[HỌC BÀI] CẤU TRÚC WOULD YOU MIND DỄ HIỂU NHẤT KÈM BÀI TẬP

Cấu trúc Would you mind là một trong những cấu trúc không chỉ xuất hiện trong văn nói (giao tiếp) mà còn được sử dụng trong các bài thi để kiểm tra trình độ của người học tiếng Anh. Vậy bạn đã nắm vững được các cấu trúc Would you mind hay chưa? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của BingGo Leaders để trở nên thành thạo cấu trúc này chỉ trong 10 phút.

1. Các loại cấu trúc Would you mind

Đây là cấu trúc được sử dụng với mục đích nhờ vả hoặc hỏi ý kiến của ai đó về một vấn đề, hành động và việc làm của người nói. Có 3 loại cấu trúc chính của Would you mind.

1.1. Cấu trúc 1

Would you mind + if + somebody + Vp2 + something

Trong cấu trúc Would you mind có “if”, khi nói về hiện tại hoặc trong quá khứ ta đều dùng thì quá khứ đơn theo sau chủ ngữ.

Ex:

1. Would you mind if I borrowed your book now?

(Bạn có phiền không nếu tôi mượn cuốn sách của bạn bây giờ?)

2. Would you mind if I used your car tomorrow?

(Bạn có phiền không nếu tôi sử dụng xe của bạn vào ngày mai?)

Chú ý:

Đôi khi việc thay đổi chủ ngữ trong câu sẽ khiến cho câu có nghĩa khác hoàn toàn nên người dùng cần phải chú ý khi sử dụng các chủ ngữ đúng cách.

Ex:

1. Would you mind if I opened the radio?

(Bạn có phiền không nếu tôi mở radio?)

2. Would you mind if you opened the radio?

(Bạn có phiền không nếu bạn mở giúp mình radio?)

Trong câu 1, ý nghĩa của câu là đang hỏi xin ý kiến liệu có được mở radio không. Trong khi đó, câu thứ 2 có nghĩa là người nói đang nhờ vả người nghe bật radio.

Các dạng cấu trúc Would you mind
Các dạng cấu trúc Would you mind

1.2. Cấu trúc 2

Would you mind + V_ing

Loại câu này mang tính nhờ vả mà không cần nhắc đến chủ ngữ trong câu.

Ex:

1. Would you mind taking a photo for me?

(Bạn có phiền chụp ảnh cho tôi không?)

2. Would you mind sending that bike to me?

(Bạn có thể gửi chiếc xe đạp đó cho tôi được không?)

1.3. Cấu trúc 3

Would you mind + somebody's + V_ing

Ex:

1. Would you mind Jim joining us?

(Bạn có phiền khi Jim tham gia cùng chúng ta không?)

2. Would you mind my friend’s coming with us to the picnic?

2. Các cấu trúc tương đương với Would you mind (mang tính nhờ vả)

  • Can you lend me a hand with this, please? (Bạn có thể giúp tôi một tay được không, làm ơn?)
  • Could you assist me for a moment? (Bạn có thể giúp tôi một chút được không?)
  • Give me a hand with this, would you? (Bạn có thể giúp tôi một tay được không, làm ơn?)
  • Assist me with this, will you? (Bạn giúp tôi một tay nhé?)
  • Can you offer me any help? (Bạn có thể giúp tôi được không?)
  • Can you provide assistance? (Bạn có thể cung cấp sự trợ giúp không?)
  • Can you extend a helping hand? (Bạn có thể giơ tay giúp tôi không?)
  • Can you do me a favor, please? (Bạn có thể làm ơn giúp tôi không?)
  • May I request a favor from you? (Tôi có thể nhờ bạn giúp được không?)

3. Cách đáp lại câu hỏi Would you mind

3.1. Câu trả lời đồng ý

  • Yes, I would (Được, tôi sẽ giúp bạn)
  • Ok (Được)
  • You are welcome. (Không có gì, tôi sẽ giúp)

3.2. Câu trả lời không đồng ý

  • I’d love to, but ….. (Tôi rất muốn, nhưng mà)
  • No, not at all. (Không được)
  • Of course not. (Dĩ nhiên là không)
  • No, go on please. (Không, làm ơn đi đi)
  • Not likely. (Không đời nào)

4. Phân biệt giữa Would you mind và Do you mind

Một số người học sẽ thường nhầm lẫn giữa 2 cấu trúc này vì nghĩa và cách dùng của cả 2 cấu trúc gần như giống nhau. Tuy nhiên, điểm khác biệt là cấu trúc Would you mind thường được dùng trong câu mang tính lịch sự nhiều hơn.

Trong khi đó, cấu trúc Do you mind thì dùng trong các tình huống chung chung.

Phân biệt giữa 2 cấu trúc
Phân biệt giữa 2 cấu trúc

Ex:

1. Would you mind sharing your drink with me?

(Bạn có phiền khi chia sẻ đồ uống của bạn với tôi không?)

2. Do you mind holding my book for a minute?

(Bạn có phiền khi giữ cuốn sách của tôi một lúc không?)

5. Bài tập luyện tập cấu trúc Would you mind

5.1. Bài tập 1: Điền đúng dạng của từ vào câu (V_ing, Vp2)

  1. Would you mind (close) the window?
  2. Would you mind if I (turn) the music on?
  3. Would you mind (take) care of my child?
  4. Would you mind if I (open) the TV?
  5. Would you mind (wash) the dishes for me?
  6. Would you mind if I (play) games with my friend now?)
  7. Would you mind (choose) for me a card?
  8. Would you mind (drive) the car for my mom?
  9. Would you mind if I (come) to your house?
  10. Would you mind (write) this for me?

5.2. Bài tập 2: Viết cấu trúc Would you mind theo câu tiếng Việt cho sẵn

  1. Bạn có phiền khi tắt đèn giùm tôi được không?
  2. Bạn có phiền khi giúp tôi nấu ăn được không?
  3. Bạn có phiền không nếu giúp tôi lau nhà?
  4. Bạn có phiền không nếu tôi mượn điện thoại của bạn?
  5. Phiền bạn mang menu đến đây cho tôi được không?

5.3. Bài tập 3: Điền các từ vào câu theo đúng dạng: send, take, buy, borrow, give

  1. Would you mind if I _____ a photo of this painting?
  2. Would you mind if I _____ some of your pencils?
  3. Would you mind _____ me a hand?
  4. Would you mind _____ me that picture?
  5. Would you mind ______ for me a cake?
Bài tập luyện tập
Bài tập luyện tập

6. Đáp án bài tập luyện tập

6.1. Đáp án bài tập 1

  1. closing
  2. turned
  3. taking
  4. opened
  5. washing
  6. played
  7. choosing
  8. driving
  9. came
  10. writing

6.2. Đáp án bài tập 2

1. Would you mind turning off the lights for me?

2. Would you mind helping me cook?

3. Would you mind if you helped me clean the house?

4. Would you mind if I borrowed your phone?

5. Would you mind bringing me the menu?

6.3. Đáp án bài tập 3

1. took

2. borrowed

3. giving

4. sending

5. buying

7. Lời kết

Bạn học phải chăm chỉ luyện tập để có thể thành thạo cấu trúc Would you mind. Hãy nhanh chóng nâng cấp trình độ ngôn ngữ của mình lên một tầm cao mới nào.

Tham khảo thêm: Tìm hiểu cấu trúc Hardly - Học và hiểu chỉ trong 10 phút.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)