Đã bao giờ bạn phải khựng lại khi giao tiếp tiếng Anh hay mất điểm không đáng trong bài kiểm tra khi loay hoay suy nghĩ trước và sau giới từ là gì hay chưa?
Đây là một thành phần rất quan trọng trong câu, cần được nắm chắc và chủ động tìm hiểu nhiều hơn. Vậy thì không thể đợi được nữa, cùng khám phá ngay thôi. Đảm bảo bạn sẽ phải bất ngờ về độ trôi chảy, mạch lạc khi nói, viết tiếng Anh qua bài viết đợt này đấy.
1. Phần cơ bản - trước và sau giới từ trong tiếng Anh là gì?
1.1. Trước giới từ là gì?
1.1.1. Động từ To Be
Đầu tiên, trước giới từ là động từ To Be, thường để xác định vị trí.
Lấy ngay một ví dụ: The shirt is on the table. (Cái áo đang ở trên bàn). Mách nhỏ cho bạn là cách dùng này sẽ cứu cánh cho một số trường hợp bạn không nghĩ ra được động từ thường nào đấy.
Hơn nữa, vốn dĩ ở những ngữ cảnh tương tự như ví dụ trên cho thấy thì động từ to be + giới từ là tự nhiên và đúng ngữ pháp nhất. Một số ví dụ khác cho thấy bạn chẳng cần phải suy nghĩ quá nhiều khi muốn diễn đạt, miêu tả người/ vật đang ở vị trí, trạng thái nào đó.
Ex: That bad boy is on the top of the car. (Thằng nhóc nghịch ngợm kia đang ở trên nóc xe)
Ex: She is on a business trip. (Cô ấy đang trong chuyến/ đi công tác), điển hình như ví dụ này, nếu không biết nên chọn động từ là “stay”, “go” hay chia thì “is going, is staying…” thì chỉ đơn giản là Chủ ngữ + To Be + Giới từ là đã có thể giải quyết đúng không nào.
1.1.2. Động từ thường
Nếu như động từ To Be đứng trước giới từ được thì động từ thường cũng không ngoại lệ. Trong khi động từ To Be thể hiện được vai trò của nó trong việc xác định vị trí, trạng thái thì động từ thường như: “clive, go, fly, climb,v.v.” lại có thể diễn tả sinh động hơn vì trong thực tế rõ ràng có muôn hình vạn trạng ngữ cảnh.
Ex: How can I climb to the top of the ladder in my career?
Biết được động từ thường đứng trước giới từ nhưng rất khó để có thể xác định được là động từ nào đi với giới từ nào. Để lựa chọn được, chúng ta cần có nhiều chuyên đề rõ hơn, nhưng tiên quyết vẫn là phải biết vị trí sau giới từ đang là loại từ gì, có ý nghĩa gì. Chúng tôi sẽ đề cập ở phần 2.
1.1.3. Tính từ
Trường hợp tính từ đứng trước giới từ hẳn là khá quen thuộc với nhiều bạn rồi đúng không nào.
Cấu trúc thường là Chủ ngữ + động từ Tobe + Tính từ + Giới từ phù hợp…
Ex: I am excited about my new job. (Tôi rất hào hứng với công việc mới của tôi)
Ex: We must be dedicated to all things that we decide to do. (Chúng ta phải tận tâm/ hết mình với tất cả những gì chúng ta quyết định làm)
Ex: No matter what you do, I won’t be angry with/ mad at you.
1.1.4. Danh từ, cụm danh từ
Danh từ kết hợp với giới từ thường rất hay bị bỏ quên, cần hết sức lưu ý. Giới từ rất hay đứng ngay sau đó để có thể tiếp tục bổ nghĩa cho danh từ đó.
Ex: All the audience in this Opera House. (Tất cả khán giả trong nhà hát lớn này)
Trong ví dụ trên, nếu chỉ dừng lại ở “All the audience” thì chúng ta chẳng thể biết là khán giả nào mới được, phạm vi giới hạn ở đâu, vậy nên để nói họ ở trong nhà hát lớn là “this Opera House” thì cần giới từ “in” xuất hiện.
1.2. Sau giới từ là gì?
1.2.1. Đại từ
Đây là trường hợp kết hợp khá dễ, các đại từ có thể kể đến ngay như her, him, you, this, that, me,v.v.
Ex: Playing a classical song is too easy for him.
Thường sẽ được dịch là “đối với”, “cho”, “bởi”, v.v.
Ex: Do you want to talk to your friend now?
“to” in đậm trong ví dụ trên là giới từ chứ không phải động từ To Be nên đừng nhầm lẫn bạn nhé.
1.2.2 Danh từ, cụm danh từ
Có thể nói, để một câu thực sự có nghĩa thì vị trí đứng này của danh từ, cụm danh từ rất quan trọng đấy, nó sẽ làm tân ngữ cho giới từ và đứng ngay sau giới từ. Bạn cũng có thể liên tưởng đến cách dịch tương tự như phần đại từ mới học.
Ex: My mom is complaining about this month's electricity bill. (Mẹ tôi đang phàn nàn về hoá đơn tiền điện của tháng này.)
1.2.3. Động từ đuôi ing
Ngay sau giới từ nếu cần kết hợp với động từ thì cần nhảy số nhanh và nhất định không được quên dạng V-ing bạn nhé. Chính xác hơn sẽ được gọi là “danh - động từ”.
Ex: Swimming (cái việc bơi lội), returning (cái chuyện quay về, trở về), v.v.
Ex: I don’t want to talk about playing game anymore. (Tôi chẳng muốn nói gì về cái việc chơi game nữa)
2. Trường hợp đặc biệt để nắm rõ vị trí trước và sau giới từ là gì?
Trước hết, liệu giới từ có thể kết thúc câu hay không? Câu trả lời là có, và đây chính là trường hợp đặc biệt đầu tiên mà chúng tôi muốn đề cập.
Thường sẽ là giới từ độc lập được và ngay vị trí ngay trước đó là một động từ chuyên kết hợp với nó.
Ex: Thay vì nói “What are you observing?” thì bằng cách tự nhiên hơn, bạn có thể nói “What are you looking at?” (Bạn đang nhìn cái gì vậy?)
Tiếp theo, giới từ còn có thể đứng liền kề ngay trước các đại từ quan hệ xuất hiện trong mệnh đề tính ngữ
Ex: That is a beautiful city in which I have been living since the 2000s. (Đó là một thành phố xinh đẹp, nơi tôi sinh sống từ những năm 2000.)
Ex: I will never forget the bad day on which day you left me. (Tôi sẽ chẳng thể quên được cái ngày tồi tệ ấy, cái ngày mà bạn đã rời bỏ tôi.)
3. Lời kết
Bài học về vị trí của giới từ không hề khó đúng không? Để nhanh chóng làm quen với vị trí trước và sau giới từ là gì, bạn có thể tham khảo các bài chuyên đề riêng có các ví dụ tương ứng với trường hợp của các giới từ trong tiếng Anh cụ thể. Khi đó, không những vừa nhớ được loại từ trước, sau, vừa phản xạ được chính xác giới từ phù hợp.
Ngoài ra, hãy cố gắng hình thành thói quen học một từ vựng thì thử tra ngay giới từ kết hợp được với nó (nếu có), chắc chắn rất có ích cho bạn đấy.