CÁC TRÒ CHƠI DAN GIAN NGÀY TẾT Ở 3 MIỀN BẮC - TRUNG - NAM

Năm mới tới không chỉ là thời điểm để cả gia đình tụ tập, mà còn là dịp mọi người cùng nhau hòa mình vào không khí vui tươi, đầy sôi động với những trò chơi dân gian độc đáo và hấp dẫn. 

Hãy cùng tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders khám phá những trò chơi dân gian ngày tết đặc sắc ở ba miền Bắc, Trung và Nam để hiểu rõ hơn về  sự hấp dẫn và thú vị của các hoạt động giải trí truyền thống này nhé!

1. Các trò chơi dân gian ngày Tết ở miền Bắc

1.1. Chọi gà

Sở dĩ có trò chơi gà chọi trong những ngày Tết là bởi trước đây, nghề chính ở Việt Nam là trồng trọt và chăn nuôi. Miền Bắc thường phổ biến với các trò chơi dân gian ngày Tết có hơi thở của nghề nông. Không chỉ ở nông thôn, ở thành thị hiện nay cũng đã có một số nơi tổ chức nhiều cuộc thi đá gà.

Chọi gà là một thú vui tao nhã, vừa giải trí vừa khuyến khích nông nghiệp đã nổi tiếng trên khắp đất nước Việt Nam. Người ta sẽ chọn những con gà trống thật tốt, nuôi dưỡng cẩn thận và huấn luyện để chuẩn bị cho những trận đấu. Ở một số nơi, nếu một con gà trống chọi thua trận, nó sẽ không còn là con gà chọi tốt để chơi nữa.

Những chú gà to khỏe sẽ được lựa chọn để tham gia vào cuộc đấu

1.2. Đập niêu đất

Đập niêu đất hay còn gọi là bịt mắt đập niêu bắt nguồn từ miền Bắc vào mỗi dịp Tết. Dần dần lan vào miền Trung và miền Nam trong các sự kiện team building, vui chơi ngoài trời… Điển hình là bạn có thể nhìn thấy trò chơi được tổ chức ở Phố cổ Hội An vào ban đêm.

Ban tổ chức sẽ chọn một không gian rộng, làm khung từ 2 chiếc cọc và sợi dây dài khoảng 5m, sau đó treo các niêu đất loại nhỏ lên. Người chơi sẽ bịt mắt, khi nghe thấy hiệu lệnh sẽ tiến về phía trước và đập vỡ niêu theo khả năng phán đoán của mình. 

Xem thêm: TRÒ CHƠI DÂN GIAN RỒNG RẮN LÊN MÂY - CHUẨN BỊ VÀ LUẬT CHƠI CHUẨN NHẤT

1.3. Đấu vật

Đấu vật không chỉ là một trò chơi dân gian ngày Tết nâng cao tinh thần thượng võ mà còn là một môn thể thao được ưa chuộng trong những dịp lễ hội và Tết tại miền Bắc. Mỗi năm, từ ngày mồng 4 đến mùng 6 Tết, sự kiện này thu hút đông đảo người trung niên và thanh niên tham gia. Ngoài các buổi đấu vật diễn ra trong dịp Tết, còn có nhiều hội vật khác như hội vật Làng Sình, Liễu Đôi, Hà Nam, Mai Động…

Theo truyền thống, trước khi bắt đầu mỗi trận đấu, hai đô vật phải thực hiện các động tác biểu diễn như một lễ chào hỏi. Điều này không chỉ mang đến những màn biểu diễn hấp dẫn mà còn là một nghi thức tâm linh, tôn vinh tổ tiên và các anh hùng dân tộc.

Đấu vật - trò chơi dân gian ngày Tết nâng cao tinh thần thượng võ

(Nguồn ảnh: https://thanhnien.vn)

Các đô vật mình trần, khỏe manh cường tráng, chít khăn xanh và đỏ. Họ khua chân và múa tay trên sàn đấu để tìm cơ hội tấn công, chờ đợi đối phương mắc sai lầm rồi lao vào vật ngửa họ. Quy tắc chung của cuộc đấu là người chiến thắng cần phải vật đối phương cho đến khi họ ngã ngửa ra đất hoặc nâng bổng đối phương lên. Do đó, trong môn vật này, sức khỏe không chỉ là điều kiện duy nhất để đảm bảo chiến thắng mà còn đòi hỏi sự mưu trí và nhanh nhẹn.

1.4. Bắt trạch trong chum

Trò chơi bắt trạch trong chum chủ yếu được tổ chức tại nhiều địa phương trong vùng đồng bằng Bắc Bộ và thường diễn ra tại sân đình hoặc đền, trò chơi mang đầy ý nghĩa tôn kính thần linh, thánh thần, hay thành hoàng làng.

Bước vào trò chơi, các thanh niên sắp xếp chum nước (số chum bằng số cặp chơi) và đặt chúng thành hàng trước sân đình. Mỗi chum chứa từ 1 con trạch hoặc lươn. Cặp nào bắt được con trạch nhanh nhất và quăng ra sân trước đầu tiên sẽ giành chiến thắng cuộc.

Xem thêm: LUẬT CHƠI TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHI CHI CHÀNH CHÀNH CÓ KHÓ KHÔNG?

1.4. Kéo co

Lễ hội kéo co thường diễn ra tại Việt Nam trong các lễ hội xuân, đánh dấu sự khởi đầu của một vụ mùa mới trong nông nghiệp và kỳ vọng vào một mùa màng bội thu. Trò chơi thường xuất hiện chủ yếu ở các vùng như Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và một số tỉnh miền núi phía Bắc.

Trong các lễ hội truyền thống, trò chơi kéo co thường là một phần quan trọng để truyền tải tinh thần đoàn kết cộng đồng, tính kỷ luật cùng ý chí chiến đấu để giành chiến thắng. Nghi lễ và trò chơi kéo co thường có cách tổ chức đơn giản, sử dụng đạo cụ và sân chơi đơn giản. Dây kéo trong trò chơi thường được làm từ dây mây, gai dầu hoặc song tre thể hiện đặc điểm tự nhiên và văn hóa đặc sắc của mỗi địa phương. 

Truyền tải tinh thần đoàn kết cộng đồng thông qua trò chơi kéo co

Mỗi trận kéo co bao gồm hai đội tham gia, có số lượng thành viên bằng nhau. Điểm giữa của dây kéo được đánh dấu bằng dải lụa đỏ, và các thành viên từ hai đội sẽ nắm chặt dây kéo. Khi hiệu lệnh bắt đầu, các thành viên kéo chặt dây về phía đội mình. Đội nào kéo được điểm đánh dấu về phía mình sẽ giành chiến thắng.

2. Các trò chơi dân gian ngày Tết ở miền Trung

2.1. Đánh đu

Đánh đu là một trong các trò chơi dân gian ngày Tết có từ trước thế kỷ X, thường diễn ra vào dịp lễ đầu xuân hoặc hội làng. Mọi người sẽ chọn một không gian thoáng đãng thật rộng, cố định những trụ xích đu từ những cây tre to, khỏe và cao.

Những người tham gia trò chơi phải cố gắng đu càng cao càng tốt để giành được vị trí đầu tiên. Trò chơi này có thể chơi một người hoặc một cặp đôi. Đây cũng là cách chơi thú vị để các chàng trai và cô gái gặp gỡ, thể hiện bản thân và tìm hiểu nhau.

Đánh đu là trò chơi dân gian độc đáo và thú vị cho ngày Tết cổ truyền

(Nguồn ảnh: https://thanhcoloa.vn)

2.2. Hát bài chòi

Hát bài chòi (Hát lều) là trò chơi truyền thống nổi tiếng nhất ở miền Trung trong dịp Tết. Trong trò chơi này, có 11 túp lều được chuẩn bị sẵn. 1 lều chính giữa dành cho trọng tài và 5 lều phụ cho mỗi bên tham gia. 

Trò chơi sẽ bắt đầu khi trọng tài chọn ngẫu nhiên một thẻ từ 33 mảnh của hội đồng quản trị thẻ. Sau đó, trọng tài sẽ hát một đố về thẻ đó và người chơi trong lều phải cố gắng đoán tên thẻ. 

Lều nào đoán đúng trước sẽ nhận được thẻ. Nếu 1 lều đoán trúng 3 thẻ, họ sẽ được tính là “đạt” và được một ban nhạc truyền thống biểu diễn để ăn mừng thành công.

Xem thêm: TRÒ CHƠI DÂN GIAN BỊT MẮT BẮT DÊ - NGUỒN GỐC VÀ CÁCH CHƠI

2.3. Thổi cơm thi

Trong những dịp lễ hội ở một số địa phương ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam, "thổi cơm thi" đã trở thành một nét đặc trưng khó lẫn vào bất cứ nơi nào khác.

Thổi cơm thi là hoạt động tôn vinh truyền thống văn hóa Việt Nam

(Nguồn ảnh: https://vuthu.thaibinh.gov.vn)

Nguyên liệu chuẩn bị cho cuộc thi bao gồm thóc, củi chưa đốt, và không có nước. Các đội tham gia cuộc thi phải tự mình xay thóc, giã gạo, sàng lọc, lấy lửa và nước, rồi nấu cơm. Thường mỗi đội có 10 thành viên, bao gồm cả nam và nữ, đảm nhận các công đoạn khác nhau. Tiêu chuẩn của một nồi cơm đạt chuẩn là cơm phải chín dẻo, ngon, trắng và được hoàn thành trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Thổi cơm thi không chỉ mang lại không khí vui vẻ mà còn là 1 trò chơi dân gian ngày tết góp phần tôn vinh nét truyền thống trong nền văn hóa của Việt Nam.

2.4. Đi cầu kiều

Đây là một trò chơi dân gian lễ hội truyền thống phổ biến trong các ngày Tết và thường xuất hiện ở miền Trung và các vùng sông nước.

Một cây tre thẳng được chọn và đầu buộc trên bờ, đầu còn lại buộc vào đầu cọc giữa ao. Ở cuối cây tre sẽ treo một bao lì xì đỏ hoặc một phần quà. Người chơi sẽ cố gắng đi từ bờ ao đến cuối cầu treo để nhận giải thưởng.

Trò chơi này vừa thú vị song cũng vô cùng khó khăn bởi đòi hỏi người chơi cần giữ thăng bằng tốt. Đi cầu kiều mang lại nhiều tiếng cười cho người xem khi họ chứng kiến những người tham gia ngã xuống ao trong quá trình cố gắng giành giải thưởng. Đôi khi, có người vừa kịp thời nhận được giải đã vội rơi xuống nước ngay sau đó. Chính bởi vậy nên mặc dù vất vả, trò chơi này vẫn thu hút nhiều người thích thú tham gia bởi thử thách hấp dẫn và có cơ hội san sẻ niềm vui cùng mọi người. 

Xem thêm: TRÒ CHƠI DÂN GIAN NU NA NU NỐNG VÀ TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

3. Các trò chơi dân gian ngày Tết ở miền Nam?

3.1. Đi cà kheo

Các trò chơi dân gian ngày Tết ở miền Nam đầu tiên phải kể đến đó là đi cà kheo. Trò chơi gồm những cây sàn dài được đính trên những chiếc bệ chân. Đầu dưới của cà kheo sẽ thay thể đôi chân để đi trên mặt đất mỗi khi người chơi di chuyển.

Đi cà kheo là trò chơi đòi hỏi bạn phải có sự khéo léo và uyển chuyển. Bạn phải giữ thăng bằng một cách tốt nhất và di chuyển nhanh thì mới có thể giành chiến thắng. Trò này tuy khó nhưng vẫn thu hút lượng lớn người chơi mỗi khi được tổ chức.  

Đi cà kheo đòi hỏi người chơi cần có sự khéo léo và giỏi giữ thăng bằng

(Nguồn ảnh: https://tieudungplus.vn)

3.2. Cờ người

Cờ người là một biến thể sáng tạo của cờ tướng, biến bảng cờ thành một "bàn cờ khổng lồ" với sự tham gia trực tiếp của con người, tạo nên một trải nghiệm chơi độc đáo và thú vị trong những ngày đầu năm.

Như trên bảng cờ tướng, có 32 "quân cờ" thay bằng 32 người chơi, được chia thành 2 đội với trang phục đỏ và đen tương ứng. Mỗi người chơi đeo bảng tên của một quân cờ và thậm chí còn mặc trang phục biểu tượng cho từng quân cờ. Điều thú vị là đa số những người tham gia trò chơi này thường là những cao thủ cờ tướng.

Sau tiếng báo hiệu trận đấu, đội cầm quân đỏ sẽ tiến hành nước đi đầu tiên, sau đó là đội cầm quân đen, và họ sẽ thay phiên nhau di chuyển. Mỗi khi một "quân cờ" này ăn mất "quân cờ" khác, các đấu thủ sẽ thực hiện một màn biểu diễn song đấu ngay trên bàn cờ, tạo nên không khí vui vẻ và sôi động cho trò chơi.

Cờ người đã trở thành một đặc trưng trong văn hóa Việt Nam, đặc biệt là trong mỗi dịp Lễ Tết của người dân hai miền Nam và Bắc. Bộ môn dân gian này thường thu hút sự tham gia và theo dõi đông đảo từ cộng đồng, tạo nên một không khí sôi động và hào hứng cho năm mới.

Xem thêm: RÈN LUYỆN SỨC KHỎE CHO CÁC BÉ VỚI TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẢY DÂY TUỔI THƠ

3.3. Đua thuyền

Miền Nam phổ biến với các trò chơi trên sông nước như đi cầu khỉ, đạp xe qua cầu… Những hấp dẫn nhất vẫn là trò đua thuyền. Đây không chỉ là một trò chơi dân gian mà còn là phương thức thực hiện nghi lễ với thủy thần. 

Trò chơi có thể cùng lúc nhiều đội thi đấu với nhau. Mỗi đội sẽ có 8 đến 20 người lên một chiếc xuồng ba lá. Tiếp đó, các đội sẽ trèo đẩy thật nhanh làm sao cho thuyền xuôi về đích trước là thắng. 

Rộn ràng lễ hội đua thuyền truyền thống của Việt Nam trong dịp Tết

(Nguồn ảnh: https://vietbao.vn)

Hiện nay, do điều kiện sông suối ngày càng ít, có một số tỉnh đã thay đổi cách chơi và tổ chức đua thuyền trên cạn.

4. Kết luận

Trên đây là bài viết tổng hợp về các trò chơi dân gian ngày Tết cổ truyền phổ biến tại 3 miền Bắc - Trung - Nam. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ thêm góc nhìn sâu sắc hơn về nét đẹp văn hóa của Việt Nam. Đừng ngần ngại chia sẻ bài viết này và lan tỏa đến cho mọi người nếu bạn cảm thấy nó hữu ích nhé! 

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)