TRẺ EM HỌC TIẾP THU CHẬM PHẢI LÀM SAO BÍ QUYẾT GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Là bậc làm cha mẹ, chắc hẳn quý phụ huynh sẽ rất lo lắng khi nhận thấy được con của mình có khả năng tiếp thu kiến thức chậm và nhận lại điểm số thấp ở lớp học.

Những câu hỏi như “Trẻ học tiếp thu chậm phải làm sao?” “Cách giải quyết trẻ tiếp thu chậm” có lẽ sẽ thường xuất hiện trong suy nghĩ của phụ huynh. 

Để giải quyết được vấn đề trên, BingGo Leaders sẽ đem đến một số giải pháp hữu hiệu ngay trong bài viết này.

1. Nguyên nhân làm cho trẻ tiếp thu chậm khi học

Trước tiên, phụ huynh hãy cùng BingGo Leaders tìm hiểu về một số nguyên nhân thường gây ra tình trạng tiếp thu chậm của trẻ.

1.1. Không có sự tập trung

Việc mất đi sự tập trung rất ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu bài học của trẻ.

Ở thời đại phát triển, trẻ thường bị phân tán sự chú ý vì trẻ được tiếp cận nhiều với các thiết bị điện tử mang tính giải trí cao. 

Trẻ mất đi tập trung trong học tập
Trẻ mất đi tập trung trong học tập

Những loại hình giải trí mới mẻ từ thiết bị điện tử làm cho trẻ luôn trong tâm thế bị kích thích hay trở nên nghiện và luôn muốn dùng nó mọi lúc mọi nơi. Không những vậy, trẻ cũng sẽ mất đi sự tập trung trong lớp học khi đã quen với việc vui chơi hàng ngày, thay vì học tập.  

Cho nên trong lúc học, trẻ có thể sẽ mãi chỉ nghĩ về những trò chơi xung quanh, ứng dụng giải trí, mà không tập trung được vào bài học.

1.2. Do có sự ảnh hưởng từ các căn bệnh

Những căn bệnh như sởi, ho gà, viêm não,... khi xảy ra thường làm cho hệ thần kinh của trẻ bị tổn thương. Từ đó, dẫn đến tình trạng trẻ học tiếp thu chậm vì khu vực thần kinh não bộ không được nhanh nhạy.

Hoặc những loại bệnh bẩm sinh như tăng động giảm chú ý, tự kỷ cũng khiến cho trẻ tiếp thu bài học kém hơn so với các bạn đồng trang lứa.

1.3. Do ảnh hưởng của Gen di truyền

Một số đứa trẻ sẽ có khả năng tiếp thu kém vì ảnh hưởng từ Gen trong gia đình từ các vấn đề như rối loạn hoạt động dẫn truyền thần kinh, rối loạn nội tiết,... làm cho hệ thần kinh và não bộ bị tác động, dẫn đến tình trạng tiếp thu bài học chậm. 

1.4. Không có sức khỏe ổn định

Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, rối loạn giấc ngủ, thiếu các loại vitamin như sắt, kẽm,sức khỏe kém... thì cũng có nguy cơ tiếp thu bài học chậm. Lý do bởi cơ thể không đủ năng lượng để có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày

Trẻ không tập trung có thể do đang bị thiếu ngủ
Trẻ không tập trung có thể do đang bị thiếu ngủ

2. Cách giải quyết tình trạng “Trẻ học tiếp thu chậm phải làm sao?”

2.1. Đồng hành chia sẻ và cùng con học tập

Đây là một trong những giải pháp tiên quyết mà bố mẹ cần áp dụng để giải quyết vấn đề “Trẻ học tiếp thu chậm phải làm sao”. Thay vì tỏ ra cáu gắt, tức giận khi con tiếp thu bài chậm, bố mẹ hãy đồng hành cùng con học tập. Dành thời gian hàng ngày để cùng con chia sẻ về những khó khăn con gặp phải, những bài con chưa hiểu ở lớp để từ đó tìm ra giải pháp và giúp con luyện tập nâng cao khả năng học tập.

Nếu phụ huynh không có đủ thời gian để học cùng con thì có thể thuê gia sư kèm trực tiếp, trẻ sẽ được kèm cặp tận tâm hơn. Tuy nhiên, dù thuê gia sư nhưng bố mẹ vẫn cần dành một ít thời gian trong ngày để cùng con ôn lại kiến thức thì mới có được hiệu quả.

Dành thời gian cùng con học tập
Dành thời gian cùng con học tập

2.2. Cho trẻ bổ sung những kiến thức phù hợp với trình độ

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên xác định trình độ của con. Từ đó cho con được tiếp cận với các bài học phù hợp. Nếu như con tiếp thu chậm và không bắt kịp được với các bạn ở lớp thì phụ huynh không nên ép con phải tiếp tục làm những bài tập khó, những bài tập trình độ nâng cao. 

Thay vào đó, hãy cho trẻ bắt đầu bằng những thông tin, bài tập đơn giản nhất, luyện tập đến khi trẻ đã thông thạo cơ bản thì mới chuyển tiếp đến mức độ khác. Sau khi đã xây dựng được nền tảng cơ bản thì sau này trẻ sẽ có thể dần trở nên tiếp thu bài học nhanh chóng hơn.

2.3. Để trẻ được tiếp xúc với kiến thức trong thời gian dài

Đối với những bạn nhỏ có khả năng tiếp thu kiến thức chậm, phụ huynh hãy cho trẻ cơ hội được tiếp xúc với một nhóm kiến thức cố định trong một khoảng thời gian dài. Việc lặp lại kiến thức sẽ giúp cho trẻ ghi nhớ sâu sắc hơn cũng như hiểu rõ hơn về những gì đang học. 

Học kết hợp với minh hoạt vui nhộn
Học kết hợp với minh hoạt vui nhộn

Trong quá trình dạy học, đối với những nhóm kiến thức mang tính trừu tượng, phụ huynh hãy tìm kiếm những ví dụ gần gũi và vui nhộn kèm hình ảnh minh họa để giúp con dễ hiểu hơn. Sau đó kết hợp lặp lại kiến thức để trẻ cải thiện tình trạng tiếp thu chậm.

2.4. Xây dựng thói quen tập trung học tập cho trẻ

Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định cho việc tiếp thu bài của trẻ nên phụ huynh cần chú ý và xây dựng sự tập trung ở trẻ từ giai đoạn còn nhỏ. Chỉ cần bắt đầu bằng việc tập trung trong 5 phút học tập để trẻ làm quen, sau đó tăng lên 10 phút, 15 phút,... Dần dần trẻ sẽ có khả năng học tập hàng ngày mà không bị sao nhãng như trước.

Việc xây dựng cho trẻ thói quen tập trung giúp cho não bộ của trẻ xây dựng được nề nếp và từ đó có thể tập trung tiếp thu bài học nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tạo thói quen tập trung ở trẻ
Tạo thói quen tập trung ở trẻ

Tham khảo thêm: Bật mí 7 cách rèn tính tập trung cho trẻ trong học tập.

2.5. Tìm đến lời khuyên của các chuyên gia

Khi tình trạng trẻ học tiếp thu chậm diễn ra trong một thời gian dài và không thể giải quyết được, bố mẹ hãy tìm đến chuyên gia để được đánh giá về tình trạng và nhận được các lời khuyên bổ ích. 

Một số đứa trẻ sẽ không chỉ có biểu hiện tiếp thu chậm về mặt học tập mà có thể là ở mọi mặt trong cuộc sống. Vì vậy, việc gặp các chuyên gia là điều rất cần thiết để bố mẹ có thể giải quyết được vấn đề của con đúng cách.

3. Lời kết

Với những giải pháp được đề cập trong bài viết này, bố mẹ hoàn toàn có thể giải quyết được dứt điểm tình trạng “Trẻ học tiếp thu chậm phải làm sao”. BingGo Leaders chúc bố mẹ thành công và giúp con đạt được nhiều thành tích trong học tập!

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)