Bài văn kể về lễ hội trung thu lớp 3 - Dàn ý, bài mẫu tuyển chọn

Trung thu (lễ hội trăng rằm) là dịp để mọi thành viên trong gia đình quây quần, đoàn tụ. Không những vậy các em nhỏ cũng rất háo hức mong chờ ngày trung thu để được vui chơi, phá cỗ trông trăng và rước đèn. Bởi vậy mà việc kể về đêm hội Trung thu luôn trở thành đề tài hay giúp các bạn học sinh rèn luyện, phát huy khả năng sáng tạo của mình.

Dưới đâu là tuyển chọn bài văn kể về lễ hội trung thu lớp 3 hay nhất. Mời các em học sinh cùng tham khảo nhé!

[Tuyển chọn] Bài văn kể về lễ hội trung thu lớp 3 hay nhất
[Tuyển chọn] Bài văn kể về lễ hội trung thu lớp 3 hay nhất

1. Dàn ý bài văn kể về lễ hội trung thu lớp 3

Để giúp các em học sinh hoàn thành được bài văn có đầy đủ ý, đạt điểm tốt. Bước đầu tiên đó chính là lên dàn ý chi tiết. Áp dụng với bài văn kể về lễ hội trung thu lớp 3, các em học sinh cần đảm bảo bố cục chính 3 phần. Cụ thể:

1.1. Mở bài

Dẫn đoạn, giới thiệu ngắn gọn về lễ hội trung thu mà em được tham gia: Diễn ra ở đâu? Thời điểm nào? Không khí như thế nào?

Ví dụ:

  • Mẫu 1: Mỗi năm khi đến dịp rằm tháng Tám, các bạn nhỏ Quảng Ngãi quê em lại nô nức chuẩn bị cho để rước đèn và phá cỗ. Đối với em Trung thu là một ngày lễ vô cùng đặc biệt và có rất nhiều kỉ niệm.
  • Mẫu 2: Đối với em những đêm trăng sáng đều rất đáng yêu và đáng quý. Nhưng vui nhất, đẹp nhất có lẽ là ngày hội Đêm rằm Trung thu. Đây là ngày hội của tuổi thơ, vừa được phá cỗ vừa được rất đèn.

1.2. Thân bài

Miêu tả lại không khí của lễ hội đêm Trung thu mà em được chứng kiến

  • Nô nức và náo nhiệt: Vì có đông người tham gia, có người lớn và trẻ nhỏ, tiếng phá cỗ, tiếng nô đùa. Một số nơi còn có hoạt động văn nghệ, ca hát vui múa…
  • Kể/ Miêu tả về một vài hoạt động thường diễn ra trong đêm hội Trung thu như:

Hoạt động rước đèn: Các bạn nhỏ đều tầm trên tay đèn ông sao, đèn lồng được thắp sáng. Có những chiếc đèn còn có cả âm nhạc rất vui nhộn, nô nức.

Miêu tả lại không khí của lễ hội đêm Trung thu mà em được chứng kiến
Miêu tả lại không khí của lễ hội đêm Trung thu mà em được chứng kiến

Múa lân: Tiếng trống lân, ông Địa như thế nào? Miêu tả chú lân, lớn, mắt to, có màu vàng hoặc đỏ rực rỡ. 

Văn nghệ: Ca khúc về Trung thu, bài múa, điệu nhảy sôi động ra sao?

Phá cỗ: Mâm cỗ Trung thu có những hoạt động gì? Bày mâm cỗ? Những món ăn đặc trưng mùa thu như bòng, bưởi, bánh cốm, bánh nướng, bánh dẻo, quả hồng…

Cảm xúc của em và mọi người khi tham gia lễ hội đêm Trung thu như thế nào

  • Vui vẻ, hạnh phúc vì được tham gia hoạt động nhân dịp Trung thu
  • Lễ hội được rất chu đáo, ba mẹ, thầy cô và cả anh chị chuẩn bị sân khấu cho văn nghệ. Và cả mâm cỗ thịnh soạn, có rất nhiều món ăn ngon.
  • Cảm xúc nôn nào đến khó tả, chỉ mong trời mau tối để được đi rước đèn và phá cỗ.
  • Tiếng chị Hằng Nga và cả ánh đèn sân khấu như thắp sáng cả một vùng trời. Cô bé cậu bé nào cũng chăm chú để được thưởng thức những tiết mục thật hay.
  • Sau những tiết mục văn nghệ còn có nhiều hoạt động sôi nổi cực thích thú như trò chơi dân gian, múa Lân hay học làm đèn ông sao..
  • Một bầu trời ngập ánh đèn, ánh sáng lung linh giúp không gian sáng bừng sức sống.

1.3. Kết bài

  • Nếu cảm nghĩ về đêm rằm Trung thu
  • Đêm rằm Trung thu đã lại trong em nhiều kỉ niệm, niềm vui sướng mãi chẳng thể nào quên.

2. [Tuyển chọn] Bài văn kể về lễ hội trung thu lớp 3 hay nhất

Mời các em học sinh tham khảo mẫu chọn lọc về chủ đề: Bài văn kể về lễ hội trung thu lớp 3 dưới đây để có thêm nhiều gợi ý ấn tượng nhé.

Bài mẫu 1 (Sưu tầm)

“Tùng rinh rinh … tùng tùng tùng rinh rinh…”

Chỉ vừa mới chợp tối, khắp xóm đã vang lên tiếng nhạc và ánh đèn. Ai ai cũng háo hức để được tham gia lễ hội Trung thu, được rước đèn và phá cỗ. Trên sân khấu, chú Cuội và chị Hằng đã bắt cầu cười nói để chào đón ngày hội Trăng rằm 

Các bạn nhỏ trình bày bài hát, bài múa để góp vui. Chúng em ngồi xếp thành hàng, vừa vẫy tay vừa trò chuyện, cười nói theo vô cùng vui vẻ. Trên vòm trời, ông Trăng sáng vằng vặc, tròn xoe tỏa ánh sáng vàng dịu nhẹ, đẹp vô cùng.

Đêm Trung thu, thiếu ông trăng chắc là sẽ buồn lắm. Hình như ông biết, lũ trẻ chúng em mừng vui nên càng lúc ông càng cao hơn, đổ muôn tia sáng vàng xuống mặt đất. Những chiếc đèn ông sao trên tay chúng em nhờ ánh trăng rọi vào tỏa ra ánh sáng lung linh, rực rỡ cả một khoảng trời. 

Khi một hồi trống vang lên để báo hiệu màn múa lân cũng là lúc không khí như rộn ràng hơn. Ba chú lân khoác trên mình bộ áo choàng màu vàng màu đỏ rực. Các chú cứ nhảy lên rồi uốn lượn vô cùng thích mắt, sôi động.

Chúng em đứng xung quanh xem, cầm đèn sao và hát vang “ Đêm Trung thu rước đèn ông trăng … ”. Không những ngày, ngày lễ Trung thu chúng em còn được phá cỗ linh đình. Đó là đêm Trung thu vui nhất của em. Em mong mùa thu mau tới để chúng em lại được rước đèn và phá cỗ.

Hình ảnh chị Hằng Nga luôn gắn liền với kỉ niệm đêm Trung thu
Hình ảnh chị Hằng Nga luôn gắn liền với kỉ niệm đêm Trung thu

Bài mẫu 2 (Sưu tầm)

Tối đêm Trung thu, khi nghe thấy trống dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng mẹ mua cho để hòa vào đoàn rước đèn vòng quanh xóm làng. Sau khi chị phụ trách hướng dẫn, chúng em xếp thành hàng dài, ai cũng cầm cao chiếc đèn ông sao được thắp sáng. Và thế là đội hình rước đèn đã len vào từng con ngõ, vòng qua bài đất trống để rước đèn. Không khí vô cùng vui vẻ.

Đoàn rước đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên rộn rã, tiếng cười nói tíu tít rộn rã cả một khoảng trời. Đi được một vòng rồi hai vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuyển sang tiết mục phá cỗ trông trăng. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ náo nhiệt. Chúng em vừa ăn đồ ngọt, bánh kẹp, hoa quả, vừa ca hát và chơi những trò chơi dân gian. Nào là đập niêu, nào ra đoán câu đố… Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về.

Ngày hội Trung thu năm đó đã để lại cho em rất nhiều kỉ niệm đẹp và khó quên.

3. Kinh nghiệm giúp học sinh viết văn kể về lễ hội hay, độc đáo

Ở lớp 3, ngoài một dạng bài văn ứng dụng trong cuộc sống như: Viết lá đơn, Điền vào mẫu giấy/ mẫu đơn in sẵn, Tập viết thư, chuẩn bị phong bì thư, các bài văn giới thiệu về hoạt động…thì các bạn học sinh còn làm quen với phong cách văn kể.

Ví dụ như kể lại một lần tham quan di tích lịch sử, kể về lễ hội ở quê em, hãy kể một buổi thi đấu thể thao mà em ấn tượng. Hoặc dạng bài văn kể về lễ hội trung thu lớp 3.

Đã có rất nhiều bài văn kể của học trò rất hay, có nội dung. Tuy nhiên một điểm chung khi các em mới bắt đầu tập làm văn kể chuyện đó chính là thiếu hoạt động đặc trưng. Hoặc sử dụng lời dẫn truyện quá nhiều, sa đà vào việc miêu tả.

Kinh nghiệm giúp học sinh viết văn kể về lễ hội hay, độc đáo
Kinh nghiệm giúp học sinh viết văn kể về lễ hội hay, độc đáo

Vậy nên trong bài văn kể, thay vì ghi lại dấu ấn cảm xúc của mình các bạn học sinh sa đà vào việc lắp ghép các câu, đoạn văn. Theo đó, để khắc phục lỗi này, các em học sinh cần lưu ý:

  • Chủ động xây dựng dàn ý hoàn chỉnh trước khi hoàn thiện bài tập làm văn. Dàn ý ngắn gọn, đủ ý sẽ giúp bài kể sinh động và hấp dẫn hơn.
  • Thay vì miêu tả, hãy kể câu chuyện có tính logic. Ví dụ với chủ đề bài văn kể về lễ hội Trung thu lớp 3, các bạn học sinh có thể kể về hoạt động của ngày đêm Rằm. Kể theo thứ tự từng hoạt động, theo không gian (từ cổng vào sân) hoặc theo thời gian ( từ sáng đến hoạt động tối, đêm).
  • Lồng ghép cảm xúc, bày tỏ cảm xúc của bản thân về câu chuyện muốn kể
  • Lời văn kể dễ hiểu, không sa đà vào việc miêu tả quá nhiều.

Tham khảo thêm: Tuyển chọn 3 mẫu bài văn tả bà hay và ý nghĩa nhất cho học sinh

4. Lời kết

Như vậy trong bài viết này, BingGo Leaders đã đồng hành cùng ba mẹ và các em học sinh tìm hiểu về bài văn kể về lễ hội trung thu lớp 3. Các em học sinh chắc chắn đã có những trải nghiệm phong phú, thêm tri thức kiến thức để hoàn thành bài văn kể hay hơn, ý nghĩa hơn.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?