Thời đại 4.0 đã khiến mọi hoạt động trong xã hội thay đổi, hỗ trợ con cái trong học tập cũng cần ngày một tiến bộ hơn khi mà trẻ càng lớn sẽ càng có nhiều thay đổi. Vậy làm sao với nhịp sống bận rộn như hiện nay, cha mẹ vẫn có thể đồng hành với trẻ? Học cùng con như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
BingGo Leaders rất mong muốn được đồng hành và chia sẻ với bố mẹ trong công cuộc dạy con cái, vì thế trong bài viết này chúng tôi sẽ có một số những tìm hiểu chi tiết về cách học cùng con sao cho đúng trong thời đại hiện nay.
1.5 Lý do cần học cùng con
Cùng con học tập là một trong những yếu tố quan trọng được tham khảo trong bài viết mách ba mẹ 6+ cách làm sao để con ham học hơn. Vậy có nghĩ là việc cùng con học tập vô cùng cần thiết với bất kỳ bậc phụ huynh nào.
Vậy tại sao lại quan trọng? Có thể tóm tắt một số những lợi ích của việc học cùng con qua một vài ý sau:
- Gắn bó tình cảm giữa cha mẹ và con cái trong thời gian học tập: Các bạn nhỏ đã dành cả ngày dài để học ở trường, chơi cùng bạn bè, vì thế thời gian với cha mẹ cuối ngày vừa để học tập và chia sẻ là một ý tưởng tuyệt vời.
- Cha mẹ có theo theo dõi và hỗ trợ con kịp thời trong quá trình học tập của con: Dù bạn có quan tâm tới con nhưng đôi khi do quá bận bịu, không thường xuyên học với con cũng khiến bạn không biết được bé đang gặp khó khăn với phần kiến thức nào để hỗ trợ con.
- Có thể cho con biết được ý nghĩa của việc học và có ý thức trong học tập hơn: Nhiều bạn nhỏ không biết phải học để làm gì, bố mẹ cần phải cho con biết được tầm quan trọng của kiến thức để con không lơ là học tập.
- Con được học theo phương pháp nhẹ nhàng, có được hiệu quả: Khi dạy con học, bố mẹ sẽ hỗ trợ con hết mình và cố gắng nhẹ nhàng trong quá trình học tập của con.
- Dạy con thêm những kiến thức đời sống thực tế: Nhiều bạn nhỏ tuy học rất giỏi, khả năng tự học tốt nhưng lại không biết được những năng sống cơ bản. Vì thế việc học với ba mẹ sẽ thêm phần bổ sung kiến thức về đời sống xung quanh cho con.
2. Các nguyên nhân khiến việc học cùng con không hiệu quả
Tuy có rất nhiều lợi ích khi học cùng bé, nhưng không ít bậc phụ huynh không học cùng con vì cho rằng không thấy có hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc thiếu hiệu quả con học cùng bố mẹ.
- Phụ huynh vô tình kiểm soát, áp đặt trẻ và nổi nóng khi trẻ trả lời sai hoặc không hiểu bài: Cha mẹ thường không phải là người có kỹ năng sư phạm, họ kỳ vọng vào con nhiều và nổi nóng ngay khi con đưa ra đáp án sai. Điều này làm trẻ rất hoảng sợ và không muốn bố mẹ học cùng nữa.
- Trẻ ít được quan tâm từ gia đình: Nếu bình thường cha mẹ chưa thực sự quan tâm tới trẻ, sau đó cha mẹ đột ngột bắt ép trẻ học vào thời gian rảnh của mình dù không phù hợp với con. Điều này dễ tạo ra những phản ứng ngược, con sẽ có thái độ không muốn tiếp thu.
- Cha mẹ không tìm hiểu về năng lực và sở thích của bé: Cha mẹ quá vội vàng trong việc truyền đạt kiến thức cho con, không tìm hiểu để biết bé thích gì, học được môn gì. Khi đó, bố mẹ đôi khi sẽ áp đặt bé học những nội dung quá sức với con.
- Con đang trong thời kỳ phát triển: Khi trẻ bước vào thời kỳ phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần, con có những biểu hiện tâm lý phức tạp, tỏ ra chán ghét việc học. Không phải cha mẹ nào cũng đủ tinh tế để biết mình nên làm gì và cần làm gì.
3. Học cùng con như thế nào trong thời hiện đại
Hãy tìm hiểu trước những cách học cùng con như thế nào cho thật phù hợp với thời đại hiện nay và nhất là cân đối được cho cả con và bố mẹ, để đảm bảo tính hiệu quả của phương pháp học này.
3.1. Học cùng con qua từng vai trò riêng biệt
3.1.1. Đóng vai làm thầy của con
Khi bạn học cùng con, bạn hoàn toàn có thể vừa ôn tập cho bé những kiến thức đã học và vừa dạy thêm cho con những kiến mới, những điều bé chưa được học ở trường. Đó có thể là những cách giải toán rút gọn, cách làm văn hay cũng có thể là những kỹ năng sống vô cùng thực tiễn.
Lúc này, cha mẹ chính là thầy giáo, cô giáo của chính con mình để dẫn dắt con trong tiến trình học tập tại nhà mỗi ngày. Điều này sẽ khiến bé có thêm nhiều kiến thức đa lĩnh vực mà giờ học vẫn thật thoải mái khi được học cùng bố mẹ.
3.1.2. Đóng vai là học trò của con
Đây là một phương pháp khá thú vị đã từng được nhiều bậc cha mẹ áp dụng để đồng hành cùng con mỗi ngày sau giờ học trên lớp. Những phụ huynh này sẽ rất khéo léo để gợi ý, khuyến khích trẻ nhớ lại bằng những câu hỏi liên quan đến mảng kiến thức trẻ đã học trong ngày hoặc trong tuần.
Thường sẽ là những câu hỏi tỏ ra vô cùng “thắc mắc” muốn bé lý giải cho mình hiểu, khi đó con sẽ như được khích lệ để có thể ôn lại một loạt những kiến thức đã được học. Bé sẽ vô cùng cố gắng để trả lời những câu hỏi mà bố mẹ “không biết” để vừa khẳng định mình và có cảm giác như đã giúp được bố mẹ.
Ví dụ mẫu câu hỏi gợi ý cho bố mẹ áp dụng với bé: “Con ơi! tại sao lúc mình đi dưới nắng xong trú vào những bóng cây thì lại thấy mát mẻ nhỉ? Lạ thật đấy, con có biết tại sao không?”
3.1.3. Làm một người bạn đồng hành cùng con
Thay vì đưa ra những quyết định và bắt trẻ tuân theo, cha mẹ hãy thử ngay phương pháp chỉ ra một mục tiêu và hỏi con cách để chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu đó.
Việc làm này không chỉ khiến con được thoải mái tư duy, thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định mà còn khiến các bạn nhỏ có được cảm giác được tôn trọng khi đưa ra ý kiến của chính mình.
3.2. Học cùng các thiết bị thông minh hỗ trợ
Thời đại 4.0 với những thiết bị công nghệ vô cùng phát triển, hỗ trợ việc học và dạy học như hiện nay khiến bố mẹ cũng có thể sử dụng chúng để học cùng con một cách dễ dàng và bé cũng vô cùng thích thú với các thiết bị này.
Hãy cùng con sử dụng điện thoại, máy tính để khám phá các bài học cùng YouTube hoặc các trang mạng xã hội khác. Ngoài ra có thể sử dụng các cuốn sách có hỗ trợ bút chấm đọc để học tiếng Anh.
3.3. Tuyệt đối không làm bài tập hộ cho con
Việc học với con là có ích, tuy nhiên đừng vì việc con không hiểu bài mà bố mẹ “xiêu lòng” làm bài tập thay cho con. Điều này hoàn toàn sai và ảnh hưởng tiêu cực, khiến con ỷ lại, lười và có khả năng “giả vờ” không hiểu bài để tiếp tục được làm thay.
Bản chất của việc đồng hành cùng con là để con có thể tự mình học tập vào thời gian sau này, những cấp học cao hơn. Nên thay vì làm bài thay con, hãy kiên trì giảng giải thường xuyên cho con về dạng bài đó.
3.4. Dạy con quản lý thời gian khi làm bài
Cha mẹ hiện đại thay vì chỉ quan tâm tới việc con có làm đúng bài hay không thì hãy quan tâm tới cả thời gian con làm một bài tập nhất định. Khi đi thi con sẽ chỉ có một khoảng thời gian, nếu ở nhà con được làm và luyện tập làm bài thời gian quá dài sẽ khiến con quên mất yếu tố quản lý, phân bố thời gian làm bài.
Ở bước đầu, sau khi đã hỗ trợ con ôn tập và có thể làm tốt những dạng bài nhất định, hãy bắt đầu đặt thời gian cho từng dạng bài. Khi con làm chuẩn thời gian cần để làm cho một bài thi, cha mẹ có thể chuyển sang bài khác.
3.5. Đừng quên những bài kiểm tra thử định kỳ
Cùng con học không có nghĩa là chỉ đơn thuần học mà không có kiểm tra, bố mẹ nên chuẩn bị những bài kiểm tra định kỳ theo tháng. Nội dung đề kiểm tra tùy theo phụ huynh sáng tạo, nhưng phải dựa đúng vào những kiến thức đã học cùng bé.
Sau khi bé hoàn thành bài thi hãy cùng ngồi lại và chữa bài, đừng quên ghi chú lại những phần con làm chưa tốt để bố mẹ cùng ôn tập lại vào thời gian rảnh của cả hai.
3.6. Dành ra một khoảng thời gian tự học cho con
Nhắc tới việc học cùng con không có nghĩa là phải luôn bên cạnh con trong suốt quá trình tự học ở nhà, luôn giảng bài hoặc chỉ dạy con. Hãy để ra một khoảng thời gian cuối của buổi học cho con tự do đọc sách, vẽ tranh, hát, múa, nhảy,...làm những hoạt động theo sở thích, đam mê của con.
Bởi con cũng cần phát triển những thứ theo sở thích của mình, một đam mê nào khác có thể định hướng tương lai con sau này. Hãy để con tự do phát triển song song giữa đam mê và các môn văn hóa. Bạn cũng có thể ngồi xem con làm những điều con muốn và hỏi han tìm hiểu con về các sở thích này.
4. Tổng kết
Như vậy BingGo Leaders đã đưa ra rất nhiều thông tin và gợi ý cho câu hỏi “Học cùng con như thế nào cho đúng?” của rất nhiều bậc phụ huynh. Hy vọng những thông tin trên đã phần nào giúp cho cuộc hành trình của cha mẹ thêm nhẹ nhàng hơn và tự tin hơn.