BingGo Leaders - Phát triển toàn diện 4 kỹ năng - Tự tin giao tiếp
Ưu đãi lên đến 50% cùng hàng ngàn phần quà hấp dẫn
Ưu đãi cực HOT, bấm nhận ngay!

DỪNG NGAY 6 SAI LẦM NÀY NẾU BỐ MẸ KHÔNG MUỐN CON TRỞ LÊN ÍCH KỶ

Mục lục [Hiện]

Cha mẹ nào cũng muốn con trưởng thành với lòng nhân ái, biết thấu hiểu và giúp đỡ mọi người. Thế nhưng, nhiều bố mẹ đau lòng khi một số trẻ có xu hướng biểu hiện sự ích kỷ, coi mình là trung tâm, không quan tâm đến cảm xúc của người khác. 

Trẻ ích kỷ do những sai lầm trong cách dạy con của bố mẹ
Trẻ ích kỷ do những sai lầm trong cách dạy con của bố mẹ

Các chuyên gia cho rằng tính ích kỷ của trẻ được hình thành từ những cách dạy con sai lầm mà ít bố mẹ nào ý thức được. Cùng BingGo Leaders tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết mình gặp phải sai lầm nào cha mẹ nhé.

1. Luôn đồng ý với mọi yêu cầu của trẻ

Trẻ con luôn ham muốn rất nhiều thứ từ đồ chơi, đồ ăn đến các hoạt động trẻ muốn làm. Nhiều bố mẹ thương con, sợ con thiếu thốn và “không bằng bạn bằng bè” nên cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ.

Chiều chuộng con quá mức khiến trẻ coi mình là nhất
Chiều chuộng con quá mức khiến trẻ coi mình là nhất

Tuy nhiên, chính hành động này vô tình khiến trẻ nghĩ rằng việc mọi người làm theo ý mình là điều hiển nhiên. Con sẽ trưởng thành với thái độ coi mình là trung tâm của vũ trụ. 

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, những đứa trẻ được nuông chiều thường quan tâm quá nhiều đến nhu cầu của bản thân, ít đồng cảm với người khác; đặc biệt là cho rằng những quy tắc đặt ra không dành cho mình. 

Vì vậy, việc nói “không” là cần thiết để đứa trẻ lớn lên không trở thành người ích kỷ. Chẳng hạn như “Không, mẹ không thể mua cho con món đồ này”; “Con không được cư xử như vậy với mọi người”...

2. Viện cớ và đổ lỗi khi con gặp chuyện

Một tình huống rất hay gặp ở bố mẹ Việt Nam là khi con té ngã và khóc lóc sẽ viện cớ như “Tại cái đường hư làm em đau này” hoặc sẽ đổ lỗi cho những người có liên quan.

Viện cớ và đổ lỗi khiến trẻ trốn trách trách nhiệm sau này
Viện cớ và đổ lỗi khiến trẻ trốn trách trách nhiệm sau này

Thói quen đổ lỗi tưởng chừng chỉ giúp trẻ nguôi khóc, nhưng vô tình khiến con ích kỷ hơn sau này. Bởi trẻ không biết được mình làm sai ở đâu, không chịu trách nhiệm cho những hành động của mình. 

Cũng vì thế mà khi lớn lên, con không có ý thức nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm của mình, chỉ một mực đổ lỗi cho người khác mỗi khi gặp vấn đề.  

3. Thay trẻ làm mọi thứ

Nhiều cha mẹ làm hết những việc mà vốn dĩ trẻ có thể tự làm từ việc xếp quần áo, dọn dẹp đồ chơi, các hoạt động chăm sóc bản thân. Mục đích là để “cho nhanh”, hoặc sợ con làm “không đâu vào đâu”.

Thật không may, việc được làm hết mọi thứ khiến trẻ nghĩ rằng sẽ luôn có người chăm sóc, dọn dẹp giúp. Chúng không cần chịu trách nhiệm cho hành động của mình và ủy thác hết những trách nhiệm của mình lên người khác.

Vì vậy, đừng sợ con mệt, cũng đừng nghĩ con còn nhỏ mà thay con làm hết mọi việc bố mẹ nhé. Hãy dạy trẻ tính tự giác làm những việc nhỏ trong khả năng của mình.

Thậm chí, hãy phân công việc nhà cho trẻ và dành sự ghi nhận sau khi con hoàn thành. Trẻ sẽ rất hứng thú và muốn chia sẻ công việc nhà với bố mẹ nhiều hơn. Lưu ý là sự phân công này dựa trên tinh thần trách nhiệm của một thành viên trong gia đình,  không phải làm để nhận được phần thưởng. 

4. Không để trẻ phạm sai lầm

Tâm lý của bố mẹ Việt luôn muốn con có được những điều tốt đẹp nhất trên đời. Trước những thử thách lạ, bố mẹ không muốn để con thử sức mà hay ngăn cản vì sợ con bị thương, gặp chuyện không hay.

Thậm chí khi trẻ làm sai, thay vì khuyến khích trẻ sửa sai, bố mẹ tự sửa chữa luôn sai lầm cho con. 

Bố mẹ sợ con vấp ngã thay vì để trẻ trải nghiệm
Bố mẹ sợ con vấp ngã thay vì để trẻ trải nghiệm

Tuy nhiên, điều này khiến trẻ mất đi cơ hội trải nghiệm và học hỏi từ sự vấp ngã của mình. Dần dần con sẽ sống mãi trong vùng an toàn, ỷ lại vào cha mẹ và không thể bứt phá được khi trưởng thành.

Trẻ con cũng như người lớn, chúng có thể vấp ngã nhưng cũng rất sẵn lòng để “sửa sai” và học được nhiều bài học quý. Chỉ cần bố mẹ cho phép trẻ được sai, con sẽ trưởng thành một cách độc lập, không còn tính ỷ lại nữa.

5. Thường xuyên nhượng bộ

Một sai lầm tai hại nhất của bố mẹ là dù biết có lúc con hành xử ích kỷ với bạn bè và mọi người xung quanh nhưng lại nhượng bộ vì cho rằng “thôi chấp làm gì, bọn trẻ con còn nhỏ”

Sự nhượng bộ của bố mẹ khiến con ích kỷ
Sự nhượng bộ của bố mẹ khiến con ích kỷ

Nhưng các bậc phụ huynh cũng nên nhớ rằng chính vì trẻ còn nhỏ nên con cần được dạy dỗ, khuyên bảo và học cách đánh giá điều gì nên và không nên làm từ người lớn. 

Chính việc nhượng bộ khiến trẻ không quan tâm đến mọi người, lúc nào cũng tự cho mình là đúng và hành xử theo cách chúng muốn.

6. Không dạy trẻ tập làm “người lớn”

Bản chất của những đứa trẻ ích kỷ một phần là muốn mọi thứ phải thuộc về mình, trong khi lại không thấu hiểu được cho hoàn cảnh của người khác, chỉ biết nghĩ cho mình. 

Điều này là do bố mẹ luôn nghĩ là con là trẻ con, chưa hiểu chuyện nên không dành nhiều thời gian trao đổi nghiêm túc như những “người lớn” mỗi khi trẻ hành xử ích kỷ. 

Chẳng hạn như, ghen tị khi thấy một bạn được chia nhiều quà hơn, con mè nheo vòi vĩnh trong khi bố mẹ đang làm việc… Nếu không dạy trẻ hiểu rằng bạn đó có hoàn cảnh khó khăn hơn mình nên phải biết sẻ chia, rằng bố mẹ cần làm việc để cho con cuộc sống tốt nhất; trẻ sẽ không bao giờ hiểu được cho “người lớn”.

Luôn kiên nhẫn giải thích và cho con cơ hội để cư xử như “người lớn” là cách tốt để trẻ biết thấu hiểu cho mọi người xung quanh, ý thức hơn về trách nhiệm của một “người lớn”. Từ đó giúp trẻ sống độc lập và chủ động hơn.

Tham khảo thêm: Cách dạy con của người Nhật khiến cha mẹ Việt ngả mũ thán phục.

Lời kết

Cũng giống như một đứa trẻ cần học nhiều điều để lớn lên, hành trình làm một cha mẹ tốt cũng cần phải học hỏi rất nhiều để con lớn lên trở thành một người tử tế, có nhiều đức tính tốt. 

Việc đầu tiên và quan trọng nhất bố mẹ cần học là nhận ra những sai lầm nào mình đang mắc phải. Từ đó điều chỉnh cách hành xử để cùng con trưởng thành. Nếu bố mẹ nào có kinh nghiệm về việc sửa chữa những sai lầm đó, đừng ngần ngại bình luận dưới bài viết nhé.

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

BingGo Leaders là trung tâm tiếng Anh trẻ em thuộc hệ sinh thái giáo dục HBR Holdings với hơn 15 năm kinh nghiệm (gồm các thương hiệu: Tiếng Anh giao tiếp Langmaster, Hệ thống luyện thi IELTS LangGo, Trường Doanh nhân HBR). BingGo Leaders ra đời đã xây dựng nên môi trường giáo dục tiếng Anh hoàn toàn khác biệt, giúp trẻ phát triển toàn diện 4 kỹ năng, chinh phục điểm cao trên trường.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

( Số lượng quà tặng có hạn )

Khuyến mãi sắp kết thúc

Đăng ký ngay