Giúp trẻ kiểm soát cảm xúc là kỹ năng rất quan trọng đối với mỗi bố mẹ khi dạy con cái. Chính nhờ những kỹ năng sống này mà bé sẽ trau dồi được thái độ ứng xử tốt để có thể hòa nhập được với cuộc sống sau này.
1. Yếu tố khiến bé thay đổi cảm xúc
1.1 Các yếu tố về thể chất
Theo thời gian, cơ thể của bé sẽ có những thay đổi. Chính vì thế, các con sẽ bắt đầu dần ý thức được hơn và muốn có nhiều không gian riêng tư cho chính mình. Do đó, bé có thể sẽ khó kiểm soát được cảm xúc của mình nếu như bố mẹ hoặc những người khác cứ liên tục can thiệp vào chuyện riêng của con.
Ngoài ra, những bữa ăn; giấc ngủ cũng là nhân tố khiến cho bé có thể thay đổi cảm xúc một cách thất thường. Thông thường, bé cần các bữa ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng để có thể phục vụ cho một ngày học tập căng thẳng.
Cùng với đó, bé cần ngủ trong khoảng tối thiểu 8 tiếng để có thể có được tâm trạng tốt nhất. Nếu như không đảm bảo được điều này thì bé sẽ rất dễ cảm thấy khó chịu, trở nên cục tính hơn trước.
1.2 Các yếu tố xã hội, tình cảm
Nguyên nhân khiến con khó có thể kiểm soát được cảm xúc đôi khi do những tác động đến từ xã hội bên ngoài nhiều hơn như: Các mối quan hệ mới, hoàn cảnh gia đình thường xuyên xảy ra cãi vã….. Lúc này bé cũng đang có nhiều suy nghĩ hơn trong đầu về các mối quan tâm khác nhau của riêng con như: trường học, bạn bè, thầy cô...
2. Cách giúp trẻ kiểm soát cảm xúc một cách hiệu quả?
Làm sao để giúp con có thể quản lý cảm xúc bản thân tốt nhất? Các bố mẹ có thể áp dụng một số cách thức như sau:
2.1 Giúp bé hiểu đúng cảm giác của mình
Tâm lý trẻ con thường rất khó để hiểu được cảm xúc của bản thân. Điều này rất dễ khiến bé có những hành vi sai trái. Ví dụ: Khi con tức giận, bé có thể la khóc; ném đồ đạc nhằm gây sự chú ý tới từ bố mẹ. Chính vì thế, các bố mẹ hãy giúp bé hiểu đúng cảm giác của con như: vui, buồn, hạnh phúc…
Để giúp cho bé hiểu rõ hơn vấn đề, các bố mẹ có thể bắt đầu bằng mẫu câu nói: Hình như con không vui thì phải, có chuyện gì có thể nói cho bố mẹ được không? Và theo dòng thời gian, trẻ sẽ biết được cảm xúc thật sự của mình và có cách ứng xử phù hợp.
2.2 Giúp con bình tĩnh lại
Có một số cách giúp trẻ kiểm soát cảm xúc và bình tĩnh lãi. Ví dụ: Khi bé gào khóc, ném đồ đạc. Bố mẹ có thể đưa bé về phòng hoặc giúp con tìm kiếm một không gian riêng để bé có thể lấy lại được bình tĩnh.
Hoặc bố mẹ có thể khuyên con nên làm những điều mà bé thích cho đến khi con ổn định tâm lý trở lại… Quan trọng nhất, bố mẹ hãy giúp bé tự hình thành thói quen điềm tĩnh để tự xử lý các tình huống mà không cần sự hỗ trợ của các bậc phụ huynh.
>> Trường hợp bé có dấu hiệu bướng bỉnh, bố mẹ hãy đọc ngay bài này để xử lý mà không cần quát mắng.
2.3 Tuyệt đối không nhượng bộ con
Trong nhiều trường hợp, bé có thể tức giận vì không đạt được mục đích của mình như: được mua món đồ chơi yêu thích, được đi tới những địa điểm mà bé muốn…. Lúc này, các bố mẹ tuyệt đối không được nhượng bộ con cái. Đừng vì thương con mà nhường nhịn con. Nếu lâu ngày, bé sẽ có những sự lệch lạc trong suy nghĩ của mình.
Tuy nhiên, bố mẹ đừng sử dụng những ngôn từ quá nặng nề để từ chối yêu cầu của con. Thay vì thế, hãy ngồi xuống phân tích cho con hiểu tại sao bố mẹ lại không đồng ý với yêu cầu của con. Từ đó, bé sẽ dần hiểu chuyện hơn và có những cách cư xử đúng mực trong các tình huống giao tiếp sau này.
2.4 Dạy bé các kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Cách giúp trẻ kiểm soát cảm xúc tốt nhất đó là bố mẹ hãy dạy con việc kiềm chế cơn giận trong người. Ví dụ: Khi bé có vấn đề khó chịu, bố mẹ hãy dạy con cách hít thở sâu, đi bộ… Chỉ từ những mẹo nhỏ này sẽ giúp cho bé áp dụng được ngay lập tức và nhớ lâu.
2.5 Tâm sự, chia sẻ nhiều hơn với con
Để giúp trẻ kiểm soát cảm xúc bố mẹ hãy tâm sự, chia sẻ nhiều hơn với bé về các vấn đề căng thẳng trong cuộc sống. Hoặc nếu như các bố mẹ quá bận bịu với công việc của riêng mình, hãy khuyến khích bé nói chuyện với một người bé tin tưởng như: thầy cô, anh em, bạn bè... để giúp con cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
2.6 Cho bé một chút không gian riêng
Khi bé ngày càng lớn lên, sẽ có những chuyện mà con khó có thể nói được với bố mẹ. Chính vì vậy, các bố mẹ hãy cho bé một không gian riêng biệt để bé có thể tự mình suy nghĩ về những cảm xúc mà con đang gặp phải. Và hãy cho bé biết rằng bố mẹ vẫn sẽ ở bên con mỗi khi con cần người bạn để trút bầu tâm sự.
3. Lời kết
Việc giúp trẻ kiểm soát cảm xúc trong những cơn nóng giận không hề dễ khi các ý nghĩ tiêu cực đã xâm chiếm bé rất nhiều. Hy vọng những mẹo sau sẽ giúp các bố mẹ dễ dàng hơn trong việc dạy con trở nên tốt hơn.