Miêu tả cây xoài là dạng để văn thường gặp trong chương trình tập làm văn lớp 3. Dạng bài văn miêu tả về cây cối giúp các em rèn luyện kỹ năng tả, mở rộng vốn từ và củng cố các phép so sánh, nhân hóa ẩn dụ trong tiếng Việt.
Bài văn mẫu tả cây xoài mà em yêu thích dưới đây được BingGo Leaders sưu tầm và gửi các bạn học sinh có ngôn ngữ trau chuốt, lối hành văn mạch lạc sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em làm bài tốt hơn. Cùng đón đọc ngay nhé!

1. Gợi ý dàn ý chi tiết bài văn miêu tả cây xoài
Mẫu bài văn miêu tả cây xoài cũng giống như các dạng khác, các em học sinh cần đảm bảo bố cục khoa học mạch lạc bao gồm 3 phần. Cụ thể:
1.1. Mở bài
Giới thiệu chung (ngắn gọn) về đặc điểm cây xoài:
- Cây xoài đã có từ lúc nào, do ai trồng: Do bà ngoại em trồng
- Cây xoài ở đâu: Góc sân nhà em
- Cây đã to, cao lớn (lâu năm) hay cây xoài con nhỏ, còn non…
1.2. Thân bài
- Nêu nguồn gốc và vị trí của cây Xoài (Cây được trồng ở vị trí nào? Ai là người trồng cây xoài)
Ví dụ:
+ Cây xoài được trồng ở góc sân nhà em. Từ cửa sổ phòng em mở ra có thể nhìn thấy tán lá xanh rì, cực to lớn.
+ Em không biết cây xoài có từ bao giờ, chỉ biết từ khi còn rất rất nhỏ cây xoài đã đứng sừng sững ở khoảng sân nhỏ trước cửa sổ. Cây do tay bà nội em trồng và chăm sóc đã hơn 15 năm tuổi
- Miêu tả chi tiết về đặc điểm cây xoài của nhà em
+ Cây xoài cao khoảng 3 - 4m
+ Cành cây lớn, chia thành nhiều tán xòe rộng hệt như chiếc ô. Mùa hè đứng dưới gốc cây xoài rất mát, chỉ có vài tia nắng vàng nhỏ len lỏi qua khe lá.
+ Thân cây cổ thủ, phải 2 bạn nhỏ ôm mới xuể
+ Phần vỏ cây có màu xám ngả nâu sẫm, xù xì, hơi thô ráp. Trên thân còn có những vết rạn, vết trầy lớn do thời gian lưu lại.
+ Lá xoài thuôn dài, thon nh. Lá khi non có màu xanh tím mạ hoặc tím nhạt, mềm. Lúc lá lớn có màu xanh đậm, sống lá mềm.

(Nguồn: Internet)
+ Quả xoài khi còn non có màu xanh. Khi lớn sẽ có màu vàng ruộm đẹp mắt, có hương thơm đặc trưng.
- Lợi ích của cây xoài
Để bài văn miêu tả đầy đủ ý và thêm nội dung phong phú, các em học sinh đừng quên đưa thêm lợi ích của cây trồng vào nhé.
Ở đoạn văn này, cần đảm bảo đầy đủ theo các ý sau đây:
Cây xoài có tán lá dày và rộng, giúp góc sân luôn có bóng mát để e tha hồ vui chơi chạy nhảy mỗi buổi chiều.
Cây xoài có rất nhiều lợi ích, từ thân đến quả xoài. Ví dụ thân cây lấy gỗ, quả xoài để ăn rất thơm ngon, ngọt…
- Kể về một kỉ niệm đặc biệt của em với cây xoài
1.3. Kết bài
- Bày tỏ sự yêu mến, tình cảm của em đối với cây xoài
2. Chọn lọc bài văn mẫu miêu tả cây xoài hay nhất
Dựa trên dàn ý chi tiết ở trên, các em học sinh chắc hẳn đã có thêm nhiều gợi ý để hoàn thiện bài tập làm văn. Tham khảo ngay bài văn mẫu miêu tả cây xoài dưới đây:
Nghỉ hè, ba mẹ đưa em về quê chơi cùng ông bà ngoại. Vừa vào đến cổng em đã ngửi thấy mùi xoài chín thơm nức. A! Là cây xoài bà đã trồng từ lâu lắm đang đúng mùa ra hoa đơm trái, sai trĩu cành.
Cây xoài ở quê em rất cao lớn, được bà ngoại trồng ở góc sân nhỏ từ lâu lắm rồi. Bà em bảo, cây xoài còn hơn cả tuổi của em. Nhìn từ ra cây xoài đứng sừng sừng hệt như một chiếc ô lớn giúp che nắng cho chúng em vui chơi.
Thân cây xoài to như cột nhà, phải 2 bạn nhỏ ôm mới xuể. Thân cây to, cao, chắc nịch với phần vỏ gân guốc, hơi xù xì, màu nâu xám đậm. Cành xoài lớn tỏa ra 5, 6 nhánh tròn đều. Từ cành lớn lại có rất nhiều cành nhỏ tỏa ra, tròn đều như đang dang tay đón em vào lòng.

(Nguồn: Internet)
Lá xoài dài hơn cả gang tay của em, lúc lá non có xanh mơn mởn, khi về già chuyển dần dần sang màu xanh thẫm, mọc rất dày. Từ trong những tán lá xanh rì, những quả xoài với cái cuống lộ ra bên ngoài, treo lủng lẳng giống như những chùm đèn lồng nhỏ. Quả xoài to bằng cả bàn tay người lớn, đuôi tròn kết thành chùm nhiều trái vô cùng thích mắt. Có quả thì còn xanh giòn và chua lắm, quả thì đã chuyển vàng ươm là lúc chín rồi. Giống cây xoài nhà ngoại em là quả xoài Cát, qua tỏ mũm mĩm, thịt quả dày, ít xơ. Đặc biệt khi chín có vị ngọt nức lòng, thơm nức rất hấp dẫn
Em rất yêu cây xoài nhà ngoại. Chỉ mong mỗi dịp hè về đều được ba mẹ cho về chơi với ngoại!
3. Ôn tập phép tu từ sử dụng trọng dạng bài văn miêu tả cây cối
Biện pháp tu từ trong môn học tiếng Việt là kiến thức trọng tâm và quan trọng mà các em học sinh cần nắm bắt tốt. Ở dạng bài văn miêu tả cây xoài, các em học sinh hãy cùng ôn tập lại phép tu từ nhân hoá nhé. Việc sử dụng biện pháp nhân hoá sẽ giúp cho các em học sinh miêu tả sinh động, thu hút hơn.
Đầu tiên, hãy cùng ôn tập về khái niệm nhé.
Khái niệm về nhân hoá:
Nhân hóa là biện pháp tu từ thường gặp. Người ra sử dụng những từ để chỉ con người gán cho đồ vật, con vật hay sự việc (vốn là những thứ vô tri). Ví dụ như gọi con mèo bằng bác, cái cây nhưng biết chạy, biết cười nói…
Dấu hiệu nhận biết: Sử dụng từ chỉ hoạt động, hành động của con người cho đồ vật cây cối. Ví dụ khoác áo, ngửi, nếm, cầm, nắm, dang tay…
Ví dụ:
- Chị xoài khoác một tấm áo xanh mới mỗi dịp mùa hè về.
- Bác xoài cao lớn, nhánh cây vươn xa để dang tay đón em vào lòng.
Hướng dẫn 3 bước để sử dụng phép tu từ nhân hoá thành thạo:

Bước 1: Xác định chủ thể/ đối tượng sử dụng phép tu từ nhân hoá
Ở dạng bài tập làm văn miêu tả cây cối, chắc chắn đối tượng sử dụng phép tu từ nhân hoá là cái cây (ví dụ cây xoài, cây bàng…)
Trong câu “Chị xoài khoác một tấm áo xanh mới mỗi dịp mùa hè về”
Cây xoài được nhân hóa gọi thành chị. Hay cây nhưng lại có hành động như con người, đó chính là khoác áo mới.
Bước 2: Sử dụng hình thức đặc biệt (bằng từ ngữ) để gán cho đối tượng
Ví dụ: Trong câu: “Bác xoài cao lớn, nhánh cây vươn xa để dang tay đón em vào lòng”.
Sử dụng ngôn từ xưng hô là Bác để gọi cây xoài.
Dùng từ ngữ miêu tả hành động của con người là “dang tay” dùng cho sự vật được nhân hoá. Ở đây là cây xoài dang tay ôm em vào lòng.
Bước 3: Áp dụng và trau chuốt lại để câu văn mượt mà, hay hơn
Mẹo nhỏ: Đọc lại câu văn 1 - 2 lần để trau chuốt lại cho hành văn trôi chảy, câu văn ngắn gọn hay hơn.
4. Lời kết
Trên đây là tổng hợp dàn ý, bài văn mẫu của BingGo Leaders về chủ đề miêu tả cây xoài trong chương trình học của các bạn nhỏ. Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến những chủ đề thú vị và thật sự hữu ích, giúp các bạn học sinh có thêm ý tưởng làm tập làm văn đạt điểm cao.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn viết bài văn tả cây phượng đạt điểm 9+ trong bài thi.