CÁC BƯỚC RỬA TAY CHO TRẺ MẦM NON CHUẨN QUY TRÌNH MỚI NHẤT CỦA BỘ Y TẾ

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, rửa tay thường xuyên là một hành động được khuyến khích để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, nhất là độ tuổi trẻ mầm non. Nhưng con còn nhỏ vẫn chưa ý thức được điều này và chưa biết cách rửa tay sao cho đúng.

Tham khảo các bước rửa tay cho trẻ mầm non đúng chuẩn của Bộ Y tế
Tham khảo các bước rửa tay cho trẻ mầm non đúng chuẩn của Bộ Y tế

Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho cha mẹ cách hướng dẫn con các bước rửa tay cho trẻ mầm non theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Bé sẽ sớm hình thành thói quen tốt này từ nhỏ, hạn chế khả năng nhiễm bệnh. 

1. Trẻ mầm non có thể bị nhiễm khuẩn qua đường nào?

Việc rửa tay đối với trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết bởi trẻ còn quá nhỏ, sức đề kháng chưa đủ mạnh trước những vi khuẩn gây hại. Cha mẹ cần biết rõ những con đường mà vi khuẩn có thể lây lan cho trẻ như sau:

Vi  khuẩn có thể lây lan sang con qua đường nào?
Vi  khuẩn có thể lây lan sang con qua đường nào?
  • Con chạm vào mũi, miệng, mắt khi tay còn bẩn, chưa rửa sạch sẽ.
  • Bốc thức ăn, chạm vào ống hút để uống nước khi chưa rửa sạch tay.
  • Tiếp xúc bằng tay với những bề mặt, đồ vật thường xuyên được nhiều người tiếp xúc: tay vặn cửa, bàn, ghế… những nơi chứa nhiều vi khuẩn gây hại.
  • Tiếp xúc trực tiếp với người đang hắt hơi, ho về phía cơ thể trẻ.

Có thể thấy, vi khuẩn lây lan dễ dàng qua tiếp xúc của tay. Để ngăn ngừa tối đa khả năng trẻ bị nhiễm khuẩn, rửa tay là giải pháp dễ thực hiện và có hiệu quả nhất. 

2. Bộ Y tế khuyến cáo trẻ mầm non nên rửa tay khi nào?

Để dễ dàng theo dõi và nhắc nhở trẻ mầm non rửa tay thường xuyên, cha mẹ, ông bà hoặc thầy cô nên chú ý đến những thời điểm quan trọng sau:

Những thời điểm phải rửa tay cho trẻ mầm non
Những thời điểm phải rửa tay cho trẻ mầm non

Trẻ nên rửa tay TRƯỚC KHI:

  • Ăn
  • Dùng tay chạm vào mặt, mũi hoặc mắt.
  • Chạm trực tiếp vào vết thương chưa lành trên cơ thể.

Trẻ càng phải rửa tay sạch sẽ SAU KHI:

  • Đi vệ sinh
  • Về đến nhà khi ở lớp, trường hoặc siêu thị…
  • Vui chơi ngoài trời.
  • Tiếp xúc trực tiếp với những bề mặt, đồ vật chứa nhiều bụi bẩn.
  • Chạm vào rác
  • Dùng tay che miệng, mũi khi hắt hơi, ho
  • Tiếp xúc trực tiếp hoặc ở gần người bị ốm
  • Chơi đùa với thú cưng

3. Quy trình thực hiện các bước rửa tay cho trẻ mầm non bằng xà phòng

Thời gian rửa tay chỉ diễn ra rất ngắn (trong khoảng 1-2 phút), do vậy mà việc đảm bảo đúng quy trình các bước rửa tay cho trẻ mầm non mới giúp con loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại, bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Quy trình rửa tay thông thường trải qua hai giai đoạn chính: chuẩn bị thực hiện rửa tay đúng cách.

3.1. Giai đoạn chuẩn bị

Trong giai đoạn này, cha mẹ thường đảm bảo những đồ dùng và vệ sinh tại khu vực rửa tay cho trẻ mầm non. Việc chuẩn bị bao gồm:

  • Xà phòng rửa tay (dạng chai hoặc dạng bánh)
  • Khăn lau tay được giặt thường xuyên (hoặc giấy lau tay dùng một lần)
  • Khu vực rửa tay (vòi rửa, bồn rửa và mặt sàn) được vệ sinh sạch sẽ, không bám nhiều vết bẩn.

3.2. Tiến hành 6 bước rửa tay đúng cách cho trẻ mầm non

Các bước rửa tay cho trẻ mầm non đúng cách nhất, theo quy chuẩn của Bộ Y tế nên được tiến hành qua 6 bước:

Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng vòi nước sạch. Lấy một lượng vừa phải xà phòng cho vào lòng bàn tay. Sau đó chà hai lòng bàn tay vào nhau đến khi tạo bọt. 

Bước đầu tiên trong quy trình thực hiện 6 bước rửa tay cho trẻ mầm non
Bước đầu tiên trong quy trình thực hiện 6 bước rửa tay cho trẻ mầm non

Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và 4 kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

6 bước rửa tay cho trẻ mầm non (Bước 2)
6 bước rửa tay cho trẻ mầm non (Bước 2)

Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau và chà đan xen các ngón tay với nhau.

6 bước rửa tay cho trẻ mầm non (Bước 3)
6 bước rửa tay cho trẻ mầm non (Bước 3)

Bước 4: Nắm một bàn tay lại rồi chà mu các ngón tay lên lòng bàn tay kia và ngược lại. 

6 bước rửa tay cho trẻ mầm non (Bước 4)
6 bước rửa tay cho trẻ mầm non (Bước 4)

Bước 5: Dùng bàn tay này nắm lấy ngón cái của bàn tay kia xoay đều và ngược lại.

6 bước rửa tay cho trẻ mầm non (Bước 5)
6 bước rửa tay cho trẻ mầm non (Bước 5)

Bước 6: Chụm các đầu ngón tay của bàn tay này lại rồi chà vào lòng bàn tay kia, xoay đi xoay lại rồi đổi tay. Sau đó rửa sạch tay bằng vòi nước sạch và lau khô tay bằng khăn sạch (hoặc giấy dùng một lần).

Bước cuối cùng của 6 bước rửa tay cho trẻ mầm non
Bước cuối cùng của 6 bước rửa tay cho trẻ mầm non

Với mỗi bước như trên cần lặp lại ít nhất 5 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 30 giây để đảm bảo tay được làm sạch nhất, không còn nhiều vi khuẩn còn sót lại. 

3. Các bước rửa tay cho trẻ mầm non bằng dung dịch sát khuẩn

Ngày nay, dung dịch sát khuẩn là vật dụng thiết yếu trong bối cảnh Covid-19 để giữ đôi bàn tay luôn luôn sạch sẽ. 

Với trẻ mầm non, các bé vẫn còn quá nhỏ để ý thức về các bước rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, gel rửa tay khô đúng cách. Cha mẹ thường xuyên hướng dẫn con rửa tay với dung dịch rửa tay khô theo các bước dưới đây:

3 bước rửa tay cho trẻ mầm non bằng dung dịch sát khuẩn
3 bước rửa tay cho trẻ mầm non bằng dung dịch sát khuẩn

Bước 1: Cho một lượng dung dịch (hoặc gel) vừa phải vào lòng bàn tay. Nên cho lượng gel bao nhiêu tùy vào hướng dẫn sử dụng in trên bình dung dịch.

Bước 2: Xoa mạnh, nhanh hai lòng bàn tay vào nhau để dung dịch tan đều. Lưu ý là chà kỹ ở phần mu bàn tay, kẽ giữa các ngón tay và đầu ngón tay. 

Bước 3: Dạy con rửa kỹ hai bàn tay trong khoảng thời gian từ 20-30 giây cho đến khi dung dịch khô hẳn thì dừng lại. 

4. Những lưu ý khi thực hiện các bước rửa tay cho trẻ mầm non

Lưu ý 1: Nên rửa tay trong thời gian đủ lâu (tầm 2-3 phút/ lần rửa) vì trẻ thường hay xoa tay bằng xà phòng một cách qua loa rồi xả nước.

Lưu ý 2: Nhắc nhở trẻ không chỉ rửa mỗi lòng bàn tay mà cần làm sạch đều các mu bàn tay, kẽ giữa các ngón tay và đầu ngón tay thật kỹ. 

Lưu ý 3: Sau khi rửa tay xong phải lau khô bàn tay trước khi cho trẻ tham gia các hoạt động khác. Bàn tay ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn bám vào tay trẻ, mặc dù con vừa mới rửa tay xong.

Lưu ý 4: Nếu trẻ rửa tay bằng bánh xà phòng, cần hướng dẫn trẻ mầm non rửa qua một lần bánh xà phòng bằng nước trước khi lấy xà phòng. Vì bánh xà phòng tiếp xúc lâu trong không khí cũng sinh ra các chất nhầy chứa vi khuẩn.

Lưu ý 5: Rửa tay cho trẻ mầm non bằng nước lạnh hay nước ấm đều được, cả hai đều có tác dụng như nhau trong việc làm sạch vi khuẩn trên tay. 

Lưu ý 6: Dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng đều có thể đẩy lùi virus corona, nhưng rửa tay bằng xà phòng vẫn tốt hơn vì dung dịch sát khuẩn có thể không diệt sạch các loại virus khác như norovirus và rotavirus. 

5. Tổng kết

Các bước rửa tay cho trẻ mầm non tuy có nhiều giai đoạn nhưng thực hiện vô cùng dễ. Bố mẹ chỉ cần dạy trẻ 1-2 lần đầu, những lần sau con sẽ nhớ được đầy đủ các bước và rửa tay theo đúng quy trình. 

Hãy cùng con thực hiện thói quen này thường xuyên để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình cha mẹ nhé!

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)