Xã hội hiện đại, phụ huynh không thể ở bên con thường xuyên vì vậy bố mẹ muốn con tự lập làm những công việc nhỏ. Tuy nhiên việc dạy con tự lập không hề dễ dàng, nhất là đối với các bố mẹ trẻ. Dạy con tự lập không đòn roi sẽ không còn là trở ngại của phụ huynh với những cách làm khoa học dưới đây.
1. Biểu hiện con tự lập
Các bé từ khi sinh ra đã được bố mẹ che chở và bảo vệ. Từ những việc nhỏ nhất con đều được bố mẹ giúp đỡ và hỗ trợ. Tuy nhiên khi lớn dần hơn và có nhận thức, bé sẽ rất dễ trở nên ỷ lại khi bố mẹ quá bao bọc con.
Trẻ có tính tự lập từ nhỏ thể hiện qua những hành động sau:
Trên 18 tháng tuổi, con bắt đầu làm quen với việc cầm nắm thìa khi ăn. Con thích được cầm nắm các vật dụng và tự mình múc đồ ăn trong bát. Bố mẹ có thể dễ dàng nhận ra khi cả nhà chuẩn bị ăn cơm, con liên tục muốn lại gần để cầm nắm thìa, đũa.
Từ 1 đến 2 tuổi, con nhận biết khi nào cần mặc quần áo. Con sẽ tự động xỏ chân và giơ tay khi mặc quần áo mặc dù con chưa biết nói.
Các hành động nhỏ: Con sẽ biết thế nào là bẩn, con biết tự lấy giấy hoặc khăn để lau các vết bẩn trong nhà. Con tự cầm cốc, tự mút được nước từ trong bình thông qua ống mút. Con thích được tự mình làm.
Lớn hơn một chút, khi bé lên 3 tuổi, con có thể tự đánh răng và đi vệ sinh. Bố mẹ chỉ cần giúp con kiểm tra răng miệng và làm vệ sinh sạch sẽ hay chưa.
Những biểu hiện của tính tự lập ngay từ nhỏ có thể là tự phát khi bé quan sát người lớn thực hiện các công việc nhà hoặc bé được dạy khi tới trường mầm non. Tuy nhiên, tùy vào tính cách từng bé và phương pháp giáo dục của mỗi gia đình, tính tự lập trong mỗi bé là khác nhau.
2. Lợi ích khi con có tính tự lập từ nhỏ
2.1. Bố mẹ nhàn hơn
Đây là lợi ích mà bố mẹ nào cũng mong muốn. Khi bé có tính tự lập, bố mẹ có nhiều thời gian hơn để làm việc và chăm lo công việc trong gia đình. Bé có thể tự mình làm những việc đơn giản cá nhân mà không cần tới sự giúp đỡ của bố mẹ.
Bố mẹ cũng sẽ không phải nhắc nhở bé cần làm gì hay mất thời gian cho những việc nhỏ mà bé có thể tự làm được. Khi có việc bận đi vắng, bố mẹ cũng yên tâm hơn khi con ở nhà cùng ông bà hoặc người thân.
2.2. Rèn luyện tính cách tốt
Tự lập giúp con hình thành tính cách tốt trong quá trình phát triển nhân cách và tư duy. Con tự lập từ những việc nhỏ nhất và từ đây hình thành nên tính cách chủ động.
Sự chủ động giúp con phát huy được thế mạnh, hiệu quả học tập và làm việc tốt hơn khi trưởng thành. Tính tự lập giúp con chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin, tri thức giúp con mở mang kiến thức tối đa.
2.3. Con trưởng thành và tự tin hơn
Trẻ có tính tự lập ngay từ nhỏ giúp con có suy nghĩ trưởng thành và sớm tự làm chủ hơn các bạn khác. Con hiểu được bản thân mình và biết việc mình cần làm.
>> Bố mẹ tham khảo cách giáo dục sự tự tin cho con.
Sự trưởng thành giúp con không quá khó khăn khi phải thích nghi với những môi trường sống mới. Bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi cho con đi học xa hoặc đi du học.
2.4. Con tự chủ cuộc sống tốt hơn
Bất kỳ bạn nhỏ nào khi lớn lên và rời vòng tay bố mẹ đều có những bỡ ngỡ và những vất vả trong việc tạo dựng cuộc sống riêng. Có tính tự lập, con sẽ luôn chủ động trong cuộc sống mà không phiền tới bố mẹ.
Con sẽ học hỏi các kinh nghiệm từ bố mẹ và từ đó tự mình đưa ra những quyết định phù hợp nhất với cuộc sống. Các con cũng có cơ hội thành công hơn khi biết tự chủ.
3. Dạy con tự lập
Tính tự lập của bé có thể hình thành trong quá trình lớn lên và phát triển. Phụ huynh có thể dạy con tính tự lập ngay từ nhỏ để hình thành thói quen và không gặp khó khăn để thay đổi.
3.1. Khuyến khích bé tự làm việc cá nhân
Ngay từ những tháng tuổi ăn dặm, bố mẹ có thể dạy bé tự lập bằng việc cầm nắm đồ ăn. Đây cũng là phương pháp ăn dặm được nhiều phụ huynh lựa chọn hay còn gọi là ăn dặm chỉ huy. Bé sẽ tự mình cảm nhận về đồ ăn và cho đồ ăn vào miệng.
Những đồ ăn được bố mẹ chuẩn bị đều được làm chín và mềm, dễ dàng cho bé cầm nắm. Khi trẻ lớn hơn, bố mẹ hãy để con tự cầm thìa. Ban đầu kỹ năng cầm thìa của bé còn chưa vững, con có thể làm rơi đồ ăn ra ngoài.
Bố mẹ hãy giúp bé làm sạch bàn ăn, bát thìa của con trước khi bé ăn để đảm bảo vệ sinh và an toàn. Dần dần kỹ năng dùng thìa của con sẽ tốt hơn và con sẽ có thể tự ăn mà không cần bố mẹ đút cơm.
Ngoài việc tự ăn, bố mẹ hãy khuyến khích bé tự làm những việc cá nhân khác như thu dọn đồ chơi, cất giày vào đúng vị trí, vứt rác vào thùng hay cùng bố mẹ dọn dẹp.
3.2. Dạy con biết chịu trách nghiệm
Khi con nhận nhiệm vụ và nắm giữ trách nghiệm trong một việc nào đó, bé sẽ phải tự chủ động và tự lập trong hành động để làm sao hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bố mẹ hãy giao cho bé những nhiệm vụ đơn giản như sau khi chơi xong con sẽ cất gọn đồ chơi vào trong rổ, con giúp bố mẹ gấp chăn và xếp gối ngay sau khi thức dậy,...
Những nhiệm vụ giao cho bé không nên quá thách thức và khó để thực hiện đối với bé. Khi bé lớn hơn, bố mẹ hãy giao cho con những nhiệm vụ quan trọng hơn như trông em, chơi cùng em hoặc cho em ăn khi trong nhà có nhiều em bé nhỏ hơn.
3.3. Tránh làm hết mọi việc cho con
Nhiều phụ huynh gặp phải tình trạng quá bao bọc trẻ mà làm hết mọi việc cho con. Từ những việc nhỏ nhất như tự đứng dậy, tự mình cầm nắm bố mẹ đều can thiệp. Việc này không xấu nhưng lâu dần sẽ khiến trẻ trở nên ỷ lại và không tự làm.
Thay vì làm hết mọi việc cho con, hãy khuyến khích con tự làm và chỉ giúp đỡ khi con không thể tự làm một mình. Để con tự làm và tự vận động không chỉ giúp con rèn luyện tính tự lập mà còn giúp con phát triển khả năng vận động tối đa.
LỜI KẾT
Mỗi bạn nhỏ khi được uốn nắn tốt sẽ trở thành những đứa con ngoan và trưởng thành hơn khi lớn lên. Tính tự lập giúp con thích nghi được với mọi sự thay đổi của môi trường sống và là yếu tố giúp con thành công hơn trên đường đời sau này.