PHÉP TU TỪ SO SÁNH - NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN CẦN BIẾT, VÍ DỤ VÀ BÀI TẬP

Phép tu từ so sánh được sử dụng thường xuyên và phổ biến trong mọi hình thức diễn đạt như giao tiếp hàng ngày, các bài văn, bài thơ, đến ca dao, tục ngữ…

Đây được xem là một biện pháp tu từ không quá khó để sử dụng và mang lại hiệu quả khơi gợi cao cho người đọc. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lại những đặc điểm cơ bản của phương pháp này.

1. Phép tu từ so sánh là gì?

1.1. Định nghĩa

Phép tu từ so sánh
Phép tu từ so sánh

Phép tu từ so sánh chỉ việc đối chiếu hai sự vật, hiện tượng khác nhau nhưng có điểm tương đồng để nêu bật được tính chất chủ đạo muốn nói đến, tăng tính gợi hình và khơi gợi cảm xúc của người đọc.

1.2. Tác dụng

Phép tu từ so sánh có các tác dụng cơ bản sau đây:

  • Làm nổi bật được một tính chất, khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc, hiện tượng chính được nói đến trong câu.
  • Giúp người đọc dễ hình dung, khơi gợi trí tưởng tượng và cảm xúc. Đặc biệt khi chủ thể của phép so sánh là những gì trừu tượng thì việc so sánh với những sự vật, hiện tượng cụ thể tương đồng sẽ giúp độc giả dễ liên tưởng hơn.
  • Làm cho cách diễn đạt thêm sinh động, hấp dẫn; tạo điểm nhấn, giúp nội dung không bị nhàm chán.
So sánh giúp nội dung không bị nhàm chán
So sánh giúp nội dung không bị nhàm chán

1.3. Cấu tạo

Vế 1 (đối tượng được so sánh) + phương diện/ đặc điểm so sánh + từ so sánh + vế 2 (đối tượng dùng để so sánh)

Ví dụ: Cô giáo em xinh đẹp như cô tiên.

  • Vế 1: Cô giáo
  • Phương diện/ đặc điểm so sánh: xinh đẹp
  • Từ so sánh: như
  • Vế 2: cô tiên

Lưu ý: 

Đôi khi có những câu so sánh mà không tuân theo cấu tạo trên. Ví dụ: 

  • Lược bỏ phương diện và từ so sánh: “Tàu dừa chiếc lược cài vào mây xanh.”
  • Lược bỏ phương diện so sánh: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
  • Từ so sánh và vế 2 đứng đầu câu: “Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng/ Hồn tôi vang tiếng vọng của hai miền.”

2. Các phép tu từ so sánh

2.1. Biện pháp so sánh ngang bằng

Là so sánh hai sự vật, hiện tượng có điểm chung với nhau (đôi khi cường điệu), nhằm giúp người đọc dễ tưởng tượng, hình dung.

Các từ so sánh: như, giống như, y như, tựa như, là…

Ví dụ: cao như núi, dài như sông, mênh mông như biển cả 

2.2 Biện pháp so sánh hơn kém

So sánh hơn kém
So sánh hơn kém

Là phương pháp đặt hai sự vật hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật đối tượng chính được nói đến.

Các từ so sánh: hơn, không, chưa, chẳng…

Ví dụ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

2.3. Biện pháp so sánh hai âm thanh

Dùng âm thanh này để nói về âm thanh kia trong mối quan hệ so sánh tương đồng.

Ví dụ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

2.4. Biện pháp so sánh hai hoạt động

So sánh hai hành động tương đồng nhau, chủ yếu mang tính cường điệu.

Ví dụ: ‘“Thời gian trôi nhanh như chó chạy ngoài đồng”

2.5. So sánh hai sự vật với nhau

Đây là hình thức so sánh phổ biến, rộng rãi, dựa trên các đặc điểm tương đồng của sự vật mà tiên tiến hành so sánh.

So sánh hai sự vật với nhau
So sánh hai sự vật với nhau

Ví dụ: “Da trắng như tuyết, môi đỏ như máu, tóc đen như gỗ mun.”

2.6. So sánh sự vật với con người và ngược lại

Đây là kiểu so sánh dựa vào đặc điểm, phẩm chất của đối tượng được so sánh để đem ra đối chiếu, từ đó nêu bật được những phẩm chất đó.

Ví dụ: “Trẻ em như búp trên cành”

3. Bài tập

Bài 1. Đặt 5 câu có sử dụng biện pháp so sánh.

Bài 2. Những câu sau đây sử dụng phép tu từ so sánh nào?

  1. Những ngọn cây đung đưa trước gió như đang vẫy tay chào.
  2. Trong như tiếng hạc bay qua/ Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
  3. Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
  4. Anh em như thể tay chân
  5. Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

Đáp án

Bài1.

  1. Méo mó có hơn không 
  2. Chạy nhanh như thỏ
  3. Bầu trời đen kịt tựa như đang nổi giận.
  4. Thầy thuốc như mẹ hiền.
  5. Tiếng ngáy như tiếng xe máy nổ.

Bài 2. 

  1. So sánh hai hoạt động
  2. So sánh âm thanh
  3. So sánh hơn kém
  4. So sánh ngang bằng
  5. So sánh ngang bằng/ So sánh người và vật

4. Lời kết

Các em chắc hẳn đã rõ hơn về phép tu từ so sánh và có thể vận dụng nó để bài văn thêm sinh động và đạt điểm cao. Chúc các em luôn học tập tốt!

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)