu nhiều điều bổ ích ở trường. Để làm được điều này, công tác giáo dục thể chất cho trẻ mầm non cực kỳ quan trọng.

Đây cũng là một tiêu chí cần thiết trong việc chọn môi trường mầm non tốt cho con. Hãy cùng tìm hiểu những lưu ý quan trọng trong bài viết dưới đây bố mẹ nhé.

1. Tầm quan trọng của giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Đến tuổi mầm non, sự phát triển các cơ vận động, xương khớp và nhiều kỹ năng của trẻ trở nên linh hoạt hơn. Trẻ đã đủ điều kiện tham gia các hoạt động thể chất, từ đó tận dụng tối đa tiềm năng phát triển cho con.

Giáo dục thể chất tạo điều kiện cho trẻ mầm non phát triển toàn diện
Giáo dục thể chất tạo điều kiện cho trẻ mầm non phát triển toàn diện

Rèn luyện thể chất bằng các hoạt động như thể dục thể thao giúp con rèn luyện sức bền, nhanh nhẹn và sự khéo léo trong nhiều tình huống ngoài đời sống.

Tập luyện thể chất là cơ hội tuyệt vời để phát triển trí tuệ. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng tiếp thu của trẻ tốt hơn nếu thường xuyên vận động. Bên cạnh đó tinh thần cũng được cải thiện đáng kể, trẻ sảng khoái và vui vẻ hơn sau khi hoạt động thể chất.

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non còn là điều kiện tuyệt vời để con rèn luyện những kỹ năng mềm rất bổ ích như tương tác, giao tiếp với mọi người, tư duy giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm… 

Đặc biệt, đây là hoạt động góp phần định hình thái độ và nhân cách của trẻ trong cuộc sống. Trẻ sẽ có thái độ cởi mở, thích trải nghiệm, đồng thời có tính kỷ luật và kiên nhẫn rất cao.

2. 4 hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mầm non dễ áp dụng, tạo cảm hứng cho bé

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất giúp con tránh sa đà vào các trò tiêu khiển gây hại về sau như chơi điện thoại, xem tivi. Hiện tại, các trường mầm non đạt tiêu chuẩn quốc thế áp dụng 4 hình thức giáo dục thể chất cho trẻ dưới đây. 

2.1. Thực hiện các bài tập thể dục mỗi ngày

Đây là hình thức đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để trẻ nhận thức đúng về tầm quan trọng của thể dục thể thao, đồng thời duy trì thói quen tập thể dục đều đặn.

Hình thành thói quen tập luyện cho trẻ bằng bài tập đơn giản
Hình thành thói quen tập luyện cho trẻ bằng bài tập đơn giản

Các bài tập thể dục sẽ tập trung giúp trẻ giãn cơ, tác động toàn thân để xương khớp con trở nên mềm dẻo và linh hoạt. Việc bổ mẹ làm mẫu và con tập theo giúp trẻ thực hiện các bài tập chuẩn xác hơn.

Ngoài ra, nếu chọn các lớp mầm non có chương trình tập thể dục đều đặn, trẻ sẽ ý thức được giờ nào nên tập thể dục. Sự tham gia của bạn bè làm con tăng hứng thú và có động lực duy trì tập luyện.

2.2. Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non bằng các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại

Sẽ rất tuyệt vời để thiết kế những chương trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non qua các hoạt động dã ngoại, ngoại khóa. Đây là cơ hội để trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, trải nghiệm nhiều thử thách mới lạ. 

Trẻ nhỏ rất hứng thú với các hoạt động ngoại khóa
Trẻ nhỏ rất hứng thú với các hoạt động ngoại khóa

Qua những hoạt động này, trẻ vừa được thăm thú nhiều nơi, mở mang hiểu biết, vừa được thể hiện khả năng giải quyết vấn đề của mình qua những thử thách của hoạt động. 

Nếu trường mầm non không có nhiều hoạt động ngoại khóa, bố mẹ có thể cho con đi chơi ở các công viên, nơi có rất nhiều trò chơi yêu cầu trẻ vận động.

2.3. Tổ chức các trò chơi vận động

Đây là bí quyết giúp tăng sự gắn kết giữa bố mẹ và bé. Các trò chơi nên được tổ chức sao cho trẻ được rèn luyện cả vận động tinh và vận động thô.

Vận động tinh là hình thức phát triển sự linh hoạt của các ngón tay, bàn tay. Có thể khuyến khích con vẽ, chơi ném bóng vào rổ, ném phi tiêu…

Các hoạt động vận động thô phát triển nhóm cơ toàn thân
Các hoạt động vận động thô phát triển nhóm cơ toàn thân

Vận động thô giúp trẻ phát triển cơ bắp bằng cách phối hợp và kiểm soát sức mạnh của các cơ tay, cơ chân, cơ toàn thân. Một số trò chơi như đá bóng, chơi cầu lông, chơi cầu trượt, vượt chướng ngại vật, chơi nhà banh…

Những trò chơi này không quá khó nhưng cũng đủ thử thách khiến trẻ tò mò, hứng thú vì muốn chinh phục. Nếu bé ở cuối cấp mầm non, trò chơi dân gian nhảy dây cũng là một hoạt động rèn luyện sức khỏe tốt cho bé. 

2.4. Khuyến khích trẻ làm việc nhà

Khuyến khích trẻ vận động bằng cách giúp đỡ việc nhà
Khuyến khích trẻ vận động bằng cách giúp đỡ việc nhà

Công việc nhà là cơ hội tốt để trẻ tránh khỏi việc ngồi một chỗ xem điện thoại, lại giúp con có lối sống tự lập và có trách nhiệm hơn với gia đình. 

Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ cùng tham gia một số công việc nhà như tưới cây cùng bố mẹ, dọn dẹp đồ chơi con bày ra,... Những công việc rất đơn giản cũng giúp trẻ vận động nhiều hơn, từ đó hoạt bát và nhanh nhẹn hơn.

3. Những LƯU Ý khi áp dụng các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là một điều tốt nhưng để đạt được hiệu quả, bố mẹ cần lưu ý những điều quan trọng sau:

3.1. Đảm bảo tính đều đặn để trẻ hình thành thói quen

Ngay cả người lớn cũng rất nhiều lần bỏ cuộc khi tập luyện thể chất, trẻ em cũng không ngoại lệ. So với phải tập luyện mệt mỏi, xem ti vi hay chơi điện thoại thú vị hơn nhiều.

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non cần đều đặn
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non cần đều đặn

Vì vậy, bố mẹ phải làm gương, cùng con tập luyện mỗi ngày vào một khung giờ cố định để trẻ hình thành thói quen. Khi đã đi vào nề nếp, trẻ sẽ hứng thú tập luyện.

3.2. Tạo cảm hứng cho trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau

Trẻ nhỏ có điểm đặc biệt là rất nhanh chán, các con chỉ hứng thú trong một thời gian đầu. Do vậy, cần phải thay đổi các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mầm non một cách linh hoạt để duy trì sự hứng thú của trẻ.

Bố mẹ có thể dành thời gian đầu tập luyện để tìm hiểu xem con thích hoạt động thể chất nào. Sau đó xen kẽ các bài tập vào các ngày trong tuần để trẻ không cảm thấy nhàm chán.

3.3. Chú trọng chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt

Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt rất quan trọng
Chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt rất quan trọng

Để có đủ sức khỏe tham gia các hoạt động thể chất, trẻ cần phải đảm bảo ăn đủ chất dinh dưỡng và có chế độ sinh hoạt điều độ. Nếu ăn quá ít, con sẽ mệt mỏi và lười tập luyện. Nếu tập luyện mệt nhoài mà không đi ngủ sớm, trẻ sẽ mất đi động lực tập luyện cho ngày hôm sau.

4. Tổng kết

Sức khỏe tốt là nền tảng để trẻ phát triển trí tuệ và tinh thần. Việc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non như bước đầu tiên để định hình thói quen tập luyện thể chất cho con sau này. BingGo Leaders mong rằng bố mẹ sẽ là người đồng hành cùng trẻ để trở nên khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)