Con bị bắt nạt là một hành vi thực sự nghiêm trọng với các bé khi ở trường. Vì thế, các bố mẹ cần phải biết cách để giúp con tự bảo vệ bản thân khi đi học! BingGo Leaders có một vài gợi ý trong trường hợp này.
1. Hành vi bắt nạt là gì?
Hành vi bắt nạt được hiểu là việc cố ý gây ra tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể chất trong một mối quan hệ nhất định. Những hành vi này có thể xảy ra giữa các nhóm trẻ em khác nhau nhằm kiểm soát, duy trì quyền lực đối với các bé bị bắt nạt.
Hiện nay, hành vi bắt nạt gồm những nhóm cụ thể như:
- Về thể chất: Các hoạt động làm tổn thương bé về tình trạng sức khoẻ như: cắn, đá, đánh nhau, xô đẩy….
- Về lời nói: Đe doạ, chế nhạo, chọc ghẹo… Tuy nhiên, những lời chọc ghẹo nhằm mục đích đùa vui thì không được xếp vào nhóm các hành vi bắt nạt này.
- Bắt nạt bằng cách cô lập các con: Xua đuổi, tách các bé ra khỏi những hoạt động nhóm nhằm khiến trẻ cảm thấy cô đơn, lạc lõng giữa một tập thể.
2. Dấu hiệu cho thấy con bị bắt nạt
Có rất nhiều dấu hiệu nhận biết mà bố mẹ có thể nhận ra được rằng con bị bắt nạt. Trong đó:
- Con thay đổi cảm xúc bất thường, thậm chí không muốn bố mẹ nhắc đến trường lớp
- Con yêu cầu bố mẹ đưa đón trong khi có thể đi bộ hoặc đi xe đạp được. Thậm chí nếu không được đón sớm, bé sẽ tỏ ra bực bội.
- Bé có thể cảm thấy khó chịu nếu như bố mẹ không bỏ thêm nhiều bánh kẹo vào trong cặp hoặc đòi xin thêm tiền tiêu vặt nếu cần thiết.
- Bé thường xuyên đau bụng, nhức đầu trước thời điểm đi học. Điều này chứng tỏ con đã gặp phải những điều không bình thường về thể chất khi đi học.
- Con thường bị bẩn quần áo hoặc mất đồ dùng học tập. Khi được bố mẹ hỏi, bé sẽ lảng tránh hoặc lấy lý do bị mất để chống chế.
3. Bố mẹ nên dạy con xử lý thế nào khi bé bị bắt nạt ?
Việc con bị bắt nạt sẽ đem lại những hậu quả rất nặng nề tới tâm lý của bé. Nguy hiểm hơn, bé sẽ chính là người đi bắt nạt lại những bạn khác yếu thế hơn trong lớp và sa đà vào các tệ nạn xã hội khi lớn lên. Do đó, nếu như con bị bắt nạt thì các bố mẹ hãy dạy con xử lý theo những cách thức như sau:
3.1 Chịu khó lắng nghe con
Khi con bị bắt nạt, nhiều bố mẹ sẽ nghĩ tới việc chuyển trường, chuyển lớp sang một môi trường lành tính hơn nhằm giúp con không phải gặp tình trạng trên. Tuy nhiên, đây chỉ là cách giải quyết vấn đề tạm thời chứ không thể giải quyết được tận gốc.
Vì thế, bố mẹ hãy dành một chút thời gian lắng nghe con, tâm sự cùng bé để giúp dũng cám đối mặt với những vấn đề.
Và ngoài việc lắng nghe tâm sự của con để giúp bé cảm thấy vẫn có một điểm tựa tinh thần cho riêng mình. Các bố mẹ cũng nên trao đổi trực tiếp với các giáo viên trực tiếp giảng dạy bé để các thầy cô có thể giúp đỡ kịp thời các con khi bố mẹ không ở cạnh.
3.2 Giúp bé luyện tập phong thái tự tin
Cách xử lý tận gốc vấn đề con bị bắt nạt đó là việc giúp bé luyện tập được phong thái tự tin trong cuộc sống. Hãy khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khoá, các trò chơi cần có sự phối hợp của một tập thể, hoặc đơn giản là khuyến khích con tự thể hiện tài năng của bản thân mình trước đông người.
Chỉ khi bố mẹ khuyến khích bé tự mình thể hiện tài năng tiềm ẩn trong người thì bé mới có thể nâng cao được sự tự tin của riêng mình và ngăn chặn từ gốc rễ những tình huống bắt nạt vô cớ.
3.3 Dạy con biết cách phản ứng
Động cơ khiến những người khác muốn bắt nạt trẻ thường xuất phát từ việc muốn thể hiện quyền lực, kiểm soát những người khác. Vì thế, khi con bị bắt nạt, bố mẹ hãy dạy bé biết cách phản ứng bằng lời nói một cách thật bình tĩnh, tự tin.
Ví dụ: Khi bé bị bạn cùng lớp gọi là thằng ngu. Hãy dạy con nhìn thẳng vào mắt bạn và nói một cách rất tự tin rằng. Đúng, tớ ngu và còn cần phải cải thiện rất nhiều. Sau đó hãy tự tin bước đi. Lúc này, đối phương sẽ không thể làm gì bé bởi phong thái tự tin đã được bố mẹ dạy từ trước đó.
3.4 Dạy bé cách can thiệp để phòng ngừa khi chứng kiến
Bên cạnh việc tự bảo vệ bản thân khi bị bắt nạt, các bố mẹ cũng cần phải biết cách can thiệp để phòng ngừa nếu như thấy các bạn khác đang bị những đối tượng hăm doạ, nạt nộ. Ví dụ: Bé hãy đứng cạnh bạn bị bắt nạt và dẫn bé ra chỗ có người lớn.
Lúc này, bé có thể nói: Cô giáo đang tìm cậu đấy để khiến cho người bắt nạt cảm thấy có chút sợ sệt.
3.5 Trực tiếp bảo vệ con
Suy cho cùng, nhiệm vụ của bố mẹ khi con bị bắt nạt đó là bảo vệ con bằng mọi cách. Hãy hướng dẫn bé một số thế võ tự vệ hoặc báo cáo vấn đề này lên giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng hoặc thậm chí yêu cầu cơ quan công an vào quốc.
Đừng để bé thấy mình phải tự xử lý việc bị đứa trẻ khác hăm dọa một mình. Cho dù bé không có những thương tổn về thể xác thì cũng sẽ gặp phải những tổn thương tâm lý rất nặng nề.
6. Lời kết
Con bị bắt nạt là một tình trạng hết sức nguy hiểm nếu như bố mẹ không chú ý. Vì vậy, hãy dạy cho bé cách tự bảo vệ bản thân với những cách thức trong bài viết nhé các bố mẹ.