Hiện nay rèn ngữ điệu tiếng Anh là phương pháp phổ biến được ba mẹ sử dụng để giúp con giao tiếp như người bản xứ. Tuy nhiên việc luyện tập sai cách có thể dẫn đến tình trạng trẻ nói tiếng Anh theo kiểu Việt hóa, nhấn nhá từ ngữ sai quy tắc.
Chính vì vậy bên cạnh việc nắm chắc các kiến thức về ngữ điệu tiếng Anh, ba mẹ cũng cần chú ý với 2 sai lầm dưới đây để việc rèn luyện cùng con đạt hiệu quả cao nhất.
1. Ngữ điệu tiếng Anh là gì?
Ngữ điệu là một tính chất riêng của phát âm bên cạnh các yếu tố như trọng âm, nhịp điệu, sự nối âm và đặc tính giọng. Ở bất kỳ ngôn ngữ nào, nó đều được thể hiện qua sự lên xuống của giọng và ngắt nghỉ nhịp trong câu. Chính vì vậy ngữ điệu được so sánh như “âm nhạc của lời nói”, giúp người nói bộc lộ cảm xúc của mình khi giao tiếp.
Các chuyên gia ngôn ngữ học đã chỉ ra ngữ điệu là một thành phần quan trọng trong giao tiếp tiếng Anh. Bởi chỉ một sự thay đổi nhỏ trong ngắt nghỉ câu hay lên xuống giọng cũng khiến ý nghĩa truyền tải bị sai lệch
Ví dụ: Cùng một câu nói I'm happy, khi lên giọng ở cuối câu, người nghe có thể cảm nhận đối phương có cảm xúc vui mừng. Tuy nhiên chỉ cần xuống giọng và ngắt nghỉ giữa hai từ “I’m” và “happy” câu nói đã mang hướng tiêu cực.
2. Sai lầm khi luyện ngữ điệu tiếng Anh
Ba mẹ hãy chú ý những sai lầm thường gặp dưới đây để cải thiện giọng nói tiếng Anh cho con ngay từ khi còn nhỏ.
2.1. Bỏ qua quy tắc về ngữ điệu tiếng Anh khi luyện cùng con
Khi luyện phát âm cùng con, ba mẹ thường chú trọng về các yếu tố như trọng âm, nối âm, bảng phiên âm mà bỏ qua các quy tắc về ngữ điệu.
Có thể thấy rằng ngữ điệu là yếu tố có thể dễ dàng điều chỉnh. Tuy nhiên việc điều chỉnh cũng cần dựa trên các nguyên tắc. 80% phụ huynh khi được hỏi đều chia sẻ rằng họ không biết đến các quy tắc ngữ điệu.
Trong bài viết này, BingGo Leaders sẽ gửi đến ba mẹ những quy tắc quan trọng giúp việc ngắt nghỉ hay lên xuống giọng của con khi giao tiếp được phù hợp.
2.1.1. Quy tắc lên giọng trong ngữ điệu (the rising tune)
- Với các câu hỏi Yes-No Question, người nói lên giọng ở cuối câu
Bên cạnh việc lên giọng ở cuối câu, ba mẹ chú ý hướng dẫn các bạn nhỏ hạ thấp giọng ở những chữ đầu câu để câu nói tự nhiên nhất.
Ví dụ: Is she my teacher? - Có phải cô ấy là giáo viên của tôi không
- Lên giọng ở cuối các câu hỏi đuôi
Các câu hỏi đuôi sẽ có cấu trúc:
S + V + O, trợ động từ + đại từ chủ ngữ của S?
Ví dụ: She is a teacher, isn’t she? - Cô ấy là giáo viên, phải vậy không?
Đối với các câu hỏi đuôi, ba mẹ cần chú ý hơn vì sẽ có hai hướng ý nghĩa
=> Nếu người hỏi muốn nhận được câu trả lời là có đúng như vậy không sẽ lên giọng ở cuối câu
Ví dụ: You are a student, aren’t you? => Yes. I’m.
=> Nếu người nói chắc chắn điều mình nói và mong đợi câu trả lời đồng ý sẽ xuống giọng ở cuối câu
Ví dụ: She sings very well, doesn’t she? => Yes, she is
- Lên giọng ở những câu cầu khiến
Để thể hiện mong muốn nhờ sự hỗ trợ của người khác, người nói có thể lên giọng ở cuối câu cùng thái độ vui vẻ, thoải mái. Nếu xuống giọng ở cuối câu, sự nhờ vả sẽ mang hướng ép buộc. Ba mẹ có thể đưa các tình huống cho con để bé có thể luyện tập ghi nhớ quy tắc
Ví dụ: Can you give me some apples? – Bạn có thể đưa cho tôi một vài quả táo được không?
- Lên giọng khi muốn thể hiện cảm xúc tích cực
Khi người nói đang muốn bày tỏ cảm xúc vui sướng, hạnh phúc, bất ngờ,.. Hay đang nói chuyện với những người yêu thương, quy tắc ngữ điệu là lên giọng ở các tính từ và tên gọi thân mật! Ba mẹ có thể thực hành quy tắc này dễ dàng với con.
Ví dụ:
Wow, that’s great! I’m so happy! – Ôi, thật tuyệt! Tôi hạnh phúc quá đi mất!
Oh sweetie, where are you all day? – Ôi con yêu à, con ở đâu cả ngày vậy?
2.1.2. Quy tắc xuống giọng trong ngữ điệu (the falling tune)
- Xuống giọng ở cuối câu hỏi có từ để hỏi
Trái ngược với câu hỏi đuôi, ở những câu hỏi 5W-1H (What, When, Where, Why, How, Which) người nói cần xuống giọng ở cuối câu hỏi, ví dụ như:
Where are you going? - Bạn đang đi đâu đó?
- Xuống giọng ở cuối các câu kể
Câu trần thuật là những câu thường chứa thông tin và kết thúc bằng dấu chấm. Việc xuống giọng ở cuối câu sẽ giúp người nghe hình dung rõ hơn về điểm kết thúc của câu chuyện.
- Xuống giọng ở cuối các câu đề nghị, mệnh lệnh
Câu mệnh lệnh hay đề nghị cần thái độ nghiêm túc từ người nói để truyền đạt yêu cầu đến đối phương. Chính vì vậy việc xuống giọng ở cuối câu sẽ thể hiện đúng tính chất của các câu nói.
Ví dụ:
Henry, Stand up! – Henry, con đứng lên ngay lập tức!
- Xuống giọng ở câu cảm thán thể hiện trạng thái tiêu cực
Quy tắc này cũng tương tự việc lên giọng ở câu cảm thán tích cực. Người nói sẽ xuống giọng tại các tính từ chỉ trạng thái.
Ví dụ:
I’m so sad because I can’t go picnic – Tôi buồn quá bởi vì không đi cắm trại được.
2.2. Cho con bắt chước theo ngữ điệu trên video tiếng Anh nhưng không giải thích cho con hiểu cách nhấn nhá
Khi còn nhỏ, trẻ thường được ba mẹ cho xem các video tiếng Anh và để con bắt chước theo ngữ điệu của các nhân vật. Việc học thụ động này có thể giúp các bạn nhỏ có ngữ điệu và phát âm tương đối sát với người bản xứ.
Tuy nhiên nếu không được giải thích rõ ràng nguyên lý của việc lên xuống giọng, bé có thể áp dụng sai quy tắc ngữ điệu vào các tình huống dễ nhầm lẫn. Ví dụ như câu hỏi đuôi được trình bày ở trên.
Tham khảo thêm: Top 12 Kênh Video Học Tiếng Anh Cho Bé Miễn Phí Siêu Hiệu Quả
3. Lời kết
Như vậy, ngữ điệu tiếng Anh là một thành phần quan trọng giúp trẻ giao tiếp tự tin như người bản xứ. Trong quá trình luyện tập ba mẹ cần đồng hành sát sao để kịp thời xử lý các vấn đề phát âm như sai quy tắc ngữ điệu. Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm kiến thức bổ ích hỗ trợ các bậc phụ huynh trong việc cùng ôn luyện giao tiếp.