PHÂN BIỆT BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ DỄ DÀNG, DỄ HIỂU

Mục lục [Hiện]

Ẩn dụ và hoán dụ là cặp biện pháp tu từ được sử dụng thường xuyên trong thơ ca, văn học ở Việt Nam. Tuy vậy, 2 biện pháp tu từ này thường làm cho các bạn học sinh phải đau đầu khi không thể phân biệt được và làm mất điểm ở những câu hỏi liên quan đến biện pháp tu từ này.

Đừng lo, hãy để BingGo Leaders giải quyết vấn đề này qua bài viết dưới đây!

1. Ẩn dụ và gì? Các loại ẩn dụ trong tiếng Việt?

1.1. Khái niệm ẩn dụ

Ẩn dụ chính là biện pháp tu từ mà ở đó người viết, người nói dùng tên của sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác trên cơ sở giữa 2 đối tượng có nét tương đồng về đặc điểm nào đó (trạng thái, màu sắc, tính chất,...) nhằm làm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt.

Ví dụ:

Ví dụ về biện pháp tu từ ẩn dụ
Ví dụ về biện pháp tu từ ẩn dụ

=> Trong câu thơ, người viết dùng tên sự vật là “tuyết” như để ẩn dụ chỉ con ngựa có màu da trắng như tuyết, làm cho ngữ cảnh của câu thơ thêm phần thanh cao.

1.2. Các loại ẩn dụ trong tiếng Việt

Ẩn dụ hình thức:

Đây là cách ẩn dụ mà người nói hoặc người viết giấu đi một phần ý nghĩa trong câu.

Ví dụ:

Ví dụ của ẩn dụ hình thức
Ví dụ của ẩn dụ hình thức

=> Trong câu thơ thứ 2, tác giả dùng ẩn dụ “thắp” lên “lửa hồng” để nói đến hình ảnh hoa râm bụt nở rộ, với màu sắc rực rỡ như ngọn lửa bùng cháy . Hoa râm bụt không thể thắp lên lửa hồng nên khi được dùng trong câu ẩn dụ sẽ cho thấy được hình ảnh sống động và tràn ngập sắc màu.

Ẩn dụ cách thức:

Ẩn dụ dùng chỉ về một vấn đề bằng nhiều cách, kiểu ẩn dụ này giúp người diễn đạt có thể đưa được hàm ý của mình vào câu nói.

Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 

=> Ở trong câu nói này, “kẻ trồng cây” đó chính là hình ảnh của “những con người lao động” dùng để ám chỉ người đã tạo ra thành quả lao động. Ẩn dụ dùng để nhắc nhở con người phải biết ghi nhớ người tạo ra sản phẩm, trong đó “ăn quả” chính là hành động thừa hưởng thành quả lao động.

Ẩn dụ phẩm chất:

Ẩn dụ phẩm chất là cách thay thế phẩm chất của sự vật hay hiện tượng này với phẩm chất của sự vật hay hiện tượng khác khi cả 2 có nét tương đồng.

Ví dụ:

Ví dụ của ẩn dụ phẩm chất
Ví dụ của ẩn dụ phẩm chất

=> Cụm từ “Người cha” được ẩn dụ để nói đến Bác Hồ, giữa người cha và Bác Hồ đều có tự tương đồng về phẩm chất (ân cần, chu đáo, có lòng yêu thương, vất vả,...)

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

Người viết sẽ dùng kiểu ẩn dụ này khi miêu tả về tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bởi giác quan này bằng những từ ngữ được sử dụng cho giác quan khác.

Ví dụ: Trời nắng giòn tan.

=> Cụm từ “giòn tan” thường được dùng khi ăn hoặc tiếp xúc với cái gì đó được rang, sấy khô và tạo ra âm thanh rất giòn, vang và cao, ta cảm nhận được sự vỡ vụn. Trong khi đó, giòn tan được sử dụng trong câu này đề cập đến trời nắng to, rất khô là nóng, có thể chiếu sáng làm cho mọi thứ trở nên giòn tan.

2. Hoán dụ là gì? Các loại hoán dụ trong tiếng Việt

2.1. Khái niệm hoán dụ

Hoán dụ là cách gọi tên sự vật hay hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng hay khái niệm khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ:

Bài tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

=> Trong câu thơ, cụm từ “bàn tay” được hoán dụ giúp liên tưởng đến “người lao động”, ý chỉ đến việc lao động hàng ngày để tạo nên thành phẩm.

2.2. Các loại hoán dụ trong tiếng Việt

Chỉ lấy một bộ phận để gọi toàn thể:

Đây là cách dùng một bộ phận trên cơ thể con người như tay, chân, mắt, mũi,... hoặc bộ phận của 1 vật để nói đến cái toàn thể.

Ví dụ:

Ví dụ của hoán dụ kiểu 1
Ví dụ của hoán dụ kiểu 1

=> Bình thường, từ “tay” sẽ được dùng để chỉ đến một bộ phận trên người, trong câu văn này, cụm từ “tay săn bàn” lại được hoán dụ và mang nghĩa là người hay ghi bàn thắng ở trong đội bóng. 

Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng:

Kiểu hoán dụ này là cách lấy vật lớn hơn (vật chứa đựng) để nói đến vật nhỏ hơn, vật bị bao trùm (vật bị chứa đựng).

Ví dụ: Anh ấy vừa bước vào, cả phòng đều ngạc nhiên. 

=> Ở câu văn này, từ chứa đựng “phòng” được hoán dụ dùng để nói về vật bị chứa đựng chính là những người ở trong phòng. 

Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật:

Đây là kiểu hoán dụ lấy đặc điểm, dấu hiệu của sự vật để gọi tên tổng thể của sự vật.

Ví dụ: Này, cô bé áo xanh kia!

=> Trong trường hợp này, người nói lấy dấu hiệu của sự vật là “áo xanh” hoán dụ cho người được đề cập đến trong câu nói.

Lấy những cái cụ thể nói về cái trừu tượng:

Kiểu hoán dụ giúp cho những cái mơ hồ được đề cập cụ thể và rõ ràng hơn.

Ví dụ: 

Ví dụ khi lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng
Ví dụ khi lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng

=> Cụm từ “một bàn tay vàng” nhấn mạnh về đội tuyển có một thủ môn bắt bóng cực giỏi, trong đó “một” được đề cập là số lượng cụ thể. 

3. Phân biệt giữa ẩn dụ và hoán dụ

Các bạn học sinh thường bị nhầm lẫn giữa ẩn dụ và hoán dụ vì 2 biện pháp tu từ này khá trừu tượng và tương đối giống nhau, đều là thay thế từ trong câu để tạo nên tính gợi hình, gợi cảm. 

Cách cơ bản nhất để phân biệt được 2 phép tu từ này là dựa vào ngữ cảnh và cách dùng từ trong từng câu văn, câu thơ để xác định loại hình ẩn dụ và hoán dụ được dùng trong câu. 

Ngoài ra, ta cũng có thể phân biệt ẩn dụ và hoán dụ dựa trên cách các hiện tượng sự vật được thay thế trong câu.

  • Ẩn dụ: dựa trên nét tương đồng, giống nhau trong các đặc điểm. (được ví như anh em ruột)
  • Hoán dụ: dựa trên nét tương cận, gần gũi hay có mối quan hệ giữa các đặc điểm. (được ví như anh em họ)

4. Lời kết

Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu về ẩn dụ và hoán dụ cũng như các loại hình ẩn dụ, hoán dụ có trong tiếng Việt. Hãy nghiên cứu bài viết này thật kỹ để có thể đạt điểm ở câu hỏi về biện pháp tu từ này nhé.

Sưu tầm và tham khảo bởi BingGo Leaders.

Tham khảo thêm: Quan hệ từ là gì? Khái niệm và phân loại trong tiếng Việt.

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

BingGo Leaders là trung tâm tiếng Anh trẻ em thuộc hệ sinh thái giáo dục HBR Holdings với hơn 15 năm kinh nghiệm (gồm các thương hiệu: Tiếng Anh giao tiếp Langmaster, Hệ thống luyện thi IELTS LangGo, Trường Doanh nhân HBR). BingGo Leaders ra đời đã xây dựng nên môi trường giáo dục tiếng Anh hoàn toàn khác biệt, giúp trẻ phát triển toàn diện 4 kỹ năng, chinh phục điểm cao trên trường.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

( Số lượng quà tặng có hạn )

Khuyến mãi sắp kết thúc

Đăng ký ngay