Dạy con quản lý tiền bạc luôn là điều khiến các bố mẹ cảm thấy khó xử. Vậy hãy cùng tìm hiểu những cách dạy con về chủ đề tài chính dưới đây cùng BingGo Leaders để khiến bé biết tiết kiệm từ sớm.
I/ Tại sao lại phải dạy con học cách quản lý tiền ?
Vấn đề tiền bạc là một vấn đề khá nhạy cảm, vì thế có một số nguyên nhan khác nhau dẫn đến việc các bố mẹ không dạy con quản lý tiền bạc. Cụ thể:
- Nhiều bố mẹ không biết nói gì khi muốn dạy con cách tiêu tiền, tích kiệm tiền bạc
- Bố mẹ đôi khi cũng không được ông bà chỉ dạy về cách thức quản lý tiền. Thậm chí nhiều bố mẹ cũng đang gặp phải những lỗi sai lớn trong việc quản lý tài chính cá nhân.
- Bố mẹ cho rằng các bé còn nhỏ, không biết gì, lớn lên bé tự khắc hiểu về tiền bạc nên không cần phải dạy
- Bố mẹ thường quan niệm rằng: Con đi học thì phải biết…. Và khi đi học, các con sẽ được học rất nhiều điều khác nhau chứ không riêng gì việc quản lý tiền.
- Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế tốt, bé được sinh ra trong hoàn cảnh không phải quá bận tâm về tiền bạc. Vì thế, các bố mẹ cũng không bao giờ dạy con cách tiêu tiền hợp lý hoặc ý thức tiết kiệm.
Tuy nhiên, các quan niệm này lại vô cùng sai lầm. Ngay từ những năm tháng đầu đời, các con đã có ý thức trong việc sử dụng tiền bạc. Vì thế, nếu bố mẹ không dạy bé cách quản lý tiền bạc thì các con rất dễ sẽ mắc phải các lỗi lầm về tài chính, nợ nần khi trưởng thành.
Bên cạnh đó, việc phó mặc cho các thầy cô dạy con quản lý tiền bạc cũng là một điều rất sai lầm. Bên cạnh việc học tập ở trường lớp, chính bố mẹ mới là những người đồng hành tốt nhất của con cái. Vì thế, các bố mẹ không nên đẩy trách nhiệm nặng nề này cho các thầy cô giáo.
II/ Sai lầm của bố mẹ khi dạy con quản lý tiền bạc?
a/ Sợ con hư khi tiếp xúc với tiền từ sớm
Nhiều bố mẹ thường nghĩ rằng, không nên cho bé cầm tiền từ sớm vì sợ bé sa đà vào tệ nạn. Nếu cần gì hãy để cho bố mẹ mua cho. Tâm lý chung của các bố mẹ thường không muốn con tiêu xài một cách hoang phí.
Do đó, thay vì dạy con quản lý tiền bạc thì bố mẹ sẽ thu lại hết tiền của con. Tuy nhiên, không cứ là tiếp xúc với tiền bạc từ sớm là con sẽ hư hỏng. Tốt nhất, hãy để cho bé có thể phạm sai lầm sớm trong việc quản lý tài chính từ khi bé còn rất nhỏ. Điều này sẽ giúp bé bớt phạm sai lầm hơn khi trưởng thành.
b/ Bé được phép mua sắm vô tội vạ
Một sai lầm của bố mẹ khi dạy con quản lý tiền bạc đó là chiều con một cách quá mức, sẵn sàng mua cho bé tất cả những gì mà bé muốn. Và nếu như bố mẹ không mua cho bé, bé sẽ sẵn sàng ăn vạ để có thể có được những gì mình muốn.
Vì thế, nếu như việc mua sắm vô tội vạ cho con cái quá nhiều, bé sẽ bị lệ thuộc vào bố mẹ một cách quá mức.
c/ Kiến thức về tiền bạc chỉ dành cho người lớn
Nhiều bố mẹ không quan tâm đến chuyện dạy con quản lý tiền bạc đó là việc bố mẹ chỉ coi chuyện tiền bạc là của người lớn và không cần dạy cho các bé. Nhưng từ bé, các bạn nhỏ cũng đã hiểu được phần nào về tiền bạc. Và nếu không được bố mẹ chỉ dạy về tiền, chắc chắn bé sẽ gặp nhiều rắc rối về tài chính khi đã lớn lên.
>>> Ba mẹ tham khảo việc dạy con tự lập từ nhỏ.
III/ Làm thế nào để dạy con quản lý tiền bạc hiệu quả ?
Để có thể dạy con quản lý tiền bạc một cách hiệu quả, giúp bé hình thành ý thức tiết kiệm từ sớm. Các bố mẹ có thể tham khảo những cách thức sau:
a/ Mở tài khoản tiết kiệm cho bé
Để dạy con quản lý tiền bạc hiệu quản, các bố mẹ có thể mở ngay một tài khoản tiết kiệm cho bé từ những năm đầu đời. Lúc này, bé có thể hiểu được tiền là gì và đôi khi bé có thể tự mình đóng góp thêm cho quỹ tiết kiệm của bản thân.
Ví dụ: Nếu như bé nhận được các khoản tiền vào những dịp đặc biệt như: tết âm lịch, sinh nhật. Bé hãy chuyển vào tài khoản tiết kiệm mà bố mẹ đã lập. Vì thế, bé sẽ cảm thấy mình trưởng thành hơn với những bạn bè cùng trang lứa.
b/ Học thêm về các hình phạt tài chính nhất định
Trong cuộc sống, có rất nhiều hình phạt có sử dụng tiền bạc như: vi phạm luật giao thông, đồ ăn thừa trong nhà hàng….. Và các bạn nhỏ cũng cần phải học được điều này. Tâm lý của bé thường rất nghịch ngợm và thường không tiết kiệm cho bố mẹ.
Vì thế, thay vì la mắng các con, bố mẹ có thể đưa ra được những hình phạt cho bé như rút phần tiền ở tài khoản tiết kiệm và giải thích tại sao bé lại phải chịu phạt. Điều này sẽ giúp bé hiểu hơn về hành động của mình.
c/ Không trả tiền cho việc nhà
Nhiều bố mẹ thường trả bé một khoản tiền nhỏ như một khoản phụ cấp cho bé. Tuy nhiên điều này lại rất nguy hiểm khi sẽ tạo cho các con một lối suy nghĩ sai lệch rằng kiếm tiền quá đơn giản.
Thay vào đó, hãy phân ra thành 2 nhánh chính gồm: các công việc là trách nhiệm của bé, các công việc bé có thể được trả tiền. Việc này sẽ giúp bé nhận ra được sự vất vả của việc kiếm tiền và khiến bé có ý thức hơn trong việc tiết kiệm tiền nhiều hơn.
>>> Tham gia ngay Group nuôi dạy con để được nhận hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.
Lời kết
Dạy con quản lý tiền bạc là kỹ năng khá khó. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp các bố mẹ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc dạy con cái về vấn đề khá nhạy cảm này.
Nguồn tham khảo: vov.vn, zing.vn