Có nên giáo dục sớm cho trẻ không?, Đâu là các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ hiệu quả nhất?. Nếu đang đau đầu suy nghĩ tìm đáp án cho câu hỏi trên thì đây là bài viết mà các bậc phụ huynh nhất định phải tham khảo.
1. Giáo dục sớm cho trẻ là gì?
Có rất nhiều bậc phụ huynh đang hiểu sai về khái niệm giáo dục sớm cho trẻ. Thực chất, đây là một phương pháp giáo dục áp dụng cho bé từ 0-8 tuổi. Giai đoạn này chính là thời điểm phát triển rất mạnh mẽ nhất của não bộ. Điều đó đặt nền móng cho sự thay đổi, cải thiện toàn diện về cả tư duy và thể chất cho con về sau.
Trẻ sẽ được dạy để nâng cao trí tuệ, hình thành rõ rệt hơn về tính cách con người. Từ đó, ngoài việc phát triển trí não, ta còn tạo được cho trẻ những thói quen tốt như biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ đến mọi người.
Không dừng lại ở đó, việc giáo dục sớm còn mang ý nghĩa rất lớn giúp ba mẹ tìm ra tố chất tiềm ẩn của bé để tăng cường bồi đắp từ nhỏ.
2. Giáo dục sớm cho trẻ - Ưu và nhược điểm
Đâu phải tự nhiên mà nhiều bậc cha mẹ phân vân việc có nên giáo dục sớm cho trẻ hay không. Lý do bởi nó luôn tồn tại những mặt ưu và nhược điểm khi triển khai áp dụng. Cụ thể là:
2.1. Ưu điểm
Những lợi ích mà nghệ thuật giáo dục sớm cho trẻ mang lại có thể kể đến như:
- Kích thích não bộ phát triển, giúp hai nửa bán cầu não được mở rộng để tăng khả năng tuy duy, tưởng tượng và nhạy bén.
- Phương pháp bao gồm rất nhiều hoạt động vui chơi bổ ích. Từ đó, trẻ được phát triển đều đặn về cả tư duy lẫn thể chất.
- Hình thành rõ rệt các thói quen tốt như: kiên trì, tự tin, dũng cảm và cả sự đồng cảm, yêu thương, bao dung người khác.
- Khơi gợi đam mê với các cuốn sách, với thế giới xung quanh giúp con luôn tự đặt câu hỏi, tìm tòi và khám phá.
- Sớm phát hiện điểm mạnh, tố chất đặc biệt, thiên bẩm để phát triển ngay từ khi còn nhỏ.
2.2. Nhược điểm
Bên cạnh vô vàn cái lợi mà ba mẹ thấy được từ phương pháp giáo dục sớm cho trẻ thì vẫn còn đó một số điểm hạn chế:
- Tiêu tốn khá nhiều thời gian, dễ gây quá tải: Các bé hàng ngày đều đã kín lịch các giờ học trên trường. Vì vậy, việc xếp lịch giáo dục sớm là một bài toán cực kỳ lan giải nếu ba mẹ không muốn bị phản tác dụng khi con quá tải. Đó là còn chưa kể đến việc đa số ba mẹ đều khá bận rộn với công việc. Chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn dành thời gian để áp dụng phương pháp.
- Chi phí không hề rẻ: Thật vậy, ba mẹ sẽ cần phải đầu tư, mua sắm các giáo cụ đúng với từng phương pháp giáo dục sớm. Nó chắc chắn sẽ ngốn của chúng ta một số tiền không hề nhỏ nếu xác định đồng hành lâu dài.
- Phương pháp phức tạp, ba mẹ không hiểu: Nếu hỏi ba mẹ đã biết đến những mô hình giáo dục sớm nào rồi thì liệu có bao nhiêu người trả lời được. Cho dù đã từng nghe thì việc áp dụng cũng không hề đơn giản bởi nó đòi hỏi tính kiên trì, nhẫn nhại vì chúng ta đang chính là tấm gương để con học theo.
- Đâu chỉ có một phương pháp giáo dục sớm: Đúng vậy, trên thế giới có vô vàn phương pháp giáo dục sớm dành cho trẻ nhỏ. Mỗi nghệ thuật lại có một cách thức, hiệu quả riêng biệt để phù hợp cho từng bé. Là người chưa từng tiếp cận, ba mẹ biết chọn lựa phương pháp nào đây.
3. Vậy có nên giáo dục sớm cho trẻ không?
Chắc chắn là CÓ. Rõ ràng những lợi ích nó mang lại là rất lớn, quyết định trực tiếp đến tương lai sau này của trẻ. Đương nhiên không ai muốn con của mình bị tụt lùi, tiếp thu chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa đúng không?
Trong khi ba mẹ mới bắt đầu tìm hiểu “có nên giáo dục sớm cho trẻ?” thì ở ngoài kia, rất nhiều bậc phụ huynh đã và đang áp dụng từ rất lâu rồi. Do đó, chúng ta cần phải cho bé tiếp cận giáo dục sớm ngay lập tức trước khi quá muộn.
Nhưng sử dụng phương pháp giáo dục sớm nào mới hợp lý? Câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo của bài viết này.
4. 4 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ phổ biến nhất hiện nay
Trên thế giới hiện đang phát triển rất nhiều những mô hình, phương pháp giáo dục sớm cho trẻ. BingGo Leaders xin được phép đưa ra 4 sự lựa chọn được mọi người ưu tiên nhất.
4.1. Phương pháp giáo dục sớm Montessori
Monstessori- Một tiến sĩ, bác sĩ người Ý nhưng cũng đồng thời là một nhà giáo dục. Trong quá trình làm việc, bà đã dành phần lớn thời gian để nghiên cứu và cho ra đời phương pháp Monstessroti (đặt theo tên của bà).
Phương pháp giáo dục sớm Monstessori cho thấy rằng, tính tự lập cũng như khả năng tự do hoàn thiện bản thân ở trẻ phải được coi trọng hàng đầu. Để làm được điều đó, bố mẹ cần phải biết tạo môi trường, phòng học và bài giảng phù hợp cho con tự tìm hiểu, tự sáng tạo để kích thích sự phát triển của não bộ.
4.2. Phương pháp giáo dục Reggio Emilia
Vẫn tại quốc gia Ý cổ kính, nhưng phương pháp giáo dục Reggio Emilia không phải được đặt theo tên của bất kỳ một ai, mà đó là một thành phố vô cùng sinh đẹp. Các bậc cha mẹ nơi này có cách dạy con vô cùng đặc biệt được rất nhiều các quốc gia áp dụng, trong đó có cả các trường mầm non quốc tế tại Việt Nam.
Nhưng tại sao họ lại sáng tạo được một cách thức giáo dục hiệu quả như vậy?
Kết thúc thế chiến 2, Reggio Emilia là một trong những thành phố chịu tổn thất nặng nề nhất. Trường học tại đây gần như bị phá hủy toàn bộ, ngăn cản việc đến trường của trẻ em. Tuy vậy, các bậc phụ huynh không hề nản chí, họ gây dựng cho con suy nghĩ tò mò và tự tìm đáp án về mọi sự vật hiện tưởng như thời tiết, hiện tượng,…
Nhờ đó, phương pháp mà chúng ta đang tìm hiểu đã được ra đời. Nó trang bị đầy đủ kiến thức về mọi mặt bao gồm các tiến bộ trong khoa học công nghệ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
4.3. Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman
Có lẽ Glenn Doman chính là phương pháp được ứng dụng nhiều và thành công nhất trong các môn học. Công trình được nghiên cứu và mang tên bởi chính giáo sư đã sáng tạo ra nó - Glenn Doman.
Phương pháp này sử dụng Flashcard và Dot Card giúp tăng cường khả năng ghi nhớ, từ đó kích thích phải triển vùng não phải của trẻ. Rõ ràng, hiệu quả mà Glenn Doman mang lại là cực kỳ cao vì trẻ vừa được chơi nhưng lại lồng ghép kiến thức ở trong đó.
Mặt khác, phương pháp cũng được ưa chuộng khi rèn luyện rất tốt sự tư duy, phân biệt. Do đó, chính BingGo Leaders đã không ngần ngại áp dụng trong việc cải thiện khả năng tiếng Anh cho hàng trăm ngàn bạn nhỏ.
4.4. Phương pháp giáo dục sớm của người Do Thái
Phụ huynh có lẽ đã từng nghe ở đâu đó câu chuyện 40% người đoạt giải Nobel đến từ dân tộc Do Thái. Chúng ta biết đến nhà bác học nổi tiếng Albert Einstein, tỷ phú sáng lập ra mạng xã hội Facebook - Mark Zuckerberg. Tất cả họ đều là người Do Thái.
Đằng sau vô vàn thành công khiến cả thế giới thán phục ấy là cả một nghệ thuật giáo dục sớm cho con ngay từ khi còn nhỏ. Người Do Thái luôn thể hiện sự khác biệt trong cách dạy con khi đặt ra 3 điều luật không bao giờ làm với con bao gồm:
- Không thỏa mãn trước
- Không thỏa mãn tức thời
- Không thỏa mãn quá mức
Bên cạnh đó, có 2 truyền thống luôn được các bậc cha mẹ truyền đạt cho con đó là “yêu quý sách” và “tự lập ngay từ nhỏ”.
Họ nhỏ vài giọt mật ong lên sách và cho những đứa trẻ vẫn còn đang ẵm ngửa liếm. Hành động đó đã in sâu vào trong đầu các bé rằng sách là một thứ gì đấy rất ngọt ngào.
Đối với việc “tự lập ngay từ nhỏ”, người Do Thái luôn dạy con làm việc nhà và coi đó là một trong những kỹ năng sinh tồn quan trọng. Còn rất nhiều điều thú vị khác trong nghệ thuật dạy con của dân tộc Do Thái, ba mẹ quan tâm có thể tham khảo bài viết Tò mò 10 cách dạy con của người Do Thái khiến cả thế giới ngưỡng mộ
5. Lời kết
Trên đây là lời giải đáp về việc “có nên giáo dục sớm cho trẻ?” và “các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ”. Mong rằng qua bài viết, phụ huynh sẽ tìm ra được cách giúp bé phát triển bản thân một cách toàn diện.
Đừng quên giáo dục sớm cho trẻ không thể thiếu được tiếng Anh. Cha mẹ có thể tham khảo ngay bài viết Muốn con đạt điểm giỏi tiếng Anh ba mẹ nhất định phải biết 4 nguyên tắc này.