Vấn đề bắt nạt học đường thường xuyên xảy ra và có mức độ khác nhau. Các bạn nhỏ sẽ dễ dàng cảm thấy tổn thương và sợ đi học khi bị bắt nạt. Để tránh những trường hợp không tốt xảy ra, phụ huynh hãy trang bị cho con tâm lý vững vàng trước khi bước vào một môi trương mới.
1. Bắt nạt tại trường học
Tình trạng bắt nạt tại trường học ở mọi lứa tuổi vẫn đang diễn ra. Người chịu tổn thương nhất chính là các bạn nhỏ khi con mới chỉ tiếp xúc với môi trường bên ngoài và xa vòng tay bố mẹ. Bắt nạt học đường có thể khiến trẻ em lâm vào những tình trạng tiêu cực.
1.1 Con sợ tới trường
Từ khi sinh ra, ngoài vòng tay cha mẹ thì gia đình là nơi an toàn nhất đối với con. Con được gia đình bảo vệ khỏi những tác động xấu của môi trường. Khi đi học, một mình con sẽ bước vào môi trường với những cá thể hoàn toàn khác nhau.
Bị bắt nạt là trải nghiệm đầu đời khiến con sợ hãi khi không có bố mẹ và gia đình ở ngay bên cạnh lúc đó. Các bé cảm thấy sợ việc đến trường bởi kí ức trong con về việc bị bắt nạt sẽ khiến con buồn và việc học sẽ bị ảnh hưởng.
Sợ đến trường là biểu hiện bình thường của các bé. Bố mẹ hãy động viên giúp bé bình tĩnh, có thể cho bé nghỉ học một vài ngày và cùng cô giáo giải quyết.
1.2 Con bị ảnh hưởng tâm lý
Tâm hồn trẻ em rất mong manh, các con như một tờ giấy trắng và chỉ cần những tác động nhẹ, con có thể bị ảnh hưởng tâm lý. Bị bắt nạt sẽ khiến con bị tổn thương về mặt tâm lý sâu sắc. Biểu hiện nhẹ có thể là sợ, đến những tình trạng tồi tệ hơn như trầm cảm, mặc cảm về bản thân.
Bị bắt nạt học đường là một trong những lý do khiến trẻ trở nên nhút nhát và tự ti khi trưởng thành. Các bé sẽ muốn né tránh đám đông, thích chơi một mình và không muốn bắt chuyện với ai. Lâu dần các con sẽ thu mình lại và dễ trở nên trầm cảm.
1.3 Kết quả học tập giảm sút
Hệ quả của nạn bắt nạt học đường đó chính là kết quả học tập giảm sút bởi con bị ảnh hưởng tâm lý và sợ đến trường. Khi tâm lý không được thoải mái, bé sẽ không thể trú tâm vào việc học.
Nghỉ học quá lâu cũng khiến con bị chậm kiến thức hơn các bạn. Trong trường hợp này, bố mẹ hãy giúp con ôn tập bài ở nhà và kết hợp cùng cô giáo để ôn bài cho con. Đến khi tâm lý con ổn định hơn, bé có thể quay trở lại trường để đảm bảo việc học.
2. Nên làm gì nếu con bị bắt nạt?
Nạn bắt nạt tại trường học khiến phụ huynh luôn bức xúc. Nếu không may gặp phải tình huống như vật, bố mẹ hãy áp dụng những biện pháp sau:
2.1 Bình tĩnh
Việc đầu tiên bố mẹ cần làm đó là giữ bình tĩnh. Khi thấy con sợ hãi, chắc hẳn bố mẹ nào cũng sẽ rất xót xa và muốn làm mọi cách để đòi lại công bằng cho con. Tuy nhiên nhiều phụ huynh trong cơn tức giận đã có những quyết định không chính xác khiến sự việc càng trở nên trầm trọng hơn.
Bước đầu tiên bố mẹ cần làm đó là trở thành chỗ dựa cho con. Tâm lý bình tĩnh sẽ giúp trấn an con và bố mẹ tìm ra các giúp con tốt hơn. Khi có đủ sự điềm tĩnh, bố mẹ hãy cũng cô giáo tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao con bị bắt nạt và tìm ra hướng giải quyết.
2.2 Ổn định tâm lý cho con
Sau khi biết được nguyên nhân và tìm ra giải pháp với nhà trường, bố mẹ hãy động viên con hàng ngày. Phụ huynh hãy giúp con quên những trải nghiệm không tốt đó bằng cách tạo ra những niềm vui mới.
Hãy cùng con khám phá những điều thú vị mới, cho con đi tới những nơi mới có trải nghiệm thú vị. Nếu có nhiều thời gian, bố mẹ hãy cùng con thực hiện chuyến đi chơi xa để con được mở lòng và đón nhận điều tích cực.
Bố mẹ cũng có thể tìm hiểu về những ngôi trường có nền giáo dục tiên tiến, bình đẳng và lành mạnh hơn dành cho con. Trên lớp, bố mẹ nên trao đổi với cô giáo để cô chú ý và khuyến khích con thể hiện nhiều hơn.
2.3 Dạy con cách nên làm khi không may bị bắt nạt
Cách tốt nhất để con không gặp phải tình trạng bắt nạt đó là phòng còn hơn chống. Ngay khi chuẩn bị cho con đi học, bố mẹ hãy dạy con những cách ứng xử để tránh tình trạng bị bắt nạt tại trường.
Bố mẹ hãy chỉ cho con cách để giúp đỡ các bạn trong lớp, cách thể hiện ý kiến cá nhân, cách con nên nói chuyện với các bạn thế nào. Giúp bé luôn luôn có tinh thần và tâm trạng tích cực là điều quan trọng giúp con có thể hòa nhập tốt.
Điều quan trọng không kém đó là bố mẹ cần chỉ cho con biết những ai con có thể nhờ sự giúp đỡ khi cần thiết. Ở trường sẽ có cô giáo, bác bảo vệ,...tuỳ vào từng trường hợp, dạy con cách để trình bày sự việc và nhờ sự giúp đỡ của người lớn.
Bố mẹ nên động viên con rằng, có bất kỳ chuyện gì xảy ra trên lớp con cũng cần chia sẻ với bố mẹ. Nhiều bạn nhỏ có tâm lý sợ sệt nên thường giấu bố mẹ và giữ việc bị bắt nạt. Cho đến khi được bố mẹ phát hiện thì tâm lý của bé cũng đã bị ảnh hưởng nhiều.
3. Lời kết
Đồng hành cùng con trên chặng đường lớn khôn và trưởng thành quả thực không dễ dàng. Bố mẹ hãy trang bị cho con kỹ năng và kiến thức để thích nghi với môi trường ngoài vòng tay gia đình. Bắt nạt tại trường học sẽ được giảm thiểu khi mỗi gia đình quan tâm con đúng cách.