[KỸ NĂNG SỐNG] HỌC SINH CẦN LÀM GÌ KHI BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Theo số liệu thống kê của ngành giáo dục, trong những năm vừa qua, số trường hợp trẻ em bị bạo lực ngay trong môi trường giáo dục ngày càng tăng cao. Mỗi đứa trẻ từng bị bạo lực học đường đều để lại những vết thương to lớn về tâm lý và thể xác. 

Đa số trẻ bị bạo lực học đường đều thiếu kiến thức tự bảo vệ bản thân. Vậy phụ huynh và mỗi đứa trẻ cần làm gì khi bị bạo hành học đường. Cùng theo dõi những chia sẻ bổ ích từ BingGo thông qua bài viết dưới đây.

1. Dấu hiệu nhận biết bạo lực học đường xuất hiện

Tương tự như những vấn nạn xã hội khác, bạo hành học đường không diễn ra ngay lập tức mà có những dấu hiệu âm thầm. Trải qua thời gian lâu dài và cách ứng xử giữa những bạn học với nhau sẽ phát sinh xung đột. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực học đường.

Bạo lực học đường là nỗi ám ảnh của nhiều học sinh
Bạo lực học đường là nỗi ám ảnh của nhiều học sinh
Nguồn ảnh: humanium.org

Một số dấu hiệu đáng lưu ý mà giáo viên và phụ huynh thường bỏ qua, khó phát hiện như chơi đùa quá khích khiến bạn bị thương, tẩy chay, nhìn đểu, khiến mọi người xa lánh bạn học,... Những dấu hiệu tiền bạo hành học đường đáng báo động.

Vậy cần làm gì khi bị bạo hành học đường? Đây là câu hỏi không những khiến phụ huynh mà cả ngành giáo dục đang nhức nhối, không ngừng tìm kiếm giải pháp hiệu quả để giải quyết. 

Nếu trước khi đặt chân đến môi trường giáo dục, trẻ được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi những tình huống bạo lực học đường thì những sự cố đáng tiếc sẽ không xảy ra.

2. Học sinh cần làm gì khi có dấu hiệu bị bạo hành học đường?

Tùy vào độ tuổi của học sinh mà cách giải quyết những tình huống bạo hành học đường sẽ có sự khác biệt. Nếu trẻ nhạy cảm phát hiện ra mình đang trở thành “trung tâm” của một vụ bạo lực học đường thì đừng nên im lặng. Hãy tìm cơ hội chia sẻ vấn đề này cho những người khác như bố mẹ, người thân, thầy cô. 

Những người trưởng thành với góc nhìn rộng hơn sẽ giúp trẻ điều chỉnh cách ứng xử, giải quyết những vấn đề tiềm ẩn để không khiến nó phát triển xa hơn.

Bạo hành học đường xảy ra phổ biến ở nhiều trường học

Nguồn ảnh: momjunction.com
Bạo hành học đường xảy ra phổ biến ở nhiều trường học
Nguồn ảnh: momjunction.com

2.1. Điều chỉnh hành vi ứng xử

Học sinh làm gì khi bị bạo hành học đường để đưa mình thoát khỏi đó? Mỗi đứa trẻ đều có quyền thể hiện cá tính của chính bản thân mình trong quá trình phát triển. 

Tuy nhiên, đôi khi cách xuất hiện, tài năng quá thu hút sự chú ý cũng chính là thứ khiến trẻ khó hòa đồng với bạn bè, không hòa nhập được với bạn bè đồng trang lứa. 

Điều đứa trẻ cần làm lúc này không phải là che giấu khả năng, cá tính của mình. Hãy cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành một phiên bản ngày càng xuất sắc hơn. Không một ai có thể phủ nhận năng lực của bạn được. Đồng thời nên điều chỉnh cách thể hiện, làm cho bản thân trở nên gần gũi hơn với mọi người.

2.2. Rèn luyện kỹ năng bày tỏ chính kiến

Ngay từ khi học sinh bắt đầu đặt chân trên môi trường giáo dục, bản thân phụ huynh và nhà trường là những người tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc với nhau. Trò chuyện, kết bạn, thân thiết từ thời gian đầu sẽ giúp trẻ hạn chế nguy cơ bị bạo hành học đường. 

Hãy giải thích cho trẻ biết thế nào là đúng - sai, hành vi nào được cho phép và hành vi nào thì không. Đó chính là hành trang tốt để trẻ phân biệt được tốt xấu, bảo vệ bản thân.

Cha mẹ cần đồng hành cùng con để hạn chế tình trạng bạo lực học đường

Nguồn ảnh: liahonaacademy.com
Cha mẹ cần đồng hành cùng con để hạn chế tình trạng bạo lực học đường
Nguồn ảnh: liahonaacademy.com

Câu hỏi làm gì khi bị bạo hành học đường không chỉ dành cho người bị bạo hành, người khởi xướng bạo hành cũng cần được giáo dục.

Chính tâm lý của những đứa trẻ bạo hành bạn bè cũng chưa đủ chín chắn để nhận biết hành vi của mình là đúng hay sai. Về sau này thì tâm lý của những đứa trẻ liên quan đến vấn nạn bạo lực học đường đều bị tổn thương nghiêm trọng.

Phụ huynh cần là tấm gương dạy trẻ nhận biết và phê phán những hành động bạo lực học đường. Mỗi đứa trẻ cần biết bày tỏ chính kiến, sự phê phán đối với những hành vi gây tổn thương đến các mối quan hệ bạn bè do bạo lực.

2.3. Tham gia những nhóm bạn để có đối tượng chia sẻ

Thông thường, những đối tượng được nhắm đến để bạo hành học đường thường cô độc, ít bạn bè. Trẻ nên tích cực tham gia những câu lạc bộ, những hoạt động chung để kết bạn. Đây là giải pháp hiệu quả giúp trẻ tránh khỏi những nguy cơ bị bạo hành học đường.

Trẻ bị bạo hành học đường bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý

Nguồn ảnh: buelowvetter.com
Trẻ bị bạo hành học đường bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý
Nguồn ảnh: buelowvetter.com

Việc lựa chọn kết bạn dựa trên những mối quan hệ lành mạnh như học tập, vui chơi sẽ giúp bé biết cách chọn bạn mà chơi, ứng xử tốt với bạn bè. Nhờ vào đó tránh xa những đối tượng xấu thích gây sự để tránh nguy cơ bạo lực học đường hiệu quả.

3. Lời kết

Bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của bản thân mỗi đứa trẻ, phụ huynh và nhà trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và tạo cho bé môi trường học tập và phát triển tốt nhất. 

Nên làm gì khi bị bạo hành học đường không chỉ là câu hỏi của những đứa trẻ mà phụ huynh, nhà trường cũng nên tự đặt ra và giải quyết. Mong rằng những chia sẻ của BingGo sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ con trẻ khỏi vấn nạn bạo lực nhức nhối hiện nay.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)