Bài học về chia sẻ là bài học đầu tiên giúp con cảm nhận về tình yêu thương và sự nhường nhịn. Dạy con biết chia sẻ là việc mọi bố mẹ nên làm để con trở thành đứa trẻ ấm áp và tràn đầy tình yêu thương.
1. Biểu hiện của sự biết chia sẻ
Mỗi đứa trẻ đều có trong mình một tình yêu thương dạt dào. Các con nhận được sự quan tâm từ bố mẹ và gia đình. Khi lớn lên, sự chia sẻ giúp con nhận được nhiều tình cảm hơn nữa.
Thế nào là bé biết chia sẻ? Hãy tham khảo những đặc điểm dưới đây với BingGo Leader nhé:
1.1. Con quan tâm tới mọi người
Những cử chỉ nhỏ như lại gần xoa khi người lớn bị đau. Con lấy khăn giấy thấm khi bố mẹ chẳng may làm đổ nước là những biểu hiện đầu tiên của việc con biết chia sẻ.
Nhiều bạn nhỏ dù chưa biết nói nhưng đã có những phản ứng thể hiện sự quan tâm tới mọi người xung quanh. Điều đó chứng tỏ bé là người sống tình cảm, biết chia sẻ và quan tâm mọi người.
Sự quan tâm con có được là do con quan sát những cử chỉ và hành động của người lớn làm. Con học và bắt chước theo. Con cũng hiểu được ý nghĩa của những việc làm đó.
Những người đầu tiên con thể hiện sự quan tâm đó chính là người thân trong gia đình. Con lớn lên được cả nhà yêu thương và quan tâm. Vì vậy gia đình là nơi đầu tiên con chia sẻ.
1.2. Con biết nhường nhịn
Các bé đều muốn được mọi người chú ý và ít khi muốn san sẻ tình cảm của mình cho đến khi có em bé. Tình cảm bố mẹ lúc này sẽ được chia đều cho các con.
Tuy vậy, đối với các bé nhỏ các con chưa nhận thức được việc có em và không ít trường hợp các bé ghen tị với em. Sự nhường nhịn của con thể hiện khi con ngoan, không quấy đòi mẹ khi mẹ có em bé.
Con có thể tự chơi, giúp bố mẹ chăm em và nhường em những món đồ chơi con không chơi nữa. Các bé biết chia sẻ và thông cảm với bố mẹ hơn.
Sự nhường nhịn còn được thể hiện khi con chơi với bạn. Con sẽ không tranh giành đồ chơi và nhường bạn chơi trước khi bạn muốn chơi. Con sẽ tìm những món đồ chơi khác hoặc đi chỗ khác để chơi.
1.3. Con yêu thương các loài động vật
Không chỉ thể hiện tình cảm với những người trong gia đình, con còn biết thể hiện tình cảm với các con vật và thiên nhiên. Con quý mến và yêu thương các chú thú cưng của gia đình như những người bạn.
Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, việc cho trẻ tiếp xúc với động vật là cách giúp bé hình thành nên sự yêu thương và chia sẻ. Sự gắn kết giữa con và các loài vật là sợi dây tình cảm đặc biệt.
Nhiều gia đình nuôi thú cưng ngay từ khi các em bé còn nhỏ. Thú cưng lại vô cùng quấn người đặc biệt là thích chơi cùng các em bé. Các chú thú cưng không chỉ là vật nuôi mà cũng là một thành viên trong gia đình giúp con trưởng thành và lớn lên mỗi ngày.
1.4. Con biết giúp đỡ người khác
Giúp đỡ, hỗ trợ người khác khi cần là biểu hiện của sự chia sẻ. Khi con được tiếp xúc với những môi trường khác nhau, những người bạn mới, sẽ có lúc con cần sự giúp đỡ và ngược lại.
Con sẵn sàng giúp đỡ các bạn, thầy cô khi cần thiết trong khả năng của mình. Những sự giúp đỡ này có thể là những hành động nhỏ nhưng vô cùng đáng yêu. Con giúp bạn nữ bê ghế, con cho bạn mượn bút khi bạn quên ở nhà.
Bé có tính cách hay giúp đỡ mọi người sẽ nhận được nhiều sự yêu mến, quan tâm trở lại từ những người xung quanh con. Biết giúp đỡ người khác là nét tính cách tốt cần phát huy và sau này khi lớn lên, con sẽ nhận được sự trợ giúp khi con gặp khó khăn.
2. Con biết chia sẻ sẽ có những thuận lợi gì trong cuộc sống
Sự chia sẻ sẽ giúp bé có được những thuận lợi nhất định về công việc và tình cảm sau này khi con lớn lên.
2.1. Con được mọi người yêu mến
Trong một tập thể hay một môi trường nhất định, con sẽ nhận được sự yêu mến của mọi người khi con biết chia sẻ cùng người khác.
Bạn cùng lớp, đồng đội, đồng nghiệp,...là những người sẽ thường xuyên bên cạnh con trong một tập thể. Sự giúp đỡ và chia sẻ giúp mọi người thiện cảm với con và sẵn sàng giúp đỡ con khi con gặp vấn đề.
Khi nhận được sự yêu mến từ mọi người, con sẽ có tiếng nói trong cộng đồng và những cống hiến của con sẽ được ghi nhận. Con sẽ có nhiều bạn bè và không cô đơn trong tập thể.
2.2. Con có sự thuận lợi hơn trong công việc và cuộc sống
Ngay cả ở trong công việc hay cuộc sống, sự chia sẻ giúp con có nhiều bạn hơn và từ đó con thuận lợi hơn về mọi mặt.
Những người bạn quý mến con sẽ có sự giúp đỡ, tin tưởng và luôn đồng hành cùng con trong cuộc sống và công việc. Những khó khăn con không thể tự giải quyết một mình cũng sẽ được gỡ bỏ khi có sự giúp sức từ bạn bè.
Trong cuộc sống, sự chia sẻ sẽ giúp con thuận lợi hơn về mặt tình cảm. Con biết trân trọng tình cảm của mọi người, trở nên tinh tế và thấu hiểu.
2.3. Con biết tôn trọng và nhận được sự tôn trọng từ người khác
Sự tôn trọng là điều không thể thiếu nếu con muốn hoà hợp trong một môi trường tập thể. Thiếu tôn trọng nhau sẽ dẫn tới những rạn nứt, xích mích không đáng có.
Sự chia sẻ dạy cho con biết việc đầu tiên đó là phải tôn trọng người khác. Con không giành đồ chơi, không ghen tỵ với bạn là biểu hiện con tôn trọng sự lựa chọn của bạn.
Việc con tôn trọng người khác cũng đồng thời con được người khác tôn trọng. Những ý kiến và sự lựa chọn của con sẽ đều được cân nhắc và đánh giá cao.
2.4. Con biết thế nào là sự công bằng
Các bé nhỏ chưa thể hiểu và cảm nhận được khái niệm về sự công bằng. Việc chia sẻ là bước đầu giúp con biết phân định rõ ràng, cho đi và nhận lại.
Mọi sự chia sẻ đều được diễn ra với những sự công bằng. Con giúp đỡ bạn bè, các bạn giúp đỡ lại con. Con tôn trọng người khác và được người khác tôn trọng.
Đó chính là sự công bằng và sự chia sẻ là đòn bẩy để các bé thực hành. Sự công bằng luôn hiện hữu. Không phải chỉ mình con lúc nào cũng sẽ giúp đỡ người khác mà sẽ có lúc người khác làm như vậy với con.
3. Bí quyết dạy con biết chia sẻ
Từ những hành động nhỏ mỗi ngày, bố mẹ hãy tập cho con thói quen biết chia sẻ.
3.1. Tìm thời điểm thích hợp để nói về chia sẻ
Trong mỗi bé sẽ đều có một chút sự ích kỷ bởi con luôn muốn mọi thứ là của mình và không thích chia sẻ cùng ai. Lựa chọn thời điểm thích hợp để nói và dạy bé về chia sẻ ngay khi con bắt đầu biết đi.
Từ các hành động nhỏ trong gia đình, hãy dạy con cách quan tâm tới mọi người. Với đồ chơi, khi có bạn nhỏ khác chơi cùng, con sẽ cho bạn mượn những món con không chơi hoặc trao đổi đồ chơi cùng bạn.
Nên dạy trẻ về chia sẻ ngay khi con còn nhỏ để trở thành phản xạ và hình thành nhận thức trong con. Sự quan sát cũng giúp bé học cách chia sẻ.
3.2. Dạy con biết cho đi và nhận lại
Các bé sẽ chưa nhận thức được rằng ngoài kia còn rất nhiều các bạn nhỏ không có đồ chơi, quần áo đẹp. Hãy dạy con cách chia sẻ bằng các hoạt động từ thiện, vì cộng đồng các bạn nhỏ.
Bố mẹ nói cho con biết ý nghĩa của việc từ thiện và giúp đỡ các bạn nhỏ khó khăn là gì. Gợi ý cho bé cách để giúp đỡ các bạn khác như thế nào.
Mỗi năm, bố mẹ hãy cùng con sắp xếp tủ quần áo xem món đồ nào con không mặc nữa. Món đồ chơi nào con không thích nữa. Bố mẹ và bé sẽ gom những món đồ đó để tặng lại các bạn nhỏ khó khăn hơn.
Nếu có điều kiện tham gia các hoạt động từ thiện ngắn, bố mẹ hãy cho bé đi cùng để con mở rộng nhận thức và thế giới quan.
Khi con nhận được món quà từ một ai đó, con cũng cần học cách nói cảm ơn. Con trân trọng những giá trị nhận được từ mọi người và từ đó là nền tảng giúp con có mong muốn chia sẻ nhiều hơn.
3.3. Dạy con chia sẻ trong mọi hoàn cảnh
Sự chia sẻ không chỉ đơn thuần về phía vật chất mà trong mọi hoạt động của đời sống hàng ngày, con đều có thể chia sẻ cùng mọi người.
Trong bữa ăn, hãy dạy con cách chia sẻ đồ ăn. Trong cùng một gia đình, bố mẹ hãy dạy con cách chia sẻ với các em nhỏ hơn con.
Sự chia sẻ trong mọi hoàn cảnh cũng đều dựa trên nguyên tắc công bằng. Con không bao giờ chia sẻ không mà sẽ nhận lại những giá trị tương ứng.
3.4. Bố mẹ là những mẫu hình của con
Nếu như dạy con chia sẻ mà bố mẹ lại ít chia sẻ, ít quan tâm thì con không thể cảm nhận hết được ý nghĩa của sự chia sẻ để làm theo. Bố mẹ trước tiên sẽ là những mẫu hình về sự chia sẻ của con.
Trẻ con học chủ yếu qua quan sát môi trường sống xung quanh. Những hành động quan tâm, sẻ chia của bố mẹ sẽ in sâu vào nhận thức của bé.
Nhiều bạn nhỏ có thể chưa biết nói nhưng con đã biết phản ứng lại khi thấy người lớn bị đau. Con sẵn sàng chia sẻ đồ ăn với mọi người.
3.5. Khen ngợi bé mỗi ngày
Cá bé rất thích được khen ngợi. Sự động viên, khích lệ giúp bé cảm thấy hứng thú và công nhận những việc mình làm là việc tốt.
Hãy dành lời khen cho bé khi con có hành động chia sẻ. Không cần một lời khen xáo rỗng, bố mẹ hãy khen trực tiếp việc làm tốt của bé.
Tuy vậy có khen thì cũng sẽ có nhắc nhở khi bé làm không tốt hay tỏ ra hơi ích kỷ. Việc nhắc nhở nhẹ nhàng giúp con nhận thức được việc mình không nên làm là gì.
4. Lời kết
Dạy con biết chia sẻ tưởng là dễ nhưng cũng vô cùng khó bởi các bé còn nhỏ và chưa hiểu chuyện. Bố mẹ hãy quan tâm và có sự để ý thường xuyên. Sự chia sẻ hình thành từ chính cuộc sống hàng ngày quanh ta.