Giai đoạn chuyển cấp lên lớp 6 có những thay đổi rất lớn về môi trường lẫn các phương pháp giảng dạy của thầy cô. Do đó đồng hành, hỗ trợ cùng con trong giai đoạn này vô cùng quan trọng, là tiền đề giúp con học tốt về sau.
1. Hòa nhập với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới
Mỗi cấp học sẽ có những điều mới mẻ và khó khăn mà bất cứ trẻ nào cũng gặp phải. Đối với giai đoạn chuyển cấp lên lớp 6, trẻ sẽ phải thích nghi với kiến thức và cách học của cấp 2. Con cần có thời gian để tập làm quen với thầy cô, bạn bè trong lớp. Đặc biệt phương pháp giảng dạy của thầy cô khác so với cấp Tiểu học, do đó thời gian đầu trẻ sẽ phải mất thời gian để học tập và làm quen. Làm sao để trẻ nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới là điều khiến nhiều bậc phụ huynh băn khoăn, lo lắng.
Ngoài ra trẻ trong độ tuổi này dần phát triển ngoại hình và sự thay đổi tâm sinh lý khiến con trở nên nhạy cảm. Đặc biệt đối với những bạn nhỏ nhút nhát, ngại giao tiếp, sẽ gặp khó khăn hơn trong việc kết bạn mới cũng như tiếp thu kiến thức. Vì thế, vai trò của gia đình, nhà trường cực kỳ quan trọng để giúp trẻ vượt qua, từ đó chú tâm vào việc học hơn.
Thời gian đầu, chuẩn bị đầy đủ về mặt tâm lý lẫn trang bị kỹ năng giao tiếp cho con là lợi thế lớn giúp con sẵn sàng đón nhận môi trường học tập mới. Khi trẻ hình thành kỹ năng giao tiếp từ sớm có thể làm quen với các thầy cô, bạn bè, thuận lợi hơn trong suốt quá trình học tập của con. Điều này sẽ góp phần làm cho đến chất lượng học tập tốt hơn, tạo cho trẻ năng lực tích cực, thoải mái mỗi khi đến trường.
Có thể nói để giúp con hòa nhập với việc chuyển cấp lên lớp 6 là cả một quá trình vất vả của cả trẻ, cha mẹ và nhà trường, điều này sẽ xóa bỏ những rào cản để trẻ tự tin hơn. Cha mẹ cần chủ động tâm sự, trò chuyện với con nhiều hơn để nắm bắt được nguyện vọng cũng như gỡ giải khó khăn mà trẻ gặp phải. Trang bị cho trẻ tâm lý, kỹ năng giao tiếp cũng như kiến thức cơ bản là nhiệm vụ hàng đầu của cha mẹ trước khi con bước giai đoạn chuyển cấp.
2. Đồng hành cùng con trong quá trình học tập
Bước sang chương trình học của lớp 6, trẻ đối mặt với nhiều thay đổi có thể ảnh hưởng tới việc tiếp thu kiến thức của các môn học. Vì vậy, nội dung dưới đây BingGo Leaders sẽ nói đến hiệu quả của việc cha mẹ thường xuyên học cùng con nhé.
2.1. Sự thay đổi các môn học
Khác với lớp 5, số lượng môn học trong chương trình lớp 6 tăng lên, xuất hiện nhiều môn học thay thế cùng với yêu cầu về kiến thức cao hơn. Theo chương trình học mới hiện nay, tập sách giáo khoa lớp 6 được công nhận 3 bộ sách:
- Bộ sách giáo khoa Cánh Diều lớp 6 của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Bộ sách này thuộc chương trình đào tạo mới, có 12 môn chính, được cấp phép từ Bộ GD&ĐT.
- Bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo lớp 6 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, cũng bao gồm 12 cuốn sách giáo khoa và nhận được sự phê duyệt của Bộ GD&ĐT.
- Bộ sách giáo khoa Kết nối tri thức lớp 6 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Cụ thể, môn Tiếng Việt thay thế bằng môn Ngữ Văn, môn Đạo đức thành môn Giáo dục công dân. Ngoài ra môn Khoa học tự nhiên được tích hợp chung từ 3 môn Lý - Hóa - Sinh. Các môn Toán, môn Lịch sử và Địa lý, môn Giáo dục thể chất, môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật không thay đổi. Trong chương trình lớp 6 có các môn mới như Công nghệ, môn Hướng nghiệp và môn ngoại ngữ Tiếng Anh bao gồm các đầu sách được công nhận (Friends Plus, i-Learn Smart World, Right-on).
2.2. Sự thay đổi khối lượng kiến thức
Bước vào lớp 6, trẻ tiếp cận với khối lượng kiến thức cao, nặng hơn nhiều so với Tiểu học. Sự thay đổi như vậy khiến trẻ gặp vấn đề trong học tập bởi giai đoạn này cần thích nghi ở môi trường mới nhiều hơn. Chính vì vậy, ba mẹ nên tìm hiểu trước các vấn đề mà trẻ chưa biết để dần cho bé làm quen trong giai đoạn hè lớp 5.
3. Định hướng kế hoạch, mục tiêu hợp lý
Lên lớp 6 trẻ đã bắt đầu hình thành khả năng độc lập cho mình, trẻ biết được mình muốn gì, mục tiêu cần thực hiện của mình là gì. Sự thay đổi về phương pháp học có thể gây khó khăn cho trẻ nhưng cũng là điều kiện để trẻ tự đưa ra những kế hoạch, mục tiêu học tập sao cho đạt kết quả tốt nhất.
3.1. Bắt đầu lên kế hoạch học tập
Đầu tiên, hãy xác định môn học yêu thích, thế mạnh và điểm yếu của trẻ là gì từ đó giúp trẻ xây xây dựng kế hoạch học tập hoàn hảo cho cả năm học. Sau đó sắp xếp mức độ ưu tiên cho các hoạt động còn lại nhưng đảm bảo học tập là quan trọng nhất.
Chẳng hạn, mục tiêu cụ thể cho trẻ là đạt được học sinh giỏi thì đồng nghĩa các môn học của con đạt 8.0 trở lên. Để thực hiện được nguyện vọng thì cần chuẩn bị một kế hoạch học tập bài bản, nghiêm túc. Bắt đầu lên kế hoạch cho việc học tập và điểm số các môn học sao cho đạt được đúng kế hoạch mình đề ra. Khi đã lên kế hoạch thì tiếp theo là bước xác định lộ trình học tập nhằm giúp trẻ đi đúng hướng, gắn liền với trương trình học tại trường.
3.2. Thực hiện kế hoạch học tập
Khi đã lên một bản kế hoạch học tập cụ thể, vậy thực hiện mục tiêu là bước tiếp theo mà trẻ cần phải cố gắng và nỗ lực thật nhiều. Chẳng hạn, trẻ đưa ra mục tiêu cuối năm đặt từ danh hiệu Khá trở lên, thì trẻ phải nỗ lực ở các bài kiểm tra sao cho điểm trung bình các môn trên 7.0.
Để tổng điểm trung bình các môn đạt 7.0 thì điểm trung bình của từng môn học sẽ phải từ 7.0 trở lên. Do đó trẻ phải thật sự nghiêm túc trong việc thực hiện mục tiêu được đề ra trong kế hoạch. Song song với các hoạt động thể chất, mỗi ngày trẻ phải dành ra thời gian lớn để học trên trường và làm bài tập về nhà. Việc phân bổ thời gian cho các hoạt động trong ngày vô cùng quan trọng, từ học tập, thể dục thể thao hay giải trí,... tất cả phải được lên kế hoạch chi tiết và thực hiện quy củ.
3.3. Sắp xếp thời gian học và chơi hợp lý
Cân bằng giữa việc học, tham gia các hoạt động ngoại khóa, lịch sinh hoạt ở nhà nhằm giúp con đảm bảo học tốt mà vẫn có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
Bất cứ hoạt động nào cha mẹ đều phải rèn luyện cho trẻ lối sống kỷ luật, đặc biệt trong giai đoạn đầu cấp 2 nếu khả năng học tập của trẻ không bắt kịp kiến thức trên lớp sẽ khiến trẻ gặp phải khó khăn. Các kiến thức ở THCS thường khó học hơn rất nhiều so với kiến thức nhẹ nhàng ở cấp Tiểu học. Bước sắp xếp thời gian này sẽ giúp trẻ thích nghi nhanh với phương pháp giảng dạy của thầy cô, trẻ bắt kịp kiến thức nhanh hơn. Khi thực hiện mục tiêu đúng khuôn khổ trong kế hoạch, giúp trẻ định hình được và dễ dàng làm chủ mọi hoạt động trong cuộc sống.
Việc hình thành thói quen và thực hiện đúng kế hoạch tăng khả năng phát triển của trẻ nhanh chóng hơn. Đây cũng sẽ là tiền đề chuẩn bị đầy đủ kiến thức, sự kỷ luật, nề nếp cho trẻ bước vào đời. Những thói quen này sẽ đi theo trẻ suốt đời, vì vậy mỗi bậc cha mẹ hãy giúp trẻ ngay từ khi còn nhỏ nhé.
4. Kết luận
Bài viết này sẽ là những kiến thức bổ ích mà cha mẹ cần trang bị khi có con chuyển cấp lên lớp 6, mọi thứ tại trường học rất lạ lẫm và mới mẻ, có sự đồng hành tiếp sức trẻ sẽ vượt qua và thích nghi nhanh.
BingGo Leaders hy vọng cha mẹ sẽ là điểm tựa vững chắc, giúp trẻ vượt qua hành trình chinh phục kiến thức dễ dàng nhất. Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo bài viết 05 cách thức dạy con tự học bố mẹ hiện đại nên ghi nhớ để nắm được thêm nhiều điều mới nhé!