CON CÁI THỜ Ơ VỚI CHA MẸ - 5 LÝ DO PHÍA SAU VÀ CÁCH GIẢI PHÁP

Con cái thờ ơ với cha mẹ là một trong những tình trạng thường gặp trong thời đại hiện nay. Điều này làm mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình dần bị rạn nứt.

Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề này? Làm sao để giải quyết khi con cái thờ ơ với cha mẹ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. 5 nguyên nhân khiến con cái thờ ơ với cha mẹ

1.1. Khoảng cách thế hệ

Khoảng cách thế hệ giường như là nguyên nhân quan trọng nhất làm cho con cái dần trở nên thờ ơ với cha mẹ. Khoảng cách thế hệ là sự khác biệt về quan điểm, lối sống, cách nghĩ và cách hành động giữa các thế hệ với nhau.

Với những sự khác biệt này, con cái và cha mẹ thường dễ xảy ra các mâu thuẫn hay tranh cãi. 

Khi những cuộc tranh cãi này diễn ra thường xuyên, nó sẽ đem đến những suy nghĩ tiêu cực cho con cái như: không tôn trọng cha mẹ, không cùng một suy nghĩ, cha mẹ không hiểu gì về thời đại mà con đang sống,…

Từ đó, con sẽ dần tách khỏi cha mẹ vì cảm thấy “phiền phức” và tìm đến với những người có cùng chung lối sống với mình để chia sẻ và trò chuyện.

1.2. Cha mẹ không dành đủ tình thương cho con

Cho dù lớn hay bé, con cái luôn luôn mong muốn được nhận tình thương từ chính cha mẹ của mình. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ dường như quá bận rộn với công việc và cuộc sống của chính mình và giao con cho người thân hay bảo mẫu và không dành thời gian ở bên cạnh con. 

Điều này khiến cho con không có cảm giác thân thuộc với bố mẹ, người ở bên cạnh đồng hành và chia sẻ với con nhiều nhất không phải là cha mẹ, mà là người thăm sóc “thay”. Khi đó, con sẽ gắn kết, dành nhiều tình thương hơn cho người đã chăm sóc mình và khiến cho con cái thờ ơ với cha mẹ. 

Không những vậy, tình trạng con cái thờ ơ với cha mẹ cũng sẽ diễn ra khi con bị la mắng, chịu những trận đòn,.. khiến tâm hồn con dần bị chai sạn khi đối mặt với cha mẹ.

Con cái thờ ơ
Con cái thờ ơ

1.3. Con cái bị cuốn vào các hoạt động bên ngoài

Trong quá trình phát triển, con cái luôn luôn được tiếp cận với những thứ mới mẻ trong cuộc đời. Khi quá đắm đuối vào những thứ bên ngoài như: bạn bè, trò chơi, sở thích,.... con sẽ có xu hướng tạo nên khoảng cách và vô cảm với cha mẹ. Dành thời gian nhiều hơn với những gì mà mình thích. 

Thay vì lựa chọn trò chuyện với bố mẹ một cách “nhàm chán”, con cái sẽ thường hứng thú hơn với các hoạt động vui chơi đúng với lứa tuổi của mình.

1.4. Sử dụng mạng xã hội

Sự xuất hiện của mạng xã hội mang đến nhiều ưu điểm, nhưng bên cạnh đó cũng mang đến những khuyết điểm đáng quan ngại. Nổi bật nhất đó chính là cắt đi sự gắn kết giữa các thành viên trong xã hội, đặc biệt trong gia đình khiến cho con cái thờ ơ với cha mẹ. 

Con cái sẽ tập trung vào mạng xã hội để cập nhật thông tin mới, giải trí, chat,... và dần quên đi việc giao tiếp ở bên ngoài đời thật. Con dường như không cần quan tâm về cha mẹ và người thân, thay vào đó là tập trung vào những người bạn ảo.

Nguyên nhân con cái thờ ơ với cha mẹ
Nguyên nhân con cái thờ ơ với cha mẹ

Việc tạo nên những cuộc hội thoại ở bên ngoài đời thực sau khi sử dụng mạng xã hội dường như là một thử thách khó khăn cho con trẻ.

1.5. Bị ảnh hưởng bởi chính tính cách của cha mẹ

Trong quá trình lớn lên, mọi hành động của cha mẹ luôn là hình mẫu để con noi theo. Con rất dễ bị ảnh hưởng bởi người lớn, đặc biệt là về mặt tính cách. Nếu cha mẹ đều là người vô cảm, không quan tâm đến đối phương, không quan tâm đến người trong gia đình thì con cũng có thể có tính cách thờ ơ như cha mẹ.

2. Cách giải quyết khi con cái thờ ơ với cha mẹ

2.1. Học cách làm bạn với con

Cha mẹ hãy trở thành một người đồng hành, người bạn trong chặng đường phát triển tính cách của con trẻ. Chọn cách tâm sự, trò chuyện và chia sẻ với và dành nhiều thời gian hơn cho con trẻ. 

Nếu như xảy ra mâu thuẫn, thay vì la mắng hay quát nạt, cha mẹ nên giải quyết theo cách hòa bình và nhẹ nhàng. Đủ để con hiểu đúng sai trong từng hành động của mình mà không xem cha mẹ như “kẻ thù”.

Làm bạn với con
Làm bạn với con

Với thời đại hiện nay, một số phụ huynh cũng nên cập nhật thêm về những thay đổi trong cách hành động, cư xử và các chuẩn mực của xã hội. Từ đó có thể hiểu hơn về tâm sinh lý của con cũng như kết nối với con nhiều hơn, giúp tình trạng con cái thờ ơ với cha mẹ dần biến mất.

Nếu cần thiết, phụ huynh có thể học hỏi, cập nhật thêm về những thay đổi trong xã hội hiện đại, từ đó có thể hiểu được hành động của con

2.2. Tạo nên các “cuộc họp” để gắn kết tình cảm trong gia đình

Nếu như gia đình dường như đang thiếu đi sự gắn kết hay diễn ra tình trạng con cái thờ ơ với cha mẹ, phụ huynh nên tổ chức các hoạt động mới mẻ. Có thể là buổi tiệc, picnic hay chỉ đơn giản là những buổi cơm có sự tham gia của các thành viên trong gia đình.

Họp mặt gia đình
Họp mặt gia đình

Các hoạt động cần phải phù hợp với sở thích của phần đông thành viên và tránh việc sử dụng thiết bị di động, TV trong suốt quá trình gia đình tụ họp.

Thông qua các hoạt động, mọi người đều có cơ hội để chia sẻ nhiều hơn. Con cái dần hình thành thói quen trò chuyện và quan tâm đến đời sống của bố mẹ.

2.3. Cho con tìm hiểu về giá trị của gia đình

Không chỉ bố mẹ cần thay đổi, mà con cũng cần thay đổi trong việc cư xử với cha mẹ. Con cần biết và hiểu hơn về giá trị của những thành viên trong gia đình, biết được cách trân trọng gia đình hơn.

Không những cho con tìm hiểu về mặt lý thuyết, cha mẹ cũng nên cho con được xem, được trải nghiệm thông qua các hành động cụ thể. Cách thể hiện tình yêu thương của các thành viên trong gia đình, cách hỏi han, quan tâm,..... chính là mấu chốt để con học cách trân trọng và quan tâm đến cha mẹ.

3. Lời kết

Qua những nội dung được trình bày trong bài viết này, quý phụ huynh sẽ có thể giải quyết tình trạng con cái thờ ơ với cha mẹ và xây dựng được gia đình hạnh phúc. Quá trình để hiểu và thay đổi được tâm lý, tính cách của con là một chặng đường dài và gian nan, cha mẹ hãy luôn cố gắng vì kết quả nhận lại sẽ luôn là quả ngọt.

Tham khảo thêm: Học mẹ Đan Mạch dạy con đồng cảm để trở thành người bao dung.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)